Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Học sinh hiểu, trình bày được:

- Mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lý nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó

- Đối tượng và khả năng biểu hiện của một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Khi đọc bản đồ địa lý trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ

2. Kĩ năng

- Nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ qua các đặc điểm ký hiệu bản đồ

3. Thái độ

- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ các nước trên thế giới

- Bản đồ khoáng sản

- Sử dụng các bản đồ SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/8/2009 Ngày giảng: 10A1: 10A2: 10A3: 10A4: Tiết 2 – Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Học sinh hiểu, trình bày được: - Mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lý nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó - Đối tượng và khả năng biểu hiện của một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ. - Khi đọc bản đồ địa lý trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ 2. Kĩ năng - Nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ qua các đặc điểm ký hiệu bản đồ 3. Thái độ - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập II. Thiết bị dạy học - Bản đồ các nước trên thế giới - Bản đồ khoáng sản - Sử dụng các bản đồ sgk III. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm IV. Tiến trình tổ chức giờ học 1.ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ a. Vì sao phải sử dụng các phép chiếu hình khác nhau? Cơ sở để nhận biết các phép chiếu? b. Xác định các phép chiếu dựa trên một số bản đồ trong tập bản đồ thế giới. 3. Bài mới Khởi động bài - Mục tiêu: Giới thiệu một số phương pháp thể hiện đối tượng địa lý trên bản đồ - Thời gian: 3’ - Phương pháp: Trực quan, thuyết trình - Phương tiện: Khung bản đồ Việt Nam (trống), bản đồ Khí hậu, Địa lí tự nhiên, Công nghiệp Việt Nam) - Tiến hành: + GV giới thiệu khung bản dồ Việt Nam và một số bản đồ khác: Công nghiệp Việt Nam, khí hậu Việt Nam... + HS quan sát và trả lời câu hỏi: Có những cách nào để biểu hiện nội dung của bản đồ ? "Nội dung bản đồ được biểu hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau: Ký hiệu, các chấm điểm, các đường chuyển động... Nội dung chính (Hoạt động dạy và học) Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm và phương pháp bản đồ biểu đồ. - Mục tiêu: HS trình bày được đối tượng và khả năng biểu hiện của một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ; xác định được các đối tượng địa lí, nội dung biểu hiện của các bản đồ  trong SGK. - Thời gian: 30’ - Phương tiện: Các bản đồ trong SGK, Bản đồ Khí hậu, Công nghiệp Việt Nam - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Cách thức tiến hành: + Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Dựa vào kênh hình, kênh chữ trong SGK hoàn thành các phiếu học tập sau: * Nhóm 1: Phương pháp ký hiệu (Các đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của phương pháp, cho biết có những kiểu kí hiệu như thế nào ? Chứng minh rằng trong bản đồ hình 2.2, các kí hiệu không chỉ thể hiện được sự phân bố mà còn thể hiện được chất lượng cảu các nhà máy điện) * Nhóm 2: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động (Các đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện và cách thức thể hiện của phương pháp này. Cho biết trong bản đồ hình 2.3, các mũi tên thể hiện những đối tượng nào, biểu hiện những nội dung gì của đối tượng đó ?) * Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm (Các đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện và cách thức thể hiện của phương pháp này. Cho biết trong bản đồ hình 2.4, sự phân bố dân cư châu á được thể hiện như thế nào, mỗi chấm điểm tương ứng với số lượng dân bao nhiêu ? Đối tượng nào trong bản đồ hình 2.4 không được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm ?) * Nhóm 4: Phương pháp bản đồ – biểu đồ (Các đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện và cách thức thể hiện của phương pháp này. Dựa vào bản đồ lúa Việt Nam – hình 2.5, xác định các tỉnh có diện tích gieo trồng và sản lượng lúa lớn nhất nước ta. Dựa vào đâu để em xác định được điều đó ?) + Bước 2: Các nhóm dựa vào kênh chữ và bản đồ sgk, bản đồ trên bảng nhận xét và phân tích về: Đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp; ghi nội dung thảo luận vào phiếu học tập theo mẫu (10’) + Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo, phân tích trên bản đồ sgk, bản đồ trên bảng; ghi nội dung vào bảng. (15’) + Bước 4: GV nhận xét và cho học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm. (5’) Thông tin phản hồi của phiếu học tập Phương pháp Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện 1. Phương pháp ký hiệu - Các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể - Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của các đối tượng trên bản đồ - Vị trí phân bố của đối tượng - Số lượng và chất lượng của đối tượng 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động - Sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và KT-XH - Hướng di chuyển của các đối tượng - Khối lượng, chất lượng của đối tượng di chuyển 3. Phương pháp chấm điểm - Các đối tượng phân bố không đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau - Sự phân bố của đối tượng - Số lượng của đối tượng 4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ - Các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó - Số lượng và chất lượng của đối tượng - Cơ cấu của đối tượng Hoạt động 2: Tìm hiểu về các phương pháp biểu hiện khác - Mục tiêu: Học sinh nắm được ngoài 4 phương pháp đã tìm hiểu ở trên còn có các phương pháp khác như: Phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị.... - Thời gian: 7’ - Phương tiện: Hình 2.6, bản đồ tự nhiên Việt Nam - Phương pháp: Thuyết trình + Đàm thoại - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát hình 2.6, nêu các cách thể hiện vùng trồng thuốc lá (vùng được xác định ranh giới chính xác, vùng không được xác định ranh giới, vùng trồng thuốc lá sơ lược) HS quan sát hình 2.6 và trả lời câu hỏi GV nhận xét và giới thiệu về phương pháp khoanh vùng. + Bước 2: GV cho học sinh quan sát bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam để giới thiệu về phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị.... * Nền chất lượng trong bản đồ địa lý tự nhiên gồm hai gam màu: - Gam màu nóng -> độ cao - Gam màu lạnh -> độ sâu * Phương pháp đường đẳng trị: Biểu hiện các điểm có cùng 1 giá trị (độ cao, độ sâu, nhiệt độ trung bình....) bằng cách nối liền các điểm đó tạo thành 1 đường.... 4. Củng cố, đánh giá a. Các đối tượng địa lý trên bản đồ các nước trên thế giới được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lý ? b. Bản đồ khoáng sản thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp ký hiệu ? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK. - Chuẩn bị trước bài 3 SGK: “Em đã từng sử dụng hoặc thấy người khác sử dụng bản đồ vào những công việc gì? Theo em học môn Địa lí với bản đồ sẽ có những thuận lợi như thế nào?” V. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 2.doc
Giáo án liên quan