I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1.Về kiến thức
-Biết được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
-Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội tới sự phân công nghiệp.
2.Về kĩ năng
Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về các đặc điểm phát triển, và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
3.Về thái độ hành vi
HS nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công nghệ còn thua kém nhiều các nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi sự cố gắng của thế hệ trẻ.
45 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 36 đến tiết 51, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/12/2010
Tuần:
CHƯƠNG VIII. ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP
TPPCT36; BÀI 31:VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1.Về kiến thức
-Biết được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
-Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội tới sự phân công nghiệp.
2.Về kĩ năng
Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về các đặc điểm phát triển, và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
3.Về thái độ hành vi
HS nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công nghệ còn thua kém nhiều các nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi sự cố gắng của thế hệ trẻ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
-Bản đồ địa lý công nghiệp thế giới
-Một số tranh ảnh về hoạt động công nghiệp, về tiến bộ khoa học- kỷ thuật trong công nghiệp.
-Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Vai trò chủ đạo của sản xuất công nghiệp.
- Đặc điểm của sản xuất công nghiệp
- Điều kiện tự nhiên và TNTN là cơ sở quan trọng, các nhân tố KT-XH có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở
Sử dụng hình ảnh và đồ dung dạy học.
Sơ đồ hóa các kiến thức cơ bản.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ:
- chấm vở thực hành của một số học sinh.
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Công nghiệp là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong bài học hôm nay các em cần nắm được vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
TL
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của ngành công nghiệp.
CH: Em hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp? Từ đó nêu vai trò của ngành công nghiệp?
HS: trả lời
GV: chuẩn kiến thức.
CH: Tại sao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP được lấy làm chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của một nước.
HS: trả lời
GV: chuẩn KT( vì TĐPTCN biểu thị trình độ phát triển kinh tế và sức mạnh của nền kinh tế đó, ví dụ ở các nước phát triển tỉ trọng CN-DV chiếm trên 95%, trong khi đó ở các nước đang phát triển tỉ trọng N-L-N nghiệp chiếm từ 40-50 %)
→ các nước đang phát triển(VN) đang tiến hành quá trình CNH.
Chuyển ý: Ngành công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vậy sản xuất công nghiệp có đặc điểm gì?
HĐ 2:tìm hiểu đặc điểm ngành công nghiệp
CH: dựa vào sơ đồ sản xuất công nghiệp, trình bày các giai đoạn của SXCN? Cho ví dụ?
HS: trả lời
GV: chuẩn kiến thức
CH: phân biệt các giai đoạn của ngành sản xuất thép với ngành dệt vải?
HS: trả lời
GV: chuẩn kiến thức và nhấn mạnh
Hai giai đoạn của sản xuất CN có thể tiến hành đồng thời hoặc có thể cách xa nhau về mặt không gian. Các sản phẩm tiêu dùng và LTTP thì chỉ trải qua giai đoạn 2 vì GDD1 thuộc về ngành nông nghiệp.
CH: hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ sản xuất CN mang tính tập trung cao độ? So sánh với hoạt động NN?
HS: trả lời
GV: chuẩn kiến thức
(trên một diện tích nhỏ có thể xây dụng được nhiều nhà máy công nghiệp thuộc các ngành khác nhau. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sự tham gia của hang vạn công nhân và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm. Khác với công nghiệp, nông nghiệp có tính phân tán)
CH: lấy ví dụ chứng minh để có 1 sản phẩm CN cần có sự phân công và kết hợp của nhiều ngành?
HS: trả lời
GV: chuẩn lại ( ví dụ về cái bút, oto..)
GV: yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Dựa vào đâu để phân loại công nghiệp?
- Có mấy nhóm ngành công nghiệp, đó là những nhóm nào?
HS: phát biểu
GV: chuẩn kiến thức.
CH: so sánh đặc điểm của nông nghiệp và công nghiệp?
Chuyển ý: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
HĐ 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp.
Chia 3 nhóm: Các nhóm dựa vào sơ đồ trong SGK , vốn hiểu biết phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
-Nhóm 1: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý.
-Nhóm 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên.
-Nhóm 3: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế- xã hội?
