Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 5, 6

A/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS phải hiểu rõ

- Các khái niệm : Vũ trụ , Thiên hà , Dải ngân hà , Hệ Mặt Trời

- Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Sự chuyển động quanh trục của Trái Đất - Hệ quả

2/ Kỹ năng : Xác định giờ địa phương , giờ quốc tế ; xác định hướng di chuyển của gió, bão

B- PHƯƠNG TIỆN :

- Địa cầu , đèn pin

- Bản đồ các múi giờ

- Đồng hồ các múi giờ ( tự làm )

C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1- Ổn định :

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 5, 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 CHƯƠNG II VŨ TRỤ . HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Bài 5 : VŨ TRỤ , HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAYQUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT A/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS phải hiểu rõ Các khái niệm : Vũ trụ , Thiên hà , Dải ngân hà , Hệ Mặt Trời Trái Đất trong hệ Mặt Trời Sự chuyển động quanh trục của Trái Đất - Hệ quả 2/ Kỹ năng : Xác định giờ địa phương , giờ quốc tế ; xác định hướng di chuyển của gió, bão B- PHƯƠNG TIỆN : - Địa cầu , đèn pin - Bản đồ các múi giờ - Đồng hồ các múi giờ ( tự làm ) C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1- Ổn định : 3- Bài mới : Thời gian Hoạt động Nội dung cơ bản 10’ 10’ 18’ HĐ1 : cá nhân GV cho HS xem tranh về vũ trụ , thiên hà , nêu các câu hỏi cho HS trả lời các câu hỏi : -Vũ trụ là gì ? -Thiên hà là gì ? - Dải ngân hà là gì ? - Mô tả về hệ mặt trời ? HĐ2 : cá nhân Gv cho HS xem hình vẽ về hệ mặt Trời , trả lời các câu hỏi : Kể tên các hành tinh trong hệ mặt Trời ? Hướng chuyển động quanh mặt Trời của các hành tinh nầy ? HĐ3 : cá nhân Bước 1 : GV dùng mô hình địa cầu và đèn pin mô tả vận động tự quay . Từ đó cho HS trả lời các câu hỏi : -Vì sao ngày và đêm luân phiên ( Trái Đất hình cầu và tự quay liên tục ) - Vì sao ta thấy mặt Trời mọc ở hướng Đông , lặn ở hướng Tây ? ( chuyển động biểu kiến ) Bước 2 : Gv sử dụng đồng hồ các múi giờ kết hợp với bản đồ hình 5.3 hướng dẫn cho HS cách tính giờ địa phương khi biết giờ quốc tế hoặc giờ của một địa phương khác Bước 3 : Chủ yếu cho HS thực hành vẽ hướng lệch của chuyển động ở BBC và NBC. I/ Các Khái niệm : Vũ Trụ : là khoảng không gian vô tận có chứa các Thiên hà . Thiên là là tập hợp của nhiều thiên thể ( ngôi sao,hành tinh, vệ tinh, sao chổi .... bụi , khí , bức xạ điện từ) DảiNgân hà : là thiên hà có chứa mặt trời Hệ Mặt Trời : là tập hợp mà mặt Trời nằm ở trung tâm và có 8 hành tinh quay quanh nó . II/ Trái Đất trong hệ Mặt Trời : Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa quay quanh mặt Trời . Khoảng cách TB là 149,6 triệu Km . III/ Hệ quả vận động tự quay : 1- Tạo ra ngày đêm liên tiếp trên địa cầu * Giờ địa phương : là giờ tính theo địa phương ( phía Đông sớm hơn phía Tây ) * Giờ quốc tế ( GMT ) : giờ tính theo kinh tuyến gốc .( 00K * Đường đổi ngày : là kinh tuyến 1800 ( đối diện với KT gốc ) - Vượt qua đường đổi ngày theo hướng từ Tây sang Đông ( ngược kim đồng hồ ) thì lùi một ngày lịch . 