I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Nhận biết được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Nhận xét sự phân bố các đới khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa.
- Xác định ranh giới các đới khí hậu, nhận xét sự phân hóa theo đới, theo kiểu của khí hậu.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu Hỏi: Hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 21: Thực hành đọc bản đồ các đới khí hậu trên trái đất. phân tích biểu đồ một số đới khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . . .
Ngày dạy: . . . .. . . . . . . .
TIẾT 21
Bài 18: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ ĐỚI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Nhận biết được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Nhận xét sự phân bố các đới khí hậu ở đới nóng và đới ôn hòa.
- Xác định ranh giới các đới khí hậu, nhận xét sự phân hóa theo đới, theo kiểu của khí hậu.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa..
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu Hỏi: Hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
3. Bài mới:
Ở các tiết trước các em đã tìm hiểu một số kiểu khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới... Nhưng chúng ta chưa biết được các kiểu khí hậu này phân bố như thế nào. Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài thực hành.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: cặp nhóm
Bước 1: GV cho học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và kiến thức đã học nhận xét:
- Xác đinh phạm vi từng đới khí hậu trên bản đồ?
- Tìm hiểu sự phân hoá của các đới khí hậu?
- Nhận xét sự khác nhau của đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu nhiệt đới?
Bước 2: GV gọi học sinh phát biểu và bổ sung.
“ Sự phân bố ánh sáng và nhiệt của mặt trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nó phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng mặt trời. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Chính vì thế người ta có thế chia bề mặt Trái Đất ra 5 vành đai nhiệt có những đặc điểm khác nhau về khí hậu. Tương ứng với 5 vành đai nhiệt đó thì có 5 đới khí hậu theo vĩ độ”
HĐ 2: Cá nhân
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 14.1 trong sách giáo khoa và nhận xét:
- Đặc điểm phân bố của các đới khí hậu?
- Tại sao trong cùng một đới khí hậu lại có nhiều kiểu khí hậu khác nhau?
- Nhận xét sự khác nhau giữa đới khí hậu nhiệt đới và ôn đới?
Bước 2: GV gọi học sinh phân tích và bổ sung.
HĐ 3: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 nhóm khác nhau và yêu cầu học sinh sử dụng hình 14.2 và kiếm thức đã học nhận xét
Nhóm 1: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Việt Nam.
* Nhiệt độ:
- Nằm ở đới khí hậu nào?
- Nhiệt độ tháng thấp nhất?
- Nhiệt độ tháng cao nhất?
- Biên độ nhiệt trong năm?
* Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa cả năm?
- Lượng mưa tháng cao nhất?
- Lượng mưa tháng thấp nhất?
- Lượng mưa chênh lệch nhiều hay ít?
Bước 2: GV gọi đại diện nhóm trình bày và GV bổ sung nhận xét.
Các biểu đồ khác học sinh phân tích tương tự
1. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Xác định phạm vi từng đới khí hậu trên bản đồ.
Hàn đới
Ôn đới
Nhiệt đới
Cực bắc
Cực nam
660 33’B
660 33’N
230 27’B
230 27’N
O0
- Trái Đất có 5 đới khí hậu chính:
+ Một đới nóng: Nhiệt đới (Từ 230 27’B đến 230 27’N).
+ Hai đới ôn hoà: Ôn đới (Từ 230 27’ đến 660 33’ bắc hoặc nam).
+ Hai đới lạnh: Hàn đới (Từ 660 33’ đến cực Bắc hoặc Nam).
Bản đồ trong sách giáo khoa chia kỹ hơn:
- Đới khí hậu hàn đới chia thành: Đới khí hậu cận cực và đới khí hậu cự.
- Đới khí hậu nhiệt đới và đới khí hậu xích đạo.
- Đới khí hậu ôn đới.
Nếu chia như vậy thì mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu.
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua xích đạo.
- Trong cùng một đới lại có các kiểu khí hậu khác nhau. Do ảnh hưởng của biển, độ cao, địa hình.
- Sự phân hóa các đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ. Ở đới ôn hoà chủ yếu theo kinh độ.
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu.
Biểu đồ khí hậu kiểu nhiệt đới gió mùa Hà Nội (Việt Nam).
* Nhiệt độ.
- Nằm ở đới khí hậu nhiệt đới.
- Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng 1) 180 C.
- Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) 300 C.
- Biên độ nhiệt trong năm 120 C.
* Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa cả năm: 1694 mm.
- Lượng mưa tháng cao nhất (7, 8, 9). Đặc biệt tháng 7: 360 mm.
- Lượng mưa tháng thấp nhất (11, 12, 1, 2, 3). Thấp nhất tháng 12: 10 mm.
- Lượng mưa chênh lệch nhiều: 350 mm.
4. Cũng cố:
- Trên bề mặt đất có mấy đới khí hậu? Phạm vị của các đới khí hậu?
- Cách phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
5. Dặn dò:
Các em về nhà hoàn thành bài thực hành và xem trước bài 19: Thuỷ quyển. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất. nước ngầm, hồ.
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T21.doc