I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ về cách phân chia giờ trên Trái Đất.
- Hiểu rõ về góc nhập xạ
2. Kĩ năng:
- Dựa vào bản đồ múi giờ xác định múi giờ ở một số thủ đô của một số nước.
- Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất vào các ngày đặc biệt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình 5.3 trong SGK
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY
- Đàm thoại gợi mở, thuyết trình, phương pháp trực quan.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 1 đến tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 Ngày soạn: 18 / 9 / 2010 Ngày soạn: 22 / 9 / 2010
GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT. CÁCH TÍNH GÓC NHẬP XẠ CÁC NGÀY ĐẶC BIỆT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Hiểu rõ về cách phân chia giờ trên Trái Đất.
Hiểu rõ về góc nhập xạ
Kĩ năng:
Dựa vào bản đồ múi giờ xác định múi giờ ở một số thủ đô của một số nước.
Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất vào các ngày đặc biệt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình 5.3 trong SGK
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY
- Đàm thoại gợi mở, thuyết trình, phương pháp trực quan...
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
* Giờ trên Trái Đất:
- Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục nên ở mỗi địa điểm quan sát trong một ngày đêm chỉ thấy Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 12h trưa.
Như vậy ở cùng một thời điểm mỗi địa phương có một giờ riêng. Đó là giờ địa phương. Giờ địa phương thông nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến.
Giờ địa phương được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.
- Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất. Đó là giờ khu vực.
Bề mặt Trái Đất quy ước chia ra làm 24 khu vực bổ dọc theo kinh tuyến, gọi là 24 múi giờ. Giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực.
Các múi giờ được đánh số từ 0 – 24. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờ gốc. Đó là khu vực có đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenuych
- Như vậy tại cùng một thời điểm đồng hồ của các nước trên toàn cầu chỉ đủ 24h khác nhau.
- Nhưng tại cùng một thời điểm lịch của các nước trên TG ko cùng một ngày:
VD: Nước ta múi giờ số 7 đang là 0h của ngày 10-10, thì cùng lúc đó múi giờ liền kề phía Đông nước ta (số 8) đang là 1h của ngày 10-10, còn múi giờ liền kề phía Tây (số 6) đang là 23 giờ ngày 9-10. Nghĩa là cùng một thời điểm trên Trái Đất có h ai ngày lịch khác nhau. Để tránh nhầm lẫn về ngày trong giao lưu quốc tế người ta quy ước lấy kinh tuyến 180o (là kinh tuyến đi qua đúng múi giờ số 11) là kinh tuyến đổi ngày
Các nước ở phía Tây đường đổi ngày có ngày lịch nhiều hơn ngày lịch ở các nước phía Đông
Nếu đi theo hướng từ Tây sang Đông thì khi qua kinh tuyến đổi ngày phải lùi 1 ngày. Nếu đi từ Đông sang Tây khi qua kinh tuyến đổi ngày phải cộng thêm 1 ngày.
- Cách tính ngày và giờ ở 1 nơi nào đó khi biết ngày, giờ ở múi giờ gốc (G.M.T) ta dùng công thức: Tm = To + m
Trong đó: To: giờ GMT
m: số thứ tự của múi
Tm: giờ ở múi m
AD làm bài tập trong SGK
* Cách tính góc nhập xạ các ngày đặc biệt:
- góc tới của tia sáng Mặt Trời (còn gọi là góc nhập xạ hay góc chiếu sáng)là góc hợp bỏi tia sáng Mặt trời với tiếp tuyến của Trái Đất.
- Công thức tổng quát tính góc tới tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau
h0 = 90o – β ± α
ho : Góc nhập xạ
β : Vĩ độ của điểm cần tính
α : góc nghiêng của tia sáng Mặt trời với Mặt phẳng xích đạo.
VD: Tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ ) của tia sáng mặt trời lúc 12 giờ trưa tại: Xđ, các chí tuyến, các vòng cực trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12.
Giải: ADCT ta có:
+ Vào ngày 21/3 và 23/9 tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều có góc nhập xạ tính bằng CT
ho = 90o - β
+ Tương tự tính góc nhập xạ của các ngày còn lại.
Kiểm tra - đánh giá
Củng cố - dặn dò
Về nhà làm các bài tập trong SGK
Tiết: 2 Ngày soạn: 12 / 11 / 2010 Ngày dạy: 17 / 11 / 2010
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về địa lí dân cư.
