I- MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức
- Nêu rõ được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
- Phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của các phép chiếu cơ bản như phương vị đứng, hình nón đứng, hình trụ đứng.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác trên bản đồ.
2.Kỹ năng
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ
3.Thái độ
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
122 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Lê Quốc Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18.8.2011
Chương I: Bản đồ
tiết 1-Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức
- Nêu rõ được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
- Phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của các phép chiếu cơ bản như phương vị đứng, hình nón đứng, hình trụ đứng.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác trên bản đồ.
2.Kỹ năng
-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ
3.Thái độ
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
II- THIẾT BỊ dạy học:
Quả địa cầu, một mảnh bìa, bản đồ thế giới, bản đồ châu á.
III- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Dạy bài mới.
Giáo viên giới thiệu bài mới.
Các em thấy quả địa địa cầu có hình mặt cầu còn bản đồ có hình mặt phẳng. Làm cách gì để chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến từ mặt cầu sang mặt phẳng?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Học sinh trình bày sự hiểu biết về bản đồ, quả địa cầu.
- Giáo viên: Để triển khai bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng phải có các phép chiếu hình bản đồ.
- Giáo viên: Dùng quả địa cầu, mảnh bìa mô tả để học sinh hình dung phép chiếu phương vị (đứng, nghiêng, ngang)
Hoạt động 2 (cá nhân):
+ Với phép chiếu phương vị đứng thì mặt phẳng tiếp xúc quả địa cầu ở đâu ? Hệ thống kinh, vĩ tuyến có đặc điểm gì ?
+ Khu vực nào sẽ chính xác ?
Hoạt động 3: Nhóm 1 nghiên cứu phép chiếu hình nón theo các nội dung như ở phép chiếu phương vị
+ Mặt chiếu.
+ Đặc điểm hệ thống kinh, vĩ tuyến.
+ Khu vực tiếp xúc.
+ Dùng vẽ bản đồ khu vực nào.
Hoạt động 4: Nhóm 2 nghiên cứu phép chiếu hình trụ.
Lưu ý: Mỗi phép chiếu này, giáo viên mô tả qua bằng quả địa cầu và mảnh bìa để học sinh hình dung.
1- Khái niệm
- Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.
- Do bề mặt trái đất cong, khi thể hiện ra mặt phẳng các khu vực không chính xác như nhau dẫn đến có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
2- Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản:
- Phép chiếu phương vị.
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.
a, Phép chiếu phương vị:
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
- Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả địa cầu có các phép chiếu phương vị khác nhau.
- Phép chiếu phương vị đứng.
+ Mặt phẳng tiếp xúc quả địa cầu ở cực.
+ Kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực.
+ Vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm ở cực.
+ Khu vực mặt phẳng tiếp xúc là chính xác (cực)
b, Phép chiếu hình nón:
- Là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt nón, sau đó triển khai ra mặt phẳng.
- Phép chiếu hình nón đứng, nghiêng, ngang.
- Phép chiếu hình nón đứng.
+ Hình nón tiếp xúc với quả địa cầu tại một vòng vĩ tuyến.
+ Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón.
+ Vẽ bản đồ ở các khu vực vĩ độ trung bình.
c, Phép chiếu hình trụ:
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai ra mặt phẳng.
- Phép chiếu hình trụ đứng, nghiêng, ngang.
- Phép chiếu hình trụ đứng.
+ Hình trụ tiếp xúc quả địa cầu theo vòng xích đạo.
+ Kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng song song.
+ Vùng xích đạo tương đối chính xác.
3. Củng cố và dặn dũ
a, Củng cố bài:
GV củng cố lại bài học cho học sinh nắm vững nội dung kiến thức sau:
-Phép chiếu hình bản đồ: cách thể hiện mặt cong trái đất lên mặt phẳng bản đồ
-So sánh điểm tiếp xúc, kinh tuyến, vĩ tuyến, khu vực chính xác, khu vực kém chính xác của các phép chiếu: phương vị đứng, nón đứng, trụ đứng.
