Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. hệ quả chuyển động tự quay của trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có khả năng:

- Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn, trong đó có chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống

- Ghi nhớ được những kiến thức cơ bản về Trái Đất: vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến trên Trái Đất lại tồn tại sự sống.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất; Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế và Sự lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất.

 2. Kĩ năng: Sau khi học xong bài, học sinh rèn luyện các kĩ năng:

- Kĩ năng khai thác kiến thức trong sach giáo khoa

- Kĩ năng sử dụng bản đồ

3. Thái độ, hành vi

Nhận thức được rằng Trái Đất chỉ là vật thể vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ, chính vì vậy, sự ống trên Trái Đất là hết sức mong manh. Từ đó các em có ý thức giữ gìn và bảo vệ Trái Đất thân yêu.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sách giáo khoa - Tranh ảnh và hình vẽ – Quả Địa cầu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (cơ bản) - Lê Văn Đỉnh - Tiết 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. hệ quả chuyển động tự quay của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 12 tháng 9 năm 2008 Lê Văn Đỉnh Chương trình cơ bản Chương II Vũ trụ, Hệ quả các chuyển động của trái đất Tiết 5 Bài 5 Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay của trái đất. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn, trong đó có chứa Hệ Mặt Trời và Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống - Ghi nhớ được những kiến thức cơ bản về Trái Đất: vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến trên Trái Đất lại tồn tại sự sống. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất; Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế và Sự lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất. 2. Kĩ năng: Sau khi học xong bài, học sinh rèn luyện các kĩ năng: - Kĩ năng khai thác kiến thức trong sach giáo khoa - Kĩ năng sử dụng bản đồ 3. Thái độ, hành vi Nhận thức được rằng Trái Đất chỉ là vật thể vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ, chính vì vậy, sự ống trên Trái Đất là hết sức mong manh. Từ đó các em có ý thức giữ gìn và bảo vệ Trái Đất thân yêu. II. Phương tiện dạy học - Sách giáo khoa - Tranh ảnh và hình vẽ – Quả Địa cầu. III. Hoạt động Dạy học + Mở bài: Chúng ta biết gì về : Vũ trụ, Hệ mặt trời, Trái đất ? Chúng được hình thành như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp về các vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính HĐ 1: cả lớp + Quan sát hình 5.1 + vốn hiểu biết hãy cho biết: Vũ trụ ? Thiên hà ? Giải ngân hà ? + HS trả lời. + GV bổ sung và chuẩn kiến thức. I. KHáI QUáT Về Vũ TRụ, Hệ MặT TRờI, TRáI ĐấT TRONG Hệ MặT TRờI 1. Vũ trụ + K/n SGK HĐ 2: cá nhân + Quan sát hình 5.2 hãy cho biết: Hệ mặt trời gồm những hành tinh nào xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài ? + HS trả lời. + GV bổ sung và chuẩn kiến thức. 2. Hệ Mặt Trời Hệ Mặt Trời có: - Mặt trời ở trung tâm - Các thiên thể chuyển động xung quanh: + Các hành tinh + Tiểu hành tinh + Vệ tinh + Sao chổi + Các thiên thạch - Các đám bụi khí HĐ 3: cá nhân + Quan sát hình 5.2 + vốn hiểu biết hãy cho biết: - Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời, và ý nghĩa của nó ? - Trái đất có mấy chuyển động chính? - Chuyển động tự quay theo hướng nào. Thời gian bao nhiêu? + HS trả lời. + GV bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời - Trái Đất là hành tinh nằm ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời. - Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng149 triệu km. - Là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống. HĐ 4: cả lớp Nghiên cứu SGK+ vốn hiểu biết em hãy xác định + nguyên nhân dẫn đến hiện tuợng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất? + GV bổ sung và chuẩn kiến thức II. hệ quả chuyển động tự quay của trái đất 1. Sự luân phiên ngày đêm Nguyên nhân (1) Trái Đất hình cầu (2) Trái Đất tự quay quanh trục Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất kết quả HĐ 5: cá nhân + Quan sát hình 5.3 Hãy cho biết: Trái Đất chia làm bao nhiêu múi giờ, mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến? + Nhìn vào bản đồ các múi giờ trên thế giới, em hãy cho biết Việt Nam nằm trong múi giờ số mấy và có cùng múi giờ với các quốc gia nào? - GV giải thích cho HS hiểu vì sao lại phải sử dụng đường chuyển ngày quốc tế + GV bổ sung và chuẩn kiến thức 2. Giờ trên Trái Đất vả đường chuyển ngày quốc tế - Bề mặt Trái Đất chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15º kinh độ. - Giờ của các múi giờ bên phải sớm hơn giờ ở các múi giờ bên trái múi giờ số 0 - Múi giờ số 0 đuợc lấy làm khu vực giờ gốc, giờ tính theo giờ của khu vực giờ gốc là giờ GMT. - Việt Nam nằm trong múi giờ số 7 - Kinh tuyến 180º là kinh tuyến đổi ngày quốc tế HĐ 6: cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát hình 5.4 trong SGK và giải thích cho HS hiển vì sao các vật chuyển động trên Trái đất đều bị lệch hướng. + HS trả lời. + GV bổ sung và chuẩn kiến thức 3. sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên trái đất - Các vật thể chuyển động trên Trái Đất(các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đờng đạn bay...) đều chịu tác động của lực Côriôlit. - Các vật chuyển động trên bán cầu Bắc bị lệch về bên phải của huớng chuyển động. - Các vật chuyển động ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái của huớng chuyển động. IV. Đanh giá - GV gọi 3 HS lên, mối HS tổng kết lại 1 hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - GV tổng kết lại cho chính xác và ra bài tập về nhà. V. Hoạt động nối tiếp - Làm bài tập 3 trong SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 5 Bai 5 CB.doc