- Biết sức ép của dân số lên vấn đề phát triển kinh tế, xã hội ở các nước đang phát triển.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích sơ đồ hóa kiến thức.
- Kĩ năng tính toán một số chỉ tiêu về dân số.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sơ đồ sức ép dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trương.
- Bảng số liệu sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
3. Bài mới: 1’
Các em đã biết dân số thế giới hiện này rất đông và tiếp tục gia tăng. Đối với nhiều quốc gia đang phát triển thì dân số tăng nhanh gây nhiều sức ép lên vấn đề kin tế, xã hội.
Tg
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1. Nhóm
Bước 1. GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1. Thảo luận dân số tăng nhanh thì ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế thế nào?
- Nhóm 2. Thảo luận ảnh hưởng tới xã hội?
- Nhóm 3. Thảo luận ảnh hưởn tới môi trường?
Bước 2. Các nhóm thảo luận trong 5 phút, GV theo dõi, động viện học sinh thảo luận.
Bước 3. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn xác.
I. ẢNH HƯỞNG CỦA GIA TĂNG DÂN SỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KT – XH VÀ MỘI TRƯỜNG
1. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Dân số tăng nhanh thì của cải vật chất làm ra phải phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không có tích lũy. Từ đó ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế.
2. Ảnh hưởng tới xã hội
Dân số đông, xã hội không tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao đông, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội. Áp lực lên vấn đề y tế, giáo dục và các tệ nạn xã hội khác gia tăng.
3. Ảnh hưởng đến môi trường
Để nuôi sống số người ngày càng đông, con người khai thác tài nguyên nhanh dẫn đến cạn kiệt nhiều loại tài nguyên, môi trường bị ô nhiễm.
II. BÀI TẬP: 20’
Dân số trung bình thế giới năm 2005 là 6477 triệu người, tỉ suất sinh thô trong năm là 21%0, hãy tính số trẻ em được sinh ra trong năm. Nếu tỉ suất tử thô là 9%0 thì tỉ suất gia tăng tự nhiên là bao nhiêu. Trong năm 2005, trái đất có thêm bao nhiêu người?
Giải
Gọi:
- DS trung bình toàn thế giới năm 2005 là: D5 (6477 triệu người)
- Tỉ suất sinh thô: S5 (21 %0= 0,021)
- Tỉ suât tử thô: T5 ( 9 %0= 0,009)
Thay các giá trị trên vào công thức dưới đây, ta có:
- Số trẻ em sinh ra = D5*S5 = 6477*0,021 = 136 triệu người.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: Tg = S5 – T5 = 21%0 – 9%0 = 12 = 1,2%
- Số người tăng thêm: DS tăng thêm = D5*Tg5 = 6477*0,012 = 77,7 triệu người
IV. CỦNG CỐ: 2’
Nước ta có dân số đông (khoảng 86 triệu người), số người trong độ tuổi lao động nhiều đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế, xã hội?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1’
- Giao bài tập về nhà.
- Dăn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết: 3 Ngày soạn: 22 / 11 / 2010 Ngày dạy: 26 / 11 / 2010
VAI TRÒ CỦA CÁC NGUỒN LỰC
ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được vai trò của các nguồn lực đối với việc phát triển kinh tê.
- Các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế.
2. Kĩ năng
Kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ bảng số liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Sơ đồ các nguồn lực phát triển kinh tế, biểu đồ bảng số liệu, cơ cấu nhóm ngành kinh tế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định lớp: 1’
Kiểm tra bài cũ: 5’
Bài mới: 1’
Bài học hôm nay các em sẽ biết rõ hơn về vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế.
Tg
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
13’
22’
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các cách phân loại nguồn lực.
HS nêu được hai cách phân loại là dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
HĐ 1. Nhóm
Bước 1. Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 1. Thảo luận về ảnh hưởng của vị trí đối với việc phát triển kinh tế.
Nhiệm vụ 2. Thảo luận về các nguồn lực tự nhiên.
Nhiệm vụ 3. Thảo luận về nguồn lực kinh tế xã hội.
Bước 2, Các nhóm thảo luận từ 3 – 5 phút, GV theo dõi và giúp đỡ khi cần.
Bước 3. Đại diện các nhóm trả lời có ví dụ kèm theo.