Các mục
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hình trụ đứng
Điểm tiếp xúc
ở cực
ở một vòng vĩ tuyến trung bình (450)
ở xích đạo
Kinh tuyến
Những đường thẳng đồng quy ở cực
Những đường thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón
Những đường thẳng song song chạy dọc trục B-N trên bản đồ
Vĩ tuyến
Những vòng tròn đồng tâm ở cực
Những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón
Những đường thẳng song song chạy từ T-Đ
Khu vực
chính xác
Gần cực
ở vĩ độ trung bình
Gần xích đạo
Khu vực kém chính xác
Càng xa cực càng kém chính xác
Càng xa vĩ độ tb càng kém chính xác
Càng xa xích đạo càng kém chính xác(càng gần 2 cực càng kém chính xác)
b, Dặn dũ:
Về nhà làm hết bài tập trong sỏch giỏo khoa và đọc trước bài mới
Ngày soạn: 19.8.2011
tiết 2-Bài 2: một số phương pháp biểu hiện các đối tượng
địa lý trên bản đồ
I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh phải:
1.Kiến thức
-Hiểu rõ đối tượng địa lý là những cái gì
- Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.
2.Kỹ năng
- Tìm hiểu kỹ bảng chú giải của bản đồ trước khi đọc bản đồ thông qua đặc điểm ký hiệu.
3.Thái độ
-Thích tìm hiểu, nghiên cứu bản đồ
II- THIẾT BỊ dạy học:
Một số bản đồ kinh tế xã hội, bản đồ tự nhiên
iii- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Tổ chức dạy học
Bài cũ: Nêu khái niệm của phép chiếu phương vị, đặc điểm hệ thống kinh, vĩ tuyến, ứng dụng trong vẽ bản đồ như thế nào ?
Bài mới: Qua các phép chiếu hình bản đồ như phương vị đứng, hình nón đứng, hình trụ đứng các em đã biết được hệ thống các kinh vĩ tuyến là những đường như thế nào rồi. Bây giờ thầy trò chúng ta đi vào tìm hiểu các đối tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1 (cá nhân): (Giáo viên nêu vấn đề)
-Phương pháp ký hiệu dùng để biểu hiện đối tượng địa lý nào trên bản đồ?
Dựa vào hình 2.1, nêu các dạng ký hiệu?
-Nhìn hình 2.2, cho biết khả năng biểu hiện của phương pháp kí hiệu như thế nào?
-Ngoài việc biết được vị trí đối tượng (nhà máy điện), chúng ta còn biết được đặc điểm gì nữa ? Nêu cụ thể.
-GV gợi ý cho hs tìm hiểu về vị trí đối tượng, số lượng đối tượng, chất lượng đối tượng, động lực phát triển của đối tượng?
Hoạt động 2 (Đàm thoại gợi mở):
-Phương pháp đường chuyển động dùng để biểu hiện đối tượng địa lý nào trên bản đồ?
-Quan sát hình 2.3-Gió và bão ở Việt Nam, hãy cho biết phương pháp đường chuyển động có những khả năng biểu hiện như thế nào?
-GV vừa gợi mở cho học sinh tìm hiểu vừa lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 3 (Đàm thoại gợi mở):
-Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện những đối tượng địa lý nào trên bản đồ?
-Quan sát hình 2.4-Phân bố dân cư châu á, hãy cho biết phương pháp chấm điểm có những khả năng biểu hiện như thế nào?
-GV vừa gợi mở cho học sinh tìm hiểu vừa lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 4 (Đàm thoại gợi mở):
-Phương pháp bản đồ-biểu đồ dùng để biểu hiện những đối tượng địa lý nào trên bản đồ?
-Quan sát hình 2.5-Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam năm 2000, hãy cho biết phương pháp bản đồ-biểu đồ có những khả năng biểu hiện như thế nào?