Gợi ý: +Khi nêu phần vị trí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thể lấy vị trí của các khu công nghiệp, các khu chế xuất của Việt Nam để từ đó rút ra kết những yếu tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển công nghiệp.
+Nhân tố kinh tế- xã hội tập trung vào dân cư và nguồn lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật , thị trường.
+Chú ý liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Đại diện các nhóm lên trình bày
GV chuẩn kiến thức.
1. Vai trò
-Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
- Thúc đẩy sự phát triển của ccas ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn TNTN, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
- Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập.
2.Đặc điểm:
-Có 3 đặc điểm:
+Gồm 2 gia đoạn: Giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến, cả hai giai đoạn này đều phải sử dụng máy móc.
+Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao.
+Nhiều ngành phức tạp, phân công tỷ mỷ, phối hợp chặt chẽ.
-Phân loại: 2 nhóm
+Công nghiệp nặng( nhóm A): Gồm các ngành sản xuất tư liệu sản xuất
-Công nghiệp nhẹ(nhóm B): Sản xuất sản phẩm phục vụ trực tiếp cho con người.
II.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
-Vị trí địa lý: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các nhà mấy, các khu công nghiệp, các khu chế xuất.
-Nhân tố tự nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp.
-Kinh tế- xã hội:
+ Dân cư- lao động: số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố CN
+ Tiến bộ Kh-KT: làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp; làm thay đổi quy luật phân bố các XNCN.
+ Thị trường: tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.
4. Củng cố và đánh giá
1.Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong ngành kinh tế quốc dân.
2.Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp
3. Theo em trong giai đoạn hiện nay nhan tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
5. Hoạt động nối tiếp
HS làm câu 3 trang 120 SGK.
VI. PHỤ LỤC
Lập bảng so sánh giữa nông nghiệp và công nghiệp
Nông nghiệp
Công nghiệp
- Sản xuất theo hai giai đoạn, có thể tiến hành đồng thời hai giai đoạn, cách xa nhau về không gian
- Sản xuất theo trình tự nhất định, không thể đảo lộn và tuân thủ quy luật tự nhiên, quy luật sinh học
- Sản xuất mang tính tập trung cao độ
Sản xuất phân tán trong không gian
-Đất là nơi để xây dựng còn tư liệu sản xuất là máu móc, thiết bị công nghệ.
- Đất đai là tư liệu sản xuất ko thể thay thế
- Đối tượng lao động: vật không sống
- Đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi những vật thể sống.
- Có thể sản xuất quanh năm
- Mang tính mùa vụ
- Ít phụ thuộc vào ĐKTN nên ổn định hơn
- Phụ thuộc chặt chẽ với ĐKTN nên bấp bênh
- Vốn đầu tư nhiều, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lớn, công nghệ và TĐLĐ cao.
- Vốn ít, công nghệ và trình độ lao động giải đơn.
Ngày soạn: 06/12/2010
Tuần:
TPPCT: 37; BÀI 32: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1.Về kiến thức
-Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
-Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim.
2.Về kĩ năng
-Xác định trên bảng đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới.
-Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới.
3.Về thái độ hành vi
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta, những thuận lợi cũng như những hạn chế của hai ngành này so với thế giới.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ công nghiệp thê giới
-Các hình ảnh minh họa về ngành công nghiệp khai thác than, dầu, điện lực, luyện kim đen và màu trên thế giới và ở VN.
-Hình 32.4 và 32.5 trong SGK ( phóng to).
-Bản đồ giáo khoa treo tường: Địa lý khóang sản thế giới.
III. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Công nghiệp khai thác than xuất hiện rất sớm, là nguồn năng lượng quan trọng. những nước có mỏ than lớn là những nước đứng đầu về khai thác.
- Công nghiệp khai thác dầu mỏ là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền KTQD. Trữ lượng và sản lượng dầu khai thác tập trung ở các nước đang phát triển.
- Công nghiệp điện lực là cơ sở chủ yếu để phát triển công nghiệp hiện đại, tập trung chủ yếu ở một số quốc gia
- Công nghiệp luyện kim: cung cấp nguyên liệu co bản cho ngành công nghiệp cơ khí và gia công kim loại để tạo ra tư liệu sản xuất.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- đàm thoại
- sử dụng lược đồ và hình ảnh
- sơ đồ hóa.