Các nhóm khác theo dõi , nhận xét, bổ xung. GV chuấn xác.
Hoạt động 2. Cá nhân / Cả lớp
GV: Có nhiều tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế phát triển hay đang phát triển.
GV: GDP/người là một tiêu chí để đánh giá nền kinh tế, em hãy kể tên các nước phát triển có GDP/người lớn; còn các nước đang phát triển có GDP/người thấp.
HS: GDP/người cao có Nhật Bản, Hoa Kì, Anh, Pháp
GDP/người thấp phần lớn các nước châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á
GV: Hãy cho biết các nước có GDP cao ở khu vực III là nước nào?
HS: Phần lớn các nước Tây Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản
GV: Đầu tư ra nước ngoài cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá nền kinh tế. Các nước phát triển có đầu tư ra nước ngoài lớn như: Nhật Bản, Hoa Kì, Anh, Ca na đa
I. Vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
a. Vị trí địa lí tạo ra thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi mua bán.
b. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở của quá trình sản xuất.
c. Nguồn lực kinh tế, xã hội có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển.
II. Các chỉ đánh giá nền kinh tế
1. GDP/người: Các nước phát triển có GDP/người lớn, còn các nước đang phát triển thấp.
2. GDP theo khu vực kinh tế
Các nước phát triển có GDP cao ở khu vực III (dịch vụ) và thấp ở khu vực I (nông – ngư nghiệp – nghiệp); các nước đang phát triển thì khu vực I cao, còn khu vực III thấp.
3. Đầu tư ra nước ngoài lớn
IV. CỦNG CỐ: 2’
Em hãy cho biết vai trò của các nguồn lực đối kinh tế?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1’
Em hãy nêu vài nước là quốc gia có nền kinh tế phát triển và các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ứng với các tiêu chí đánh nền kinh tế.
TiÕt: 4 Ngµy so¹n: Ngµy d¹y:
TIẾT 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ
I.Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được một số dạng biểu đồ thường gặp và yêu cầu thể hiện của chúng.
2. Kĩ năng
- Biết khái quát về vẽ các biểu đồ cơ bản
3. Thái độ
- Có hứng thú với việc học tập bộ môn Địa Lí, Có thái độ đúng đắn khi học tập bộ môn
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của gv
- Giáo án, SGK
- Tài liệu ôn tập
2. Chuẩn bị của HS
- Vở ghi, SGK, bút
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Kiểm tra bài tập của HS
- Mở bài: Chúng ta đã biết, trong môn địa lí thì việc vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê đóng vai trò rất quan trong. Để củng cố vũng chắc hơn hôm nay chúng ta cùng đi ôn tập lại các loại biểu đồ.
3. Nội dung bài mới: 1’
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
12’
23’
Hoạt động 1: Cá nhân
Hỏi: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình, em hãy cho biết biểu đồ là gì ?
Hỏi: Em hãy cho biết trong quá trình học và được vẽ biểu đồ thì ta cần chú ý đến những vấn đề gì?
GV: HS trả lời, GV chuẩn hoá kiến thức
Hỏi: Em hãy cho biết, chúng ta có thể dùng chung một loại kí hiệu cho tất cả các loại biểu đồ không? tại sao ?
Hỏi: Khi đặt tên cho biểu đồ, chúng ta cần lưu ý các điểm gi ?
Hoạt động 2: Nhóm
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm học tập
- Nhóm 1: Nghiên cứu biểu đồ đường biểu diễn
- Nhóm 2: Nghiên cứu biểu đồ hình cột
- Nhóm 3: nghiên cứu biểu đồ kết hợp cột và đường
Nội dung nghiên cứu:
+ Yêu cầu thể hiện của biểu đồ
+ Các dạng chủ yếu
+ Các điểm cần lưu ý
Bước 2: +Nghiên cứu 5 phút, các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu ra phiếu học tập
+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ xung
Bước 3: Tổng hợp, chuẩn hoá kiến thức và đưa ra thông tin phản hồi.
A.Khái quát chung về biểu đồ:
I. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ là hình vẽ thể hiện một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể
- Cần nghiên cứu kĩ đề bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp
- Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào cũng phải đảm bảo 3 yêu cầu:
+ Khoa học (Chính xác)
+ Trực quan (rõ ràng, dễ đọc)
+ Thẩm mĩ (Chính xác)
- Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các kí hiêu thường đực biểu thị bằng cách gạch nền, dùng các kí hiệu toán họcKhi chọn các kí hiệu cần chú ý làm sao cho biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.