-GV vừa gợi mở cho học sinh tìm hiểu vừa lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 5:
-GV giới thiệu ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ khác như: kí hiệu theo đường, đường đẳng trị, khoanh vùng, nền chất lượng
1- Phương pháp ký hiệu:
a/ Đối tượng biểu hiện:
-Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể. Ví dụ
b/ Các dạng ký hiệu:
- Ký hiệu hình học.
- Ký hiệu chữ.
- Ký hiệu tượng hình.
c/ Khả năng biểu hiện
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng, quy mô, chất lượng.
- Động lực phát triển của đối tượng.
2- Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
a/ Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH.
b/ Khả năng biểu hiện:
- Tốc độ, khối lượng của đối tượng.
- Hướng di chuyển.
3- Phương pháp chấm điểm:
a/ Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b/ Khả năng biểu hiện:
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
4- Phương pháp bản đồ-biểu đồ:
a/ Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng có giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó.
b/ Khả năng biểu hiện:
- Số lượng, chất lượng của đối tượng.
- Cơ cấu của đối tượng.
3. Củng cố và dặn dũ
a. Củng cố bài:
GV cho học sinh nhắc lại nội dung kiến thức bài học
Sau đó, GV có thể tóm tắt nội dung theo bảng hệ thống kiến thức sau đây:
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Kí hiệu
các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng, quy mô, chất lượng.
- Động lực phát triển của đối tượng
Đường chuyển động
sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH.
- Tốc độ, khối lượng của đối tượng.
- Hướng di chuyển.
Chấm điểm
các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
Bản đồ-biểu đồ
các đối tượng có giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó
- Số lượng, chất lượng của đối tượng.
- Cơ cấu của đối tượng.
b. Dặn dũ:
Về nhà làm hết bài tập SGK và đọc trước bài mới
Ngày soạn: 28.8.2011
tiết 3-Bài 3: sử dụng bản đồ trong học tập, đời sống
I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và trong đời sống.
- Hiểu rõ nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập
2. Về kĩ năng:
Củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlat địa lí trong học tập
3. Về thái độ
Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập ( theo dõi bài mới ở trên lớp, học bài ở nhà, làm bài kiểm tra)
II- Thiết bị dạy học:
-Bản đồ tư nhiện Thế giới
-Bản đồ tự nhiên Việt nam
-Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Tổ chức dạy học
Bài cũ: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động biểu hiện đối tượng đối tượng địa lí nào? Nêu khả năng biểu hiện của phương pháp này ?
Bài mới: Chúng ta đã được học các phép chiếu hình bản đồ, các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Hôm nay, chúng ta đi vào học bài Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1 (cá nhân): Học sinh nêu ý kiến về vai trò của bản đồ trong quá trình học tập môn địa lý ở các lớp dưới? Tại sao trong học tập phảI sử dụng bản đồ?
-Giáo viên tổng hợp các ý kiến, sử dụng một số bản đồ minh họa.
-Giáo viên đưa ra tình huống cụ thể, học sinh lựa chọn bản đồ.
Ví dụ: Học về tự nhiên Hoa Kỳ sẽ phải sử dụng bản đồ gì ?
Hoạt động 2 (cá nhân): Trong đời sống, sản xuất, những ngành nào cần đến bản đồ địa lý ?
HS lấy ví dụ?
GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Vậy theo các em, chúng ta cần lưu ý vấn đề cần trong quá trình sử dụng bản đồ trong học tập ?
-HS trả lời, GV lấy ví dụ minh chứng cho HS hiểu các lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập.
-Tại sao phải chọn bản đồ phù hợp với nội dung học tập, tìm hiểu?
-Tỉ lệ bản đồ cho biết biết điều gì?
-Tại sao trước khi đọc bản đồ phải đọc kĩ bảng chú giải?
-Có mấy cách xác định phương hướng trên bản đồ? Nêu các xác định của mỗi cách đó?
