Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 18: Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp, sự phân bố của khí áp trên Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra một số loại gió chính và tác động của chúng trên trái đất.

- Đọc phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về gió, khí áp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Bản đồ khí áp.

- Bản đồ gió trên thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài củ:

Câu hỏi: Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất?

3. Bài mới:

Ở các lớp dưới các em đã học về các loại gió, em nào hãy thử kể cho thầy và các bạn nghe xem trên thế giới có những loại gió nào: Gió tây ôn đới, gió mậu dịch, gió mùa, gió địa phương. Nguyên nhân nào gây ra các loại gió này. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng hiểu rõ hơn vì sao các loại gió khác nhau như vậy

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 18: Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . .. Ngày dạy: . . . . . . . . . . . TIẾT 18 Bài 15: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: - Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp, sự phân bố của khí áp trên Trái Đất. - Nguyên nhân sinh ra một số loại gió chính và tác động của chúng trên trái đất. - Đọc phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về gió, khí áp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ khí áp. - Bản đồ gió trên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài củ: Câu hỏi: Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất? 3. Bài mới: Ở các lớp dưới các em đã học về các loại gió, em nào hãy thử kể cho thầy và các bạn nghe xem trên thế giới có những loại gió nào: Gió tây ôn đới, gió mậu dịch, gió mùa, gió địa phương. Nguyên nhân nào gây ra các loại gió này. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng hiểu rõ hơn vì sao các loại gió khác nhau như vậy Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Khí áp là gì? Tại sao lại có sự thay đổi khí áp? * GV gọi học sinh trả lời và nhận xét. HĐ 2: Cả lớp * GV yêu cầu học sinh quan sát hình 12.1, 12.2, 12.3 và kiến thức đã học hãy cho biết: - Trên bề mặt trái đất khí áp được phân bố như thế nào? - Các đai áp thấp và áp cao phân bố có liên tục không? Vì sao có sự chia cắt đó? - Giải thích các nguyên nhân làm thay đổi khí áp? * GV gọi học sinh trình bày và nhận xét và bổ sung. HĐ 3: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1: Thảo luận về gió Tây ôn đới. Dựa hình 12.1 và kiến thức trong sách giáo khoa hãy nhận xét. - Phạm vi hoạt động? - Thời gian hoạt động? - Hướng gió? - Tính chất của gió? Nhóm 2: Thảo luận về gió mậu dịch Dựa hình 12.1 và kiến thức trong sách giáo khoa hãy nhận xét. - Phạm vi hoạt động? - Thời gian hoạt động? - Hướng gió? - Tính chất của gió? Nhóm 3: Thảo luận về gió mùa Dựa hình 12.2 và 12.3 và kiến thức trong sách giáo khoa hãy nhận xét. - Khái niệm? - Đặc điểm gió mùa? - Những nơi có gió mùa? - Nguyên nhân hình thành gió mùa? Nhóm 4: Thảo luận về gió địa phương Dựa hình 12.4 và 12.5 và kiến thức trong sách giáo khoa hãy nhận xét. * Gió đất và gió biển - Quan sát hình 12.4 và kiến thức đã học trình bày: + Hoạt động của gió biển và gió đất? + Giải thích nguyên nhân hình thành hai loại gió này? “Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa đất và nước ở các vùng ven biển làm sinh ra gió đất và gió biển. Ban ngày, mặt đất nóng nhanh hơn, nhiệt độ cao hơn, không khí nở ra hình thành khu áp thấp. Nước biển nóng chậm hơn mặt đất, nước vẫn còn lạnh, không khí trên mặt biển trở thành khu áp cao sinh ra gió thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại gió thổi từ đất liền ra biển”. Ở ven các sông, hồ lớn cũng có loại gió này. - Quan sát hình 12.5 và kiến thức trong bài hãy trình bày: + Trình bày hoạt động của gió phơn? + Nêu tính chất của gió phơn? + Nguyên nhân hình thành gió fơn? “Ở những nơi địa hình cao, chặn không khí ẩm tới, đẩy lên cao theo sườn núi. Đến một đọ cao nào đó, nhiệt độ hạ thấp, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và gây mưa bên sường đón gió. Khi gió vượt núi sang sườn bên kia và du chuyển xuống, hơi nước giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên (trung bình 100m tăng 10C) nên gió này rất khô và nóng”. Ở nước ta gió này thổi theo hướng Tây vượt qua dải trường Sơn vào nước ta vào mùa hạ nên rất khô và nóng. Nhân dân quen gọi là gió lào hay fơn Tây nam. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày và giáo viên nhận xét, bổ sung I. Sự phân bố khí áp Khí áp: Sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất. 1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. 2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp - Khí áp thay đổi theo độ cao. - Khí áp thay đổi theo nhiệt độ. - Khí áp thay đổi theo độ ẩm. II. Một số loại gió chính 1. Gió Tây ôn đới và gió mậu dịch Loại gió Gió Tây ôn đới Gió mậu dịch Phạm vi hoạt động Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo Thời gian hoạt động Quanh năm Quanh năm Hướng gió Tây Đông Tính chất của gió Ẩm, đem mưa nhiều Khô, ít mưa 3. Gió mùa: - Gió mùa: là gió thổi theo mùa và khác hướng. - Thường có ở đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình - Nguyên nhân: Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. 4. Gió địa phương a. Gió đất, gió biển. - Hình thành ở vùng ven biển. - Thay đổi hướng theo ngày và đêm. b. Gió fơn Là loại gió khô và nóng khi xuống núi. 4. Củng cố: - Khí áp là gì? - Trình bày đặc điểm các kiểu gió trên thế giơi? 5. Dặn dò: KT, ngày 06/11/2006 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu Các em về nhà học bài, làm bài tập số 2, 3, 4 trang 57 sách giáo khoa và xem trước bài 16: Ngưng động hơi nước trong khí quyển. Mưa.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T18.doc
Giáo án liên quan