Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 29: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Hiểu và trình bày sự phân bố của sinh vật theo vĩ độ và độ cao.

- Kể tên một số thám thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất.

- Phân biệt được một số thảm thực vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Các hình ảnh trong sách giáo khoa.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài củ:

Câu hỏi: Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố sinh vật?

3. Bài mới:

Sự phân bố đất và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vậy, trên thực tế chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Sự phân bố này có tính quy luật hay không? Vì sao? Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò mình đi vào tìm hiểu bài 19.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 29: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: . . . . . . . . . . . Tiết: 29 Ngày giảng: . . . . . . . . . . . BÀI 26: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: - Hiểu và trình bày sự phân bố của sinh vật theo vĩ độ và độ cao. - Kể tên một số thám thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất. - Phân biệt được một số thảm thực vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Các hình ảnh trong sách giáo khoa. - Bản đồ tự nhiên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài củ: Câu hỏi: Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố sinh vật? 3. Bài mới: Sự phân bố đất và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vậy, trên thực tế chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Sự phân bố này có tính quy luật hay không? Vì sao? Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò mình đi vào tìm hiểu bài 19. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: cá nhân Dựa vào sách giáo khoa hãy cho thầy biết thảm thực vật là gì? Gọi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung. HĐ 2: Nhóm Bước 1: Giáo viên chia lớp ra làm 3 nhóm và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Nhóm 1: Dựa vào các hình 19.1 và 19.2 và kiến thức trong sách giáo khoa hãy cho biết - Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong những phạm vi vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao? Nhóm 2: Dựa vào các hình 19.1 và 19.2 và kiến thức trong sách giáo khoa hãy cho biết - Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hoà phân bố ở những châu lục nào? Tại sao đới này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy? Nhóm 3: Dựa vào các hình 19.1 và 19.2 và kiến thức trong sách giáo khoa hãy cho biết Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất môi trường đới nóng, chiếm ưu thế ở những châu lục nào?Những châu lục nào không có? Tại sao? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sung * Thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn I. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất. Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu. Môi trường địa lí Kiểu khí hậu chính Kiểu thảm thực vật chính Nhóm đất chính Đới lạnh Cận cực lục địa Đài nguyên Đài nguyên Đới ôn hoà - Ôn đới lục địa (lạnh) - Ôn đới hải dương - Ôn đới lục địa (nữa khô hạn) - Cận nhiệt gió mùa - Cận nhiệt địa trung hải - Cận nhiệt lục địa - Rừng lá kim - Rừng lá rộng và rừng hổn hợp - Thảo nguyên - Rừng cận nhiệt ẩm - Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt - Hoang mạc và bán hoang mạc - Pôt dôn - Nâu và xám - Đen - Đỏ vàng - Đỏ nâu - Xám. Đới nóng - Nhiệt đới lục địa - Nhiệt đới gió mùa - Xích đạo - Xavan - Rừng nhiệt đới ẩm - Rừng xích đạo - Đỏ, nâu đỏ - Đỏ vàng (Feralit) - Đỏ vàng HĐ 3: Cá nhân - Dựa vào hình 19.11 hãy cho biết ở sườn tây dãy Cap ca từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất nào? - Gọi học sinh trả lời và giáo viên nhận xét, bổ sung. II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, độ ẩm không khí tăng đến một độ cao nào đó thì giảm. Chính sự thay đổi về nhiệt và ẩm đã tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao. 4. Củng cố: - Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và theo độ cao? - Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất? 5. Dặn dò: HS về nhà học bài theo câu hỏi 1, 2, làm bài tập 3 trang 73 và xem trước bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T29.doc
Giáo án liên quan