-Nêu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ?
- Giáo viên lấy ví dụ: Hướng chảy của sông liên quan đến địa hình --> tìm hiểu trong mối quan hệ với địa hình.
I- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1- Trong học tập:
Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng địa lý tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.
2- Trong đời sống: Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày
- Bảng chỉ đường.
- Phục vụ cho các ngành sản xuất.
- Phục vụ cho quân sự.
II- Sử dụng bản đồ, atlat trong học tập
1- Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ.
a/ Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
b/ Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỷ lệ, ký hiệu của bản đồ.
- Đọc kỹ bảng chú giải.
c/ Xác định được phương hướng trên bản đồ.
2- Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, atlat.
3. Củng cố và dăn dũ:
a. Củng cố bài
-Vai trũ của của bản đồ
*Trong học tõp: +Phương tiện học tập, rốn luyện kỹ năng địa lớ
*Trong đời sống: +Phương tiện chỉ đường, phục vụ sản xuất, phục vụ quõn sự
-Cỏch sử dụng bản đồ
+ Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
+ Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỷ lệ, ký hiệu của bản đồ, đọc kỹ bảng chú giải.
+ Xác định được phương hướng trên bản đồ.
+ Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, atlat.
b. Dặn dũ:
Về nhà yờu cầu cỏc em làm hết bài tập trong SGK và đọc trước bài mới
Ngày soạn: 28.8.2011
tiết 4-Bài 4: thực hành - Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
I- Mục tiêu Bài học:
Sau bài học, HS cần
1. Về kiến thức
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ.
2. Về kĩ năng
Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau
II- thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
III- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Kiểm tra 15 phỳt.
Cõu 1. Nờu cỏch sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập?
Cõu 2. Cho tỉ lệ bản đồ 1: 3 000 000. Tớnh xem 3cm trờn bản đồ tương đương bao nhiờu km trờn thực địa?
3- Bài mới.
Chỳng ta đó học xong phần lớ thuyết về bản đồ. Như chỳng ta biết, cỏc đối tượng địa lớ thỡ rất phong phỳ và đa dạng. Vậy bằng cỏch gỡ để biểu hiện cỏc đối tượng địa lớ đú lờn trờn cỏc bản đồ? Hụm nay, chỳng ta sẽ khắc sõu phần kiến thức này qua bài thực hành sau.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HOẠT ĐỘNG 1: Học sinh đọc nội dung bài thực hành. Xác định yêu cầu bài thực hành.
- Giáo viên thông báo lại yêu cầu bài thực hành
HOẠT ĐỘNG 2(nhóm): Giáo viên yờu cầu cỏc nhúm nghiờn cứu 4 bản đồ trong SGK Địa lớ 10 trang 10-11-12-13, chia nhóm nghiên cứu lần lượt các nội dung, yêu cầu bài thực hành, viết ra giấy.
-Nhúm 1: Nghiờn cứu bản đồ hỡnh 2.2, tỡm hiểu:
+Tờn bản đồ?
+Tờn phương phỏp biểu hiện?
+Biểu hiện những đối tượng nào?
+Biểu hiện được những đặc tớnh nào của đối tượng?
-Nhúm 2: Nghiờn cứu bản đồ hỡnh 2.3, tỡm hiểu:
+Tờn bản đồ?
+Tờn phương phỏp biểu hiện?
+Biểu hiện những đối tượng nào?
+Biểu hiện được những đặc tớnh nào của đối tượng?
-Nhúm 3: Nghiờn cứu bản đồ hỡnh 2.4, tỡm hiểu:
+Tờn bản đồ?
+Tờn phương phỏp biểu hiện?
+Biểu hiện những đối tượng nào?
+Biểu hiện được những đặc tớnh nào của đối tượng?
-Nhúm 4: Nghiờn cứu bản đồ hỡnh 2.5, tỡm hiểu:
+Tờn bản đồ?
+Tờn phương phỏp biểu hiện?