- Khi đặt tên cho biểu đồ cần đảm bảo đủ 3 nội dung: Biểu đồ về vấn đề gì ? ở đâu ? Vào thời gian nào?
II. Một số biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển:
1. Biểu đồ đường biểu diễn:
- Yêu cầu thể hiện: Động thái phát triển của đối tượng theo chuỗi thời gian.
- Các dạng chủ yếu: 1 đường biểu diễn, nhiều đường biểu diễn có cùng đơn vị, hai hay nhiều đường biểu diễn khác đơn vị
2. Biểu đồ hình cột:
- Yêu cầu thể hiện: Thể hiện quy mô số lượng, động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.
- Các dạng chủ yếu:
Biểu đồ cột đơn: + gộp nhóm có cùng đơn vị ( 1 trục tung) + Biểu đồ cột đơn gộp nhóm các đơn vị ( 2 trục tung)
+ Biểu đồ thanh ngang.
3. Biểu đồ kết hợp cột và đường:
- Yêu cầu thực hiện: Thể hiện động thái phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng
- Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nên dùng hai trục tung để thể hiện các đơn vị.
IV. Củng cố bài: 2’
- Khắc sâu kiến thức đã học
- Lưu ý các kiến thức trọng tâm.
V. Hoạt động nối tiếp: 1’
Hướng dẫn HS tự học ở nhà
Tiết: 3 Ngày soạn: Ngày dạy:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm rõ được cách phân loại về các ngành dịch vụ.
- Vai trò của dịch vụ nói chung và một số ngành dịch vụ nói riêng.
2. Kĩ năng
Kĩ năng liên hệ với thực tiễn về vai trò và biểu hiện của các ngành dịch vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ địa lí kinh tế xã hội thế giới .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
3. Bài mới: 1’
Bài học hôm nay, chúng ta hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề dịch vụ mà nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống.
Tg
Hoạt động của GV & HS
Nội dụng
5’
30’
Hoạt động 1: Cá nhân
? Em hãy nêu cơ cấu các ngành và vai trò của ngành DV?
HS tái hiện lại kiến thức rồi trả lời.
? Qua các vai trò của DV, em hãy cho biết: Vì sao các nước phát triển thì lao động làm việc trong ngành dịch vụ nhiều?
HS: Vì các nước này có trình độ kinh tế phát triển cao, ngành DV đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho lao động.
Hoạt động 2. Nhóm
Bước 1. GV phân nhóm và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1. Nêu vai trò của ngành giao thông vận tải? Các loại hình giao thông vận tải?
- Nhóm 2. Vai trò của TTLL? Các loại dịch vụ viễn thông? Liên hệ với Việt Nam?
- Nhóm 3. Vai trò của thị trường? Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới mang lại lợi ích gi?
Bước 2. Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn xác.
Trong từng phần giáo viện gợi ý, hướng dẫn HS lấy ví dụ thực tế ở địa phương và cả nước.
I. PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỊCH VỤ
- Cơ cấu gồm 3 nhóm ngành: DV kinh doanh, DV tiêu dùng, DV công.
- Vai trò
II. MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ
1. Ngành giao thông vận tải
- Vai trò liên hệ bài 36.
- Các loại hình GTVT: Đường bộ, đường không, đường thủy.
2. Ngành thông tin liên lạc
- Vai trò mục I bài 39.
- Các loại dịch vụ viễn thông: Điện thoại, điện báo, ti vi, internet
- Ở Việt Nam hiện nay có đầy đủ các loại dịch vụ này và có vai trò lớn trong vận chuyển tin tức đến đời sống nhân dân.
3. Thị trường
- Vai trò mục I bài 40.
- Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế sẽ có điều kiện mở rộng thị trường, xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất trong nước và thông qua các hoạt động thương mại, chúng ta có điều kiện hiện đại hóa đất nước thông qua nhập khẩu máy móc, công nghệ.
IV. CỦNG CỐ: 2’
Tại sao ngành dịch vụ lại có thể tạo ra nhiều việc làm và sử dụng một cách hợp lí nguồn lao động trong nước?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIÊP: 1’
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị nội dung bài học sau.
File đính kèm:
- dia li 10 tu chon(1).doc