2- Tạo ra lực Côriôlit làm lệch hướng các chuyển động trên bề mặt đất : BBC lệch sang tay phải , NBC lệch sang tay trái hướng chuyển động. 4/ Đánh giá : Vì sao giờ ở phía Đông luôn sớm hơn giờ ở phía Tây ? 5/ Hoạt động nối tiếp : Tìm hiểu hệ quả của vận động tự quay của Trái Đất Ô chữ : 1 T H I E N H A 2 L I E N T U C 3 M U I G I O 4 N G A Y D E M 5 V U T R U 6 T A N G 7 T R U C 8 C O R I O L I T 9 G R I N U Y T 1/ 7 ô Là tập hợp của nhiều thên thể , bụi khí 2/7 ô Trái đất tự quay sẽ làm cho ngày đêm 3/ 6 ô Những địa phương nằm trong. sẽ có giờ giống nhau 4/ 6 ô Vì trái đất có hình khối cầu nên có hiện tượng nầy 5/ 5 ô Là khoảng không gian vô tận 6/ 4 ô Nếu vượt qua đường đổi ngày theo chiều kim đồng hồ thì sẽ 1 ngày 7/ 4 ô Trái đất tự quay quanh .. 8/ 8 ô Lực làm lệch hướng chuuyển động các vật thể trên mặt đất 9/ 7 ô Đây là kinh tuyến gốc 6/ Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 17/9/2007 Tiết 6 Bài 6 : HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT A/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS phải giải thích được : Các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời .Đó là : chuyển động biểu kiến hăằg năm của mặt Trời , các mùa, hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa 2/ Kỹ năng : Xác định đường chuyển động biểu kiến , vùng có 2 lần mặt Trời qua thiên đỉnh ; xác định góc chiếu của mặt Trời vào giữa trưa tại xích đạo vào các ngày 21/3 ,22/6 23/9 và 22/12. 3/ Thái độ : Nhận thức đúng về quy luật của tự nhiên B- PHƯƠNG TIỆN : - Mô hình Địa cầu - Bìa cắt hình mặt Trời và Trái Đất ở các vị trí ( đồ dùng tự làm ) C- TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1- Ổn định : 2- Bài cũ : - Khi Hà nội (múi giờ +7) là 20 giờ ngày 31/12 thì ở TôKiô ( múi +9) , Niu oóc (múi -5) là mấy giờ ? - Vì sao trên Trái Đất luôn có ngày đêm liên tiếp ? 2- Bài mới : Thời gian Hoạt động Nội dung cơ bản 10’ 10’ 18’ HĐ1 : cả lớp GV nêu các câu hỏi : Thế nào là chuyển động biểu kiến ? ( là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thực mà là ngược lại ) Dựa vào hình 6.1 , cho biết những nơi nào trên Trái Đất có thể thấy mặt Trời qua đỉnh đầu vào lúc giữa trưa? ( nội chí tuyến ) Vùng có 2 lần mặt Trời qua thiên đỉnh / năm ? ( từ CTB đến CTN ) Nơi nào chỉ có 1 lần mặt Trời qua thiên đỉnh/ năm ? ( CTB, CTN) Nơi nào không có hiện tượng nầy ? ( vùng ngoại chí tuyến ) Vì sao có hiện tượng nầy ? ( Vì Trục Trái Đất luôn nghiêng một góc ( 66033’) và một hướng không đổi khi chuyển động quanh mặt Trời ) HĐ2 :Nhóm Bước 1 : GV dán các miếmg cắt lên bảng như hình 6.2 Yêu cầu nội dung cần tìm hiểu tại một vị trí Ngày dương lịch , tên gọi ? Mặt Trời qua đỉnh đầu tại vĩ độ ? Theo dương lịch thì vị trí đó bắt đầu cho mùa nào ? Theo âm –dương lịch thì vị trí đó là giữa mùa nào ? Chia làm 4 nhóm theo 4 vị trí Bước 2 : các nhóm làm việc Các nhóm trình bày kết quả GV hoàn chỉnh kiến thức . HĐ3: cả lớp : GV sử dụng hình 6.2 trên bảng và hình 6.3 để hình thành kiến thức về độ dài ngày đêm theo muà và theo vĩ độ Độ dài ngày đêm tại xích đạo , BBC , NBC ? 1/ Chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt Trời : Là hiện tượng mặt Trời qua thiên đỉnh lần lượt tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến II/ Các mùa trong năm