I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Củng cố kiến thức về ngành công nghiệp năng lượng.
- Biết được cơ cấu sử dụng năng lượng, xu hướng và nguyên nhân thay đổi việc sử dụng năng lượng.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Máy tính cá nhân.
- Thước kẽ, bút chì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 (nâng cao) - Tiết 56: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn:
Tiết: 56 Ngày giảng: ..
Bài 47: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Củng cố kiến thức về ngành công nghiệp năng lượng.
- Biết được cơ cấu sử dụng năng lượng, xu hướng và nguyên nhân thay đổi việc sử dụng năng lượng.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Máy tính cá nhân.
- Thước kẽ, bút chì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
câu hỏi: Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Trình bày đặc điểm khu công nghiệp tập trung?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
Bước 1:
GV: yêu cầy học sinh đọc bảng số liệu trong sách giáo khoa và xác định dạng biểu đồ cần vẽ.
HS: Đọc sách và tìm cách vẽ biểu đồ.
Bước 2:
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ dựa vào bảng số liệu.
HS: Quan sát giáo viên vẽ mẫu và sau đó vẽ vào tập
GV: Gọi một học sinh lên bảng vẽ những em còn lại dưới lớp vẽ vào tập và giáo viên đi quan sát, hướng dẫn thêm.
HĐ 2: Cặp
Bước 1:
GV: Cho học sinh quan sát bảng số liệu và biểu đồ để nhận xét và giải thích theo các ý sau:
Các nguồn năng lượng sử dụng tăng hay giảm? Vì sao?
HS: Theo dõi sách giáo khoa và nhận xét?
Bước 2:
GV: Gọi học sinh trả lời
HS: Cử đại diện trình bày
1. Vẽ biểu đồ:
Cách vẽ:
- Biểu đồ miền là dạng đặc biệt của biểu đồ hình cột (khoảng cách giữa các cột bị thu nhỏ dần lại thành các đường thẳng đứng)
- Biểu đồ miền là dạng biểu đồ hình khối (hình chủ nhật)
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1860 - 2020
2. Nhận xét và giải thích
- Từ 1960 – 2020: Nguồn năng lượng củi, gỗ giảm: 78% vì củi, gỗ nằm trong nhóm tài nguyên có thể phục hồi nhưng chậm. Nếu như vẫn tiếp tục khai thác thì chẳng bao lâu trái Đất sẽ hết rừng, đất đia bị xói mòn, khí hậu nóng lên, ảnh hướng xấu đến môi trường sinh sống.
- Than đá: tăng nhanh từ 1860 – 1920 nhưng giảm dần về sau vì: khai thác than làm ô nhiếm môi trường và con người đã khai thác được dầu mỏ thay thế than.
- Dầu – khí đốt: tăng nhanh từ 1860 – 1980 nhưng giảm về sau. Vì: Khủng hoảng dầu lửa, cạn kiệt và đã tìm được năng lượng mới thay thế.
- Năng lượng nguyên tử ,thuỷ điện: Được sử dụng từ 1940 và tăng dần qua các năm vì: đóng góp vào sự phát triển kinh tế và là tiền đề để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
- Năng lượng mới: Được sử dụng tăng vì đây là nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo và đây là nguồn năng lượng tiếp nối của nhân loại.
4. Củng cố:
Học sinh cần nắm cách vẽ biểu đồ miền và cách nhận xét biểu đồ miền
5. Dặn dò:
KT, ngày
Tổ trưởng
Mã Thị Xuân Thu
- HS về nhà làm tiếp bài thực hành và xem trước bài 48: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T56.doc