Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 12: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Khái niệm về ngoại lực và nguồn gốc sinh ra ngoại lực.

- Trình bày được các tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Nhận xét và phân tích tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua hình ảnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Các hình vẽ trong SGK.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài củ:

Câu hỏi: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 12: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: . . . . . . . . .. Ngày dạy: . . . . . . . . . . TIẾT 12 Bài 11: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: - Khái niệm về ngoại lực và nguồn gốc sinh ra ngoại lực. - Trình bày được các tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Nhận xét và phân tích tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua hình ảnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Các hình vẽ trong SGK. - Bản đồ tự nhiên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài củ: Câu hỏi: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? 3. Bài mới Mở bài: Trái Đất có dạng hình cầu nhưng bề mặt của Trái Đất rất gồ ghề có nơi cao, nơi thấp. Như vậy nguyên nhân làm cho bề mặt trái đất gồ ghề như vậy không phải là nội lực mà do ngoại lực. Vậy ngoại lực là gì? Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào?hôm nay thầy trò chúng ta đi vào tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân GV yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và cho biết. - Ngoại lực là gì? - Nguyên nhân gay nên ngoại lực? GV nhận xét: Hoạt động của gió, mưa, nước chảy sinh ra nguồn năng lượng tác động lên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực được sinh ra do những nguồn năng lượng ở bên ngoài Trái Đất. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn năng lượng mặt trời. Ngoại lực tác động đến bề mặt địa hình như thế nào ta sang phần II HĐ 2: Cá nhân GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi - Dựa vào SGK hãy cho thầy biết thế nào là quá trình phong hóa? - Vì sao quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất? GV nhận xét, bổ sung HĐ 3: Nhóm Bước 1: GV chia lớp ra làm 3 nhóm. Nhóm 1: Phong hóa lí học GV yêu cầu nhóm tìm hiểu các nội dung sau: - Khái niệm? - Kết quả của phong hoá lí học? - Nguyên nhân của quá trình phong hóa? “Các loại đá có cấu trúc không đồng nhất tính chất cũng rất khác nhau. Nên khi thay đổi nhiệt độ đột ngột nên các đá dãn nở, co rút khác nhau làm cho đá bị phá huỷ, nứt vỡ nên đá bị thay đổi kích thước nhưng không thay đổi thành phần hóa học” “ Ở hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. Ban ngày mặt đất hấp thụ lượng nhiệt lớn nên rất nóng nhưng khi về đêm nhiệt độ lại rất lạnh làm cho đá bị phá huỷ về mặt cơ học Nhóm 2: Phong hóa hóa học GV yêu cầu nhóm tìm hiểu các nội dung sau: - Khái niệm? - Kết quả của phong hoá hóa học? - Nguyên nhân của quá trình phong hóa? “ Không khí, nước và những khoáng chất hoà tan trong nước... tác động vào đá, khoáng vật xảy ra các phản ứng hoá học khác nhau (oxy hóa, hoà tan ...). Các khoáng vật, đá bị các tác động này nên không còn dạng hình dáng ban đầu của mình mà bị phá huỷ, chuyển trạng thái dần dần trở thành đất vụn.” Nhóm 3: Phong hóa sinh học GV yêu cầu nhóm tìm hiểu các nội dung sau: - Khái niệm? - Kết quả của phong hoá sinh học? - Nguyên nhân của quá trình phong hóa? “Sự lớn lên của rễ cây tạo sức ép vào vách đá, khe nút là vỡ đá. Sinh vật bài tiết ra khí CO2, axít hữu cơ cũng làm phá huỷ đá”. Bước 2: Đại diện cá nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung. HĐ 4: Nhóm Bước 1: GV chia lớp ra làm 3 nhóm lớn và yêu cầu các nhóm theo dõi SGK và hình 9.4, 9.5, 9.6, 9.7 trả lời các câu hỏi sau: Nhóm 1: Xâm thực - Xâm thực là gì? - Đặc điểm