V.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Trình bày vai trò của công nghiệp? cho ví dụ?
Câu 2: So sánh nông nghiệp và công nghiệp?
3. Bài mới
Mở bài: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu địa lý các ngành công nghiệp.Trước hết là ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, là những ngành kinh tế cơ bản và quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của một đất nước.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng
CH: Dựa vào sự hiểu biết và SGK nêu vai trò, cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng.
HS: trả lời.
GV: Chuẩn KT
GV: Cho cả lớp tìm hiểu các ngành theo các khía cạnh sau:
+ Vai trò
+ Sản lượng
+ Phân bố
Sau đó lên trình bày và chỉ trên bản đồ công nghiệp thế giới.
GV: bổ sung và chuẩn kiến thức. và mở rộng các vấn đề sau:
- Tình hình khai thác than ở Việt Nam, lưu ý đến vấn đề khai thác than ở hầm lò ( ở Chile 10/2010)
- Khai thác dầu mỏ ở VN, tràn dầu dẫn đến ô nhiễm biển.
- Tình hình sản xuất điện ở VN. Lưu ý các vấn đề trong SX điện nguyên tử, ý thức tiết kiệm điện..
GV: cho học sinh quan sát các hình 32.1; 32.2; 32.3; 32.4 nhận xét và phân tích các hình, trả lời câu hỏi: em hãy nêu lên đặc điểm phân bố CN dầu mỏ và CN điện lực trên TG?
HS trình bày
GV chuẩn kiến thức.
Sản lượng khai thác than:
+Trung Quốc: 1357 triêu tấn
+Hoa Kỳ: 992 triệu tấn
+ẤN độ, LB Nga, Pháp, Ô xtrâylia, Nam Phi.
Trữ lượng dầu mỏ:
Trung Đông( 65% trữ lượng của thế giới)
+Bắc Mỹ 4,4%, Mỹ Latinh 7,2%, Châu Phi 9,3%, LB Nga và Đông ÂU 7,9%, Tây ÂU 1,6%, Châu Á và châu đại dương 4,6%.
+Việt Nam đứng thứ 31 trong 85 nước sản xuất dầu khí
HĐ 2: tìm hiểu ngành công nghiệp luyện kim
CH: kể tên các kim loại đen và kim loại màu?
HS: trả lời
GV: chuẩn KT
GV: chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu vai trò của công nghiệp luyện kim đen
+ Nhóm 2: tìm hiểu vai trò của công nghiệp luyện kim màu
+ Nhóm 3: tìm hiểu đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của KL đen
+ Nhóm 4: tìm hiểu đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của KL màu
+ Nhóm 5: tìm hiểu vai trò phân của công nghiệp luyện kim màu
+ Nhóm 6: tìm hiểu phân bố của công nghiệp luyện kim đen.
HS: thảo luận rồi trình bày
GV: chuẩn lại kiến thức bằng phiếu học tập.
I.Công nghiệp năng lượng
1.Vai trò
Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lương, là tiền đề của tiến bộ khoa học –kỹ thuật.
2.Cơ cấu, tình hình sản xuất, phân bố
Gồm: Công nghiệp điện lực, khai thác than, khai thác dầu.
a.Khai thác than
-Vai trò:
+Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản
+Nhiên liệu cho CN điện, luyện kim
+Nguyên liệu cho CN hóa chất
-Trữ lượng: Khoảng 13.000 tỷ tấn( ¾ là than đá)
-Khai thác khỏang 5 tỷ tấn/ năm
-Nước khai thác nhiều: là những nước có trữ lượng lớn: Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc.
B.Khai thác dầu
-Vai trò:
+Nhiên liệu quan trọng “ vàng đen”
+Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
-Trữ lượng ước tính 400-500 tỷ tấn, chắc chắn: 140 tỷ tấn.
-Khai thác khoảng 3,8 tỷ tấn/ năm
-Nước khai thác nhiều: Các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông,Bắc Phi,Mỹ La tinh,Đông Nam Á,
c.Công nghiệp điện lực
-Vai trò: Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, nâng cao đời sống ,văn minh.