+Biểu hiện những đối tượng nào?
+Biểu hiện được những đặc tớnh nào của đối tượng?
HOẠT ĐỘNG: Gọi học sinh lên bảng điền thông tin cho nhóm mình.
HOẠT ĐỘNG 4: Các nhóm bổ sung, giáo viên nhận xét, hoàn thành bài thực hành.
I. Yêu cầu thực hành
- Tên bản đồ
- Phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Phương pháp đó biểu hiện những đối tượng địa lí nào?
- Khả năng biểu hiện những đặc tính nào của đối tượng địa lí đó.
II. Nội dung thực hành
Bản đồ hỡnh
Tờn bản đồ
Tờn phương phỏp
Đối tượng biểu hiện
Đặc tớnh
Hỡnh 2.2
Bản đồ cụng nghiệp điện Việt Nam
Phương phỏp kớ hiệu
-Nhiệt điện
-Thủy điện
-NM điện đang xõy dựng
-Số lượng
-Chất lượng
-Vị trớ đối tượng
Hỡnh 2.3
Giú và bóo ở Việt Nam
Phương phỏp kớ hiệu đường chuyển động
-Giú mựa mựa đụng
-Giú mựa mựa hạ
-Giú Tõy khụ núng
Hỡnh 2.4
Phõn bố dõn cư chõu Á
Phương phỏp chấm điểm
-Cỏc điểm dõn cư đụ thị
-Số lượng
Hỡnh 2.5
Diện tớch, sản lượng lỳa Việt Nam 2000
Phương phỏp bản đồ-biểu đồ
-Diện tớch lỳa
-Sản lượng lỳa
-Số lượng
-Chất lượng
4. Củng cố và dăn dũ
a. Củng cố bài:
-Giỏo viờn nhấn mạnh lại ở mỗi một bản đồ cú một số phương phỏp biểu hiện khỏc nhau, đối tượng biểu hiện khỏc nhau và đặc tớnh biểu hiện cũng khỏc nhau.
b. Dăn dũ
-Về nhà hoàn thiện bài học theo bảng sau:
Tờn
bản đồ
Phương phỏp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Đặc tớnh biểu hiện
-Đọc trước bài mới:
Vũ trụ, hệ mặt trời, trỏi đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trỏi đất.
Ngày soạn: 3.9.2011
Chương II: vũ trụ. hệ quả các chuyển động của trái đất
Tiết 5: vũ trụ. Hệ mặt trời và tráI đất.
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
1 – Về kiến thức:
- Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời, trong đó có trái đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong vũ trụ.
- Hiểu khái quát về hệ mặt trời, trái đất trong hệ mặt trời.
- Giải thích được các hiện tượng, sự luân phiên ngày - đêm, giờ trên trái đất. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên trái đất.
2 – Về kĩ năng:
Dựa vào các hình trong sách giáo khoa, biết:
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời, vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
- Xác định được các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất.
3 – Về thái độ:
- Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể
II- Thiết bị dạy học:
- Quả địa cầu, một cây nến.
- Bản đồ thế giới.
III- Tiến trình lên lớp:
1- ổn định lớp.
2- Bài mới. Chúng ta đã học xong chương I-Bản đồ. Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chương II-Vũ trụ, hệ quả các chuyển động của trái đất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1 (Cả lớp): -Dựa vào sách giáo khoa (hình 5.1), em hiểu vũ trụ là gì ?
- Giáo viên phân biệt thiên hà (nhiều thiên thể), giải Ngân Hà là thiên hà có chứa hệ mặt trời.
- Vậy hệ mặt trời là gì ?
Hoạt động 2: (Cặp) -Dựa vào hình 5.2, kể tên các hành tinh thuộc hệ mặt trời. Quỹ đạo chuyển động của chúng.
- Nhận xét quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh?
