I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp.
- Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng.
- Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ thế giới
- Atlat địa lí Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Vì sao khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ?
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 3: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . . .
Ngày dạy: . . . . . . . . ..
TIẾT 3
Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp.
- Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng.
- Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ thế giới
- Atlat địa lí Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Vì sao khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ?
3. Bài mới
Mở bài:
Giáo viên giới thiệu một số bản đồ có hệ thống kí hiệu khác nhau. Như vậy có rất nhiều loại kí hiệu được sử dụng khi thành lập bản đồ, những kí hiệu này được phân loại ra sao, chúng được dùng thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như thế nào. Để giải quyết vấn đề này hôm nay thầy trò ta đi vào tìm hiểu bài 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Nhóm
Bước 1: Chia lớp ra 5 nhóm.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát các bản đồ trong SGK nhận xét và phân tích:
- Đối tượng biểu hiện của từng phương pháp.
- Khả năng biểu hiện từng phương pháp
Nhóm 1: Phương pháp kí hiệu (hình 2.1, 2.2)
Nhóm 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động (hình 2.3)
Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm (hình 2.4)
Nhóm 4: Phương pháp khoanh vùng (hình 2.5)
Nhóm 5: Phương pháp bản đồ – biểu đồ (hình 2.6).
Bước 3: Đại diện các nhóm lên bản trình bày
1. Phương pháp kí hiệu.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
3. Phương pháp chấm điểm.
4. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố).
5. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng.
- Hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội.
- Hướng di chuyển của các đối tượng.
- Khối lượng và tốc độ di chuyển của các đối tượng.
Phương pháp chấm điểm
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
Phương pháp khoanh vùng
Dùng để biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng
Phương pháp bản đồ – biểu đồ
Biểu hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt vào đơn vị lãnh thổ đó.
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
HĐ 2: GV nhận xét và tóm lại vấn đề
GV giới thiệu thêm: Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: Phương pháp kí hiệu đường, phương pháp khoang vùng, phương pháp nền chất lượng...
GV hướng dẫn HS phân tích hình 2.6 minh hoạ cho chú ý trên
4. Củng cố:
Hãy điền đầy đủ nội dung vào bảng dưới đây:
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp khoanh vùng
Phương pháp bản đồ – biểu đồ
5. Dặn dò
- Các em về nhà làm 1,2 trang 18 sách giáo khoa.
- Xem trước bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Ứng dụng của viễn thám và hệ thống thông tin địa lí.
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO 3.doc