-Cơ cấu: Nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, điện tử năng lượng gió, mặt trời
-Sản lượng khoảng 15000 tỉ KWh.
-Phân bố: Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.
II.Công nghiệp luyện kim
(phiếu học tập)
4. Đánh giá
1.Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp điện lực.
2.Nêu vai trò của công nghiệp luyện kim và luyệm kim màu.
3.Các câu sau đúng hay sai? Giải thích vì sao em cho là đúng hoặc em cho là sai.
a.Ngành luyện kim đen chỉ phát triển mạnh ở các nước có nhiều quặng sắt.
b.Ngành luyện kim màu phát triển mạnh ở các nước phát triển.
4. Hoạt động nối tiếp
HS làm bài tập 1-SGK về nhà trang 125.
VI. PHỤ LỤC
Công nghiệp luyện kim đen
Công nghiệp luyện kim màu
Vai trò
-Hầu như các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen.
-Là cơ sở phát triển công nghiệp chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động.
-Nguyên liệu tạo sản phẩm tiêu dùng.
-Cung cấp vật liệu cho xây dựng.
-Cung cấp nguyên liệu cho chế tạo máy, chế tạo ôtô, máy bay
-Phục vụ cho công nghiệp hóa học và các ngành kinh tế quốc dân khác.
-Kim loại màu quý hiếm phục vụ cho công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử.
Đặc điểm kinh tế kỷ thuật
Đòi hỏi quy trình công nghệ phức tạp:
-Phải sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm rút tối đa các nguyên tố quý có trong quặng.
Phấn bố
-Những nước sản xuất nhiều kim loại đen là những nước phát triển như:Nhật Bản,LB Nga, Hoa Kỳ,
-Những nước có trữ lượng sắt hạn chế thì chủ yếu nhập quặng ở các nước đang phát triển.
-Những nước sản xuất nhiều kim loại mầu trên thế giới là những n ước công nghiệp phát triển.
-Các nước đang phát triển có kim loại màu nhưng chỉ là nơi cung cấp quặng như Braxin,Jamaica
Ngày soạn:3/1/2011
Tuần:
TPPCT: 38; BÀI 32: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1.Về kiến thức:
-Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp cơ khí điện tử- tin học và công nghiệp hóa chất.
-Hiểu được vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt- may nói riêng; của ngành công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố của chúng.
2.Về kỹ năng
-Phân biệt được các phân ngành của công nghiệp cơ khí, điện tử –tin học, công nghiệp hóa chất cũng như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
-Biết phân tích và nhận xét lược đồ sản xuất ôtô và máy thu hình.
3.Về thái độ , hành vi
-Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử- tin học, hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN.
-Thấy được những thuận lợi và khó khăn của các ngành này ở nước ta và địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
-Các hình ảnh về hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử –tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
-Sơ đồ công nghiệp cơ khí, hóa chất trong SGK ( phóng to).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Mở bài: Hôm nay chúng ta cùng xét các ngành công nghiệp: ngành công nghiệp cơ khí được coi là “ quả tim của công nghiệp nặng”; điện tử- tin học được xếp vị trí hàng đầu trong các ngành công nghiệp thế kỷ XXI; công n ghiệp hóa chất được coi là ngành công nghiệp mủi nhọn, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống của nhân dân.Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu các nganh trên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu công nghiệp cơ khí, điện tử, tin học và công nghiệp hóa chất
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết hoàn thành phiếu học tập
Phân việc:
-Các nhóm 1,2 tìm hiểu ngành công nghiệp cơ khí.
CH: Tại sao nói “công nghiệp cơ khí là quả tim của công nghiệp nặng”? chỉ ra sự khác biệt cơ bản của các phân ngành cơ khí?
-Các nhóm 3,4 tìm hiểu ngành công nghiệp điện tử –tin học.
CH: tại sao nói “công nghiệp điện tử tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của các nước trên thế giới”?
-Các nhóm 5, 6 tìm hiểu ngành công nghiệp hóa chất
CH: kể tên một số nhà máy hóa chất ở VN? Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất và phân bố của các phân ngành công nghiệp hóa chất.
Bước 2: HS trình bày, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời:
-Vai trò, đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ?
-Trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành nào là ngành chủ đạo?
-Phân bố ở nước nào?