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
-Trái đất là hành tinh thứ mấy của hệ mặt trời ? Ta sang mục 3
Hoạt động 3:(Nhóm) -Dựa vào hình 5.2, một em nhắc lại trái đất là hành tinh thứ mấy của hệ mặt trời ? -Em nhận xét gì về khoảng cách này ?
- Trái đất có mấy chuyển động, chuyển động theo hướng nào ? Thời gian của các chuyển động ?
- Giáo viên chuẩn về hai chuyển động của trái đất, mô tả bằng quả địa cầu để học sinh hình dung.
Hoạt động 4 (nhóm):
Nhóm 1: Vì sao có hiện tượng ngày đêm, sự luân phiên ngày đêm?
Nếu Trái đất không không tự quy liên tục có hiện tượng ngày đến không?
- Giáo viên: Do trái đất hình cầu, tự quay quanh trục --> ở các kinh tuyến khác nhau nhìn thấy mặt trời độ cao khác nhau --> có giờ khác nhau.
- Nhóm 2: Học sinh nghiên cứu hình 5.3, bản đồ trên bảng múi giờ 0, kinh tuyến 1800, Việt Nam ở múi giờ số mấy ?
- Bài tập nhỏ: ở Anh 2h sáng ngày 6/9 thì ở Cu Ba là mấy giờ, ngày mấy ? (Biết Cu Ba ở múi giờ số 19).
Múi giờ 0 - 12 tăng 1h qua mỗi múi giờ ; 12 - 24 giảm 1h.
- Nhóm 3: Học sinh nghiên cứu hình 5.4. Cho biết bán cầu Bắc vật thể chuyển động lệch phía nào ? ở bán cầu Nam ?
- Giáo viên nhấn mạnh lực Côriôlit, sự lệch hướng của vật thể ở hai bán cầu.
I- Khái quát về vũ trụ, hệ mặt trời, trái đất trong hệ mặt trời.
1- Vũ trụ:
- Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
2- Hệ mặt trời:
- Là một tập hợp các thiên thể nằm trong giải Ngân Hà (mặt trời, các hành tinh, thiên thể và các đám bụi khí)
- Gồm 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh.
3- Trái đất trong hệ mặt trời:
- Vị trí thứ ba trong hệ mặt trời (khoảng cách 149,6 triệu km).
- Nhận lượng nhiệt, ánh sáng đảm bảo cho sự sống.
- Trái đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời.
II- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất:
1- Sự luân phiên ngày đêm
Do trái đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiên tượng ngày đêm
2- Giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.
- Giờ địa phương: Các điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.
- Chia trái đất 24 múi giờ, mỗi múi giờ cách 150.
- Giờ múi: Các địa phương nằm cùng một múi giờ.
- Giờ quốc tế: Giờ ở múi số 0.
- Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 1800 (Tây --> Đông lùi 1 ngày và ngược lại)
3- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
- Khi trái đất tự quay quanh trục, các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.
- Bán cầu Bắc: Vật chuyển động lệch về hướng bên phải.
- Bán cầu Nam: Vật chuyển động lệch về bên trái.
- Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí dòng biển
3. Củng cố và dặn dũ
a. Củng cố bài
- Cho học sinh tự nhắc lại: Vũ trụ là gỡ? Hệ mặt trời là gỡ? í nghĩa của vị trớ trỏi đất trong hệ mặt trời?
-Cho học sinh hệ thống lại kiến thức theo bảng sau:
Mục
Nguyờn nhõn
Hệ quả
Luõn phiờn
ngày-đờm
Do trỏi đất trũn, quay quanh trục
Cú sự luõn phiờn ngày-đờm
Giờ trờn trỏi đất
Do trỏi đất trũn, quay quanh trục
Các điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.
Đường chuyển ngày quốc tế
Do trỏi đất trũn
Tồn tại 1 kinh tuyến cú 2 ngày khỏc nhau
Lệch hướng chuyển động cỏc vật thể
Do trỏi đất trũn, quay quanh trục
Các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng so với hướng ban đầu.
b. Dặn dũ:
-Về nhà làm bài tập SGK, đọc trước bài mới.
