I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Củng cố các kiến thức đã học về sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất.
- Giải thích sự thay đổi của các thảm thực vật và đất theo vĩ độ, độ cao.
- Xác lập được mối quan hệ giữa khí hậu, thực vật, đất.
- Biết nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ các kiểu khí hậu.
- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của thảm thực vật và đất theo vĩ độ.
3. Bài mới:
Các tiết trước thầy trò ta đã tìm hiểu về thảm thực vật và đất trên trái đất cũng như sự phân bố của chúng. Ngày hôm nay thầy trò chúng ta cúng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài thực hành.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 30: Thực hành phân tích mối quan hệ giữa khí hậu, sinh vật và đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: . . . . . . . . . ..
Tiết: 30 Ngày giảng: . . . . . . . . . ..
BÀI 27: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÍ HẬU, SINH VẬT VÀ ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Củng cố các kiến thức đã học về sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất.
- Giải thích sự thay đổi của các thảm thực vật và đất theo vĩ độ, độ cao.
- Xác lập được mối quan hệ giữa khí hậu, thực vật, đất.
- Biết nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ các kiểu khí hậu.
- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của thảm thực vật và đất theo vĩ độ.
3. Bài mới:
Các tiết trước thầy trò ta đã tìm hiểu về thảm thực vật và đất trên trái đất cũng như sự phân bố của chúng. Ngày hôm nay thầy trò chúng ta cúng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài thực hành.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Nhóm
Bước 1:
GV chia lớp ra làm ba nhóm và sử dụng hình 26.1 và 26.2 trang 86 SGK
Nhóm 1: Thảo luận về đất đài nguyên và rừng lá kim
Nhóm 2: Thảo luận về thảo nguyên, rưng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
Nhóm 3: Thảo luận về Xavan và rừng nhiệt đới.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
GV nhận xét và bổ sung.
HĐ 2: Cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sátsách giáo khoa kết hợp với những kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét về nhiệt đội và lượng mưa theo độ cao?
- Tương ứng với từng loại nhiệt độ, lượng mưa có kiểu thảm thực vật và đất nào?
Gọi học sinh trình bày và giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1:
* Điền nội dung:
Thảm thực vật
Kiểu khí hậu
Nhóm đất chính
Đài nguyên
Cận cực
Chua, nghèo dinh dưỡng
Rừng lá kim
Ôn đới lạnh
Đất Potdon
Thảo nguyên
Ôn đới lục địa
Đất đen
Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
Cận nhiệt địa trung hải
Đất nâu đỏ
Xa Van
Cận xích đạo
Đất đỏ
Rừng nhiệt đới ẩm
Nhiệt đới ẩm
Đất đỏ vàng, tơi xốp.
* Nguyên nhân:
Do sự thay đổi khí hậu từ cực về xích đạo.
Bài tập 2:
Nhận xét về mối quan hệ giữa khí hậu, thực vật và đất ở Việt Nam.
- Có sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, kiểu thảm thực vật theo độ cao.
- Nhiệt độ và độ ẩm khác nhau tạo nên các kiểu thảm thực vật khác nhau.
- Nhiệt, ẩm và thực vật ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành đất.
4. Cũng cố:
Như vậy thì rõ ràng thực vật, đất và tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau được.
5. Dặn dò:
Các em về nhà làm tiếp bài thực hành và xem trước bài 28: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
KT, ngày 18/12/2006
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T30.doc