Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 49: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

I. Mục tiêu bài học

1- Về kiến thức.

 + Nắm được khái niệm cơ bản về môi trường, phân biệt được các loại môi trường.

 + Nắm được chức năng của môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội.

 + Nắm được khái niệm tài nguyên, các cách phân loại tài nguyên.

2- Về kỹ năng

 + Biết liên hệ với thực tiễn việt nam, phân tích có tính phê phán những tác động xấu đến môi trường.

3- Về thái độ, hành vi.

 + Có ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương nơi cư trú.

II. Thiết bị dạy học

 + Sơ đồ về Môi trường sống của con người và sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên.

 + Bản đồ Địa lý tự nhiên thế giới.

 + Các loại bản đồ về tài nguyên trên thế giới.

 + Một số hình ảnh về con người khai thác và cải tạo tự nhiên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 49: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15 tháng 4 năm 2007 Lê văn Đỉnh Chương trình cơ bản Chương III. Môi trường và sự phát triển bền vững. Tiết 49 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên I. Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức. + Nắm được khái niệm cơ bản về môi trường, phân biệt được các loại môi trường. + Nắm được chức năng của môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội. + Nắm được khái niệm tài nguyên, các cách phân loại tài nguyên. 2- Về kỹ năng + Biết liên hệ với thực tiễn việt nam, phân tích có tính phê phán những tác động xấu đến môi trường. 3- Về thái độ, hành vi. + Có ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương nơi cư trú. II. Thiết bị dạy học + Sơ đồ về Môi trường sống của con người và sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên. + Bản đồ Địa lý tự nhiên thế giới. + Các loại bản đồ về tài nguyên trên thế giới. + Một số hình ảnh về con người khai thác và cải tạo tự nhiên. III. Hoạt động dạy học. + Bài cũ : Không. + Mở bài : Môi trường tuy không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội nhưng Môi trường và các loại TNTN tồn tại trong Môi trường lại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Vậy Môi trường là gì ? TNTN là gì ?... Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính. HĐ 1 cá nhân. + Dựa vào nội dung SGK và sơ đồ hãy cho biết : Môi trường là gì ? Môi trường sống của con người là gì ? Bao gồm các loại Môi trường nào ? Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo giống và khác nhau ? Vị trí của con người trong môi trường ? + Học sinh trả lời GV bổ sung và chuẩn kiến thức. I. Môi trường + Môi trường xung quanh ( Môi trường Địa lý ) là môi trường bao quanh trái đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. + Môi trường ( SGK ) Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội và Môi trường nhân tạo. + Con người là một sinh vật đặc biệt, có tác động làm biến đổi tự nhiên. HĐ 2 Cả lớp + Dựa vào nội dung SGK hãy cho biết: Các chức năng chính của môi trường. Vai trò của môi trường Địa lý. + Học sinh trả lời GV bổ sung và chuẩn kiến thức. .. HĐ 3 Thảo luận nhóm chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm cùng thảo luận một nội dung. dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã có hãy cho biết : TNTN là gì ? Nêu các cach phân loại TNTN Kể tên 1 số loại TN thuộc mỗi loại sau: + Loại TN không khôi phục được + Loại TN khôi phục lại được. + Loai TN không hao kiệt. + Đại diện các nhóm trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. + Môi trường có 3 chức năng ( SGK) + Vai trò của môi trường Địa lý .. III. Tài nguyên thiên nhiên. + K/N SGK + Cách phân loại. * Theo thuộc tính tự nhiên * Theo công dụng kinh tế * Theo khả năng có thể bị hao kiệt IV. Đánh giá + Yêu cầu một số học sinh lên bảng làm bài tập sau: Hãy xắp xếp các TN trong ngoặc ( Nước, Đất, Khoáng sản, Thực vật, Không khí.) vào mỗi loại cho đúng. * Loại TN không khôi phục được * Loại TN khôi phục lại được.. * Loai TN không hao kiệt. V. Hoạt động nối tiếp. + Làm các câu hỏi và bài tập trang 162 SGK + Nghiên cứu bài 42.

File đính kèm:

  • docTiết 49 Bài 41 CB.doc