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
.
HĐ 3: Tìm hiểu ngành công nghiệp thực phẩm
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
-Vai trò của công nghiệp thực phẩm?
-Đặc điểm kinh tế và các ngành công nghiệp thực phẩm?
III.Công nghiệp cơ khí
IV.Công nghiệp điện tử –tin học
V.Công nghiệp hóa chất
Nội dung: thông tin phản hồi ở phần phụ lục)
VI.Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
-Đa dạng, phong phú nhiều ngành, phục vụ mọi tầng lớp nhân dân
- Ưu: sử dụng ít nhiên liệu, động lực, chi phí vận tải ít, vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu được lợi nhuận dễ dàng và có khả năng xuất khẩu.
- Nhược: chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố lao động, thị trường tiêu thụ và nguyên liệu.
-Các ngành chính: dệt may, da giày , nhựa, sành sứ, thủy tinh.
-Ngành dệt may là chủ đạo.
-Các nước có ngành dệt may phát triển : Trung Quốc, An Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản
VII.Công nghiệp thực phẩm
1.Vai trò
-Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn, uống.
2.Đặc điểm kinh tế
-Xây dựng tốn ít vốn đầu tư.
-Quay vòng vốn nhanh.
-Tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế- quốc dân.
-Chia làm 3 ngành chính:
+Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi.
+Công nghiệp chế biến thủy hải sản.
4. Củng cố và đánh giá
1.Nêu vai trò của ngành công nghiệp điện tử cơ khí tin học.
2.Tại sao công nghiệp hóa chất lại được coi là ngành sản xuất mũi nhọn.
3.Tại sao ngành công nghiệp dệt và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển.
5. Hoạt động nối tiếp
HS làm bài tập 3 SGK trang 130.
VI. PHỤ LỤC
Phiếu học tập của HĐ 1
Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, hoàn thành bảng sau:
Công nghệp cơ khí
Công nghiệp điện tử -tin học
Công nghiệp hóa chất
Vai trò
Phân loại
Phân bố chủ yếu
Thông tin phản hồi
Công nghệp cơ khí
Công nghiệp điện tử -tin học
Công nghiệp hóa chất
Vai trò
-Đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật , nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống cho con người.
-Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kỹ thuật của mọi quốc gia.
-Là ngành mũi nhọn.
-Ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, đời sống và các chế phẩm của nó cũng được sử dụng rộng rãi.
-Ngành nông nghiệp thì ngành hóa chất giúp thực hiện quá trình hóa học hóa, tăng trưởng sản xuất
-Cung cấp phân bón , thuốc trừ sâu
Phân loại
+Cơ khí thiết bị toàn bộ.
+Cơ khí máy công cụ.
+Cơ khí hàng tiêu dùng.
+Cơ khí chính xác
-Máy tính.
-Thiết bị điện tử.
-Điện tử tiêu dùng.
-Thiết bị viễn thông .
Chia làm 3 nhóm:
+Hóa chất cơ bản
+Hóa tổng hợp hữu cơ.
+Hòa dầu: Xăng, dầu hỏa,dược phẩm, chất thơm.
Phân bố chủ yếu
-Các nước phát triển: đi đầu về trình độ công nghệ.
-Các nước đang phát triển: sửa chửa , lắp ráp.
-Đứng đầu là :Hoa Kỳ , Nhật Bản, EU
-Các nước phát triển; đủ ngành
-Các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.
Ngày soạn: 10/1/2011
Tuần:
TPPCT: 39; BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1.Về kiến thức
-Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp( TCLTCN).
-Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.
2.Về kỹ năng
-Nhận diện được những đặc điểm chính của TCLTCN.
3.Về thái độ, hành vi
-Biết được các hình thức TCLTCN ở VN và địa phương.
-Ung hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương( điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
-Sơ đồ các hình thức TCLTCN chủ yếu( phóng to theo SGK hoặc dùng máy chiếu hình).
-Các tranh ảnh, băng hình về các hình thức này ở trên thế giới hay ở VN và địa phương.
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
-Mở bài: Do điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế trình độ khoa hoạc kĩ thuật ở mỗi lãnh thổ không giống nhau đã hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau, đó là điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội, nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất về KT-XH và môi trường. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp rất đa dạng và phong phú, có sự phát triển từ thấp đến cao.