Ngày soạn:3.9.2011
tiết 6: hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
1 – Về kiến thức:
- Giải thích được các hệ quả chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa.
2 – Về kĩ năng:
Dựa vào các hình vẽ trong sách giáo khoa:
- Xác định đường chuyển động biểu kiến của mặt trời trong một năm.
- Góc chiếu sáng của tia mặt trời trong các ngày 21/3 ; 22/6 ; 23/9 và 22/12 để rút ra kết kết luận.
3 – Về thái độ
- Nhận thức đúng các hiện tượng tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Bài cũ.
- Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất?
- ở Việt Nam là 9 giờ ngày 04/02, ở Tôrôntô (Canada) là mấy giờ, ngày mấy ? Biết Việt Nam ở múi giờ số 7, Tôrôntô ở múi giờ 16
3- Bài mới: Ngoài chuyển động quay quanh trục, trái đất còn chuyển động xung quanh mặt trời.Vậy chuyển động xung quanh mặt trời có nhựng hệ quả gì? Bài học này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi trên.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: (Cá nhân)
-Giáo viên đưa ra ví dụ: Buổi sáng, buổi chiều ta nhìn thấy mặt trời có vị trí khác nhau --> mặt trời không chuyển động, do vận động của trái đất --> chuyển động này là chuyển động biểu kiến.
-Vậy thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một năm?
- Xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh một năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?
- Học sinh nêu ý kiến, giáo viên chuẩn kiến thức
Hoạt động 2:(cặp)
-Dựa vào sách giáo khoa hình 6.2 học sinh nêu khái niệm về mùa.
- Các mùa trong năm.
- Dựa vào hình 6.2 xác định thời gian từng mùa. Các ngày 21/3 ; 22/6 ; 23/9 và 22/12.
- Vì sao sinh ra mùa ? Các mùa nóng lạnh khác nhau ? (Dựa vào hình 6.2 thảo luận).
Hoạt động 3: (nhóm)
-Hình 6.3 cho biết ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời ? Độ dài ngày và đêm như thế nào ?
- Tương tự ngày 22/12.
- Vùng cực Bắc ngày 22/6 và ngày 22/12 độ dài ngày đêm như thế nào :
- Hoạt động 7: Vì sao có sự khác nhau về thời gian các ngày, đêm ?
I- Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời
- Là chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thật của mặt trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
- Do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác mặt trời chuyển động.
- Mặt trời lên thiên đỉnh (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) giữa vùng nội chí tuyến diễn ra vào các ngày:
+ Chí tuyến Bắc: 22/6
+ Chí tuyến Nam: 22/12
+ Xích đạo: 21/3 ; 23/9
II- Các mùa trong năm:
- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Mỗi năm có 4 mùa:
+ Mùa xuân.
+ Mùa hạ.
+ Mùa thu.
+ Mùa đông
-ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu.
-Nguyên nhân do trục trái đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía mặt trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.
III- Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
- Mùa xuân, mùa hạ: Ngày dài hơn đêm.
- Mùa thu, mùa đông: Ngày ngắn hơn đêm
- Xích đạo ngày đêm dài bằng nhau.
- Vùng gần cực, vùng cực có ngày đêm dài 24 giờ. Vùng cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
- Nguyên nhân do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động, tùy vị trí trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
3. Củng cố và dặn dũ
a. Củng cố bài
-Cho học sinh hệ thống lại kiến thức theo bảng sau:
Mục
Nguyờn nhõn
Hệ quả
Chuyển động
biểu kiến
Do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác mặt trời chuyển động.
chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thật của mặt trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
Cỏc mựa
trong năm
do trục trái đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt n
File đính kèm:
- GIÁO ÁN 10-THPT CÙ HUY CẬN.doc