chính của quá trình xâm thực? - Kết quả tạo thành địa hình của quá trình xâm thực? - Biện pháp hạn chế quá trình xâm thực? “ - HS về nhà thu thập các tranh ảnh thể hiện sự tác động của các quá trình bóc mòn. Sự tác động của nước làm lở bờ sông, các khe rãnh ở đồi núi do những dòng chảy tạm thời tạo thành - Xâm thực có vai trò chủ yếu làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa. Quá trình này diễn ra không chỉ trên mặt mà cả dưới sâu với tốc độ nhanh. Vì vậy người ta phải có biện pháp để giảm bớt quá trình xâm thực: Kè sông, trồng rừng” Nhóm 2: Thổi mòn - Thổi mòn là gì? - Đặc điểm chính của quá trình thổi mòn? - Kết quả tạo thành địa hình của quá trình thổi mòn? “ Thổi mòn là sự tác động của gió đối với địa hình, tạo thành những dạng địa hình độc đáo, rõ nhất là ở miền hoang mạc” Nhóm 3: Mài mòn - Mài mòn là gì? - Đặc điểm chính của quá trình mài mòn? - Kết quả tạo thành địa hình của quá trình maig mòn? “ Quá trình mài mòn của là quá trình xâm thực nhưng diễn ra chủ yếu trên bề mặt đất đá” Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày và GV nhận xét, bổ sung. HĐ 5: Cá nhân GV yêu cầu học sinh quan sát sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: - Khái niệm vận chuyển? GV nhận xét: Vận chuyển là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Vận chuyển có thể xảy ra trực tiếp nhờ tác động của trọng lực hoặc gián tiếp nhờ những tác nhân ngoại lực như gió, nước chảy, băng hà. HĐ 6: Cá nhân GV yêu cầu học sinh quan sát sách giáo khoa và tranh ảnh nêu ví dụ thực tế về quá trình bồi tụ? GV nhận xét: việc phân tích tác động của các quá trình ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất chỉ có tính quy ước vì không phân biệt được ranh giới của các quá trình. HĐ 7: Cá nhân GV yêu cầu học sinh tra lời câu hỏi sau: * Tìm hiểu mối quan hệ giữa các quá trình: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ? Ví dụ minh hoạ? GV nhận xét và bổ sung. I. Ngoại lực. - Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. - Nguồn năng lượng để sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. II. Tác động của ngoại lực. 1. Quá trình phong hóa. - Quá trình phong hóa là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá, khoáng vật về kích thước, thành phần hóa học. - Có 3 loại phong hóa a. Phong hóa lí học - Khái niệm: SGK - Kết quả: Đá nứt vỡ thành những tảng và mảnh vụn. - Nguyên nhân: Do sự thay đổ nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật, con người. b. Phong hóa hóa học. - Khái niệm: SGK - Kết quả: Đá và khoáng vật bì phá huỷ. - Nguyên nhân: Do tác động của các chất khí, nước, các hợp chất hoà tan trong nước, axít hữu cơ của sinh vật. c. Phong hóa sinh học. - Khái niệm: SGK - Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ về mặt cơ giới và hóa học - Nguyên nhân: Do tác động của vi khuẩn, nắm, rễ cây. 2. Quá trình bóc mòn. - Tác động của ngoại lực làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu. - Quá trình bóc mòn gồm: Xâm thực, thổi mòn, mài mòn. * Xâm thực: - Làm chuyển dời các sản phẩm đã bị phong hoá - Do tác động của gió, nước chảy, sống biển, băng hà. - Địa hình bị biến dạng (giảm độ cao, lở sông) * Thổi mòn: Tác động xâm thực của gió. * Mài mòn: - Diễn ra chậm, chủ yếu trên bề mặt đất, đá. - Do tác động của nước chảy, sống biển. 3. Quá trình vận chuyển Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. 4. Quá trình bồi tụ. - Bội tụ là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá huỷ. - Kết quả: Tạo nên các loại địa hình mới. KT, ngày 16/10/2006 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu 4. Củng cố: - So sánh hai quá trình phong hóa và bóc mòn? - Phân biệt các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. 5. Dặn dò Các em về nhà học bài và xem trước bài: Thực hành để tiết sau học.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T12.doc