-Phần mở đầu trong SGK.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: tìm hiểu vai trò của TCLTCN
CH: dựa vào SGK cho biết vai trò của TCLTCN?
HS: trả lời
GV: chuẩn kiến thức.
HĐ 2:tìm hiểu điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung:
B1: GV phân lớp học thành 4 nhóm:
Nhóm 1,3: tìm hiểu về điểm công nghiệp
CH: kể tên một số điểm công nghiệp ở địa phương
Nhóm 2,4: tìm hiểu về khu công nghiệp tập trung
CH:: kể tên một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở ĐN, VN mà em biết?
HĐ 2: Tìm hiểu TTCN
HS dưa vào kênh chữ và sơ đồ SGK để trả lời câu hỏi:
-Khái niệm trung tâm công nghiệp?
-Đặc điểm?
-Quy mô?
-Liên hệ với Việt Nam có trung tâm công nghiệp nào?
HĐ 4: Tìm hiểu vùng công nghiệp
HS dựa vào kênh chữ và sơ đồ SGK để trả lời câu hỏi:
-Khái niệm vùng công nghiệp?
-Đặc điểm?
-Trên thế giới có vùng công nghiệp nổi tiếng nào?
I.Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
-Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên , vật chất và lao động.
-Góp phần thực hiện công việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
II.Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.Điểm công nghiệp
2.Khu công nghiệp tập trung
( phiếu học tập)
.
3.Trung tâm công nghiệp
-Khái niệm: Là hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao,là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.
-Đặc điểm:
+ Gồm nhiều xí nghiệp lớn, có thể xí nghiệp liên hợp, hưởng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp do xí nghiệp này quyết định.
+Các xí nghiệp nàydựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, ví trí thuận lợi
-Quy mô: Gồm các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật , kinh tế và quy trình công nghệ
Liên hệ với Việt Nam: Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng
4.Vùng công nghiệp
-Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
-Đặc điểm:
+Chia làm 2 vùng:
Vùng công nghịêp ngành: Là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại.
Vùng công nghiệp tổng hợp: Gọi là vùng công nghiệp không gian rộng lớn gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ với nhau.
+Có nét tương đồng về tài nguyên, vị trí địa lý, nhiều lao động cùng sử dụng chung năng lượng, giao thông vận tải.
+Có một vài ngành chủ đạo tạo hướng chuyên môn hóa.
Vùng công nghiệp nổi tiếng trên thế giới như: Vùng Loren ở Pháp, vùng Rua ở CHLB Đức
4. Củng cố và đánh giá
1.Quan sát hình 33.1, điền tên các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp vào từng hình sao cho đúng.
2.Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lý
A.Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
B.Đặc điểm
1.Điểm công nghiệp
2.Khu công nghiệp
3.Trung tâm công nghịêp
4.Vùng công nghiệp
a.Một đến hai xí nghiệp gần vùng nguyên liệu, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
b.Nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình sản xuất .
c.Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao
d.Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp, nhiều xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.
5. hoạt động nối tiếp
HS làm bài tập 3 trang 132 SGK.
IV. PHỤ LỤC
Điểm công nghiệp
KCN tập trung
Vị trí
Nằm gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu
Khu vực có ranh giới rõ rang, gần cảng biển, quốc lộ lứn hay sân bay
Đặc điểm
+Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán, giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ sản xuất.
+ Phân công lao động về mặt địa lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.
+Không có dân sinh sống, vị trí địa lý thuận lợi.
+Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp , hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng.
+Chí phí sản xuất thấp.
+Môi trường chính trị và luật pháp ổn định
-Quy mô:
Vài chục hoặc vài trăm, hàng nghìn công nhân tùy thụôc tính chất từng xí nghiệp.
-Quy mô: Từ 50ha trở lên vài trăm ha.
-Đến tháng 7/2002: Có 68 khu công nghiệp và 4 khu chế xuất( Khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trang 1, Linh Trang 2,, Đà Nẵng), có 1 khu công nghệ cao( Hòa Lạc).
Ngày soạn: 10/
File đính kèm:
- giao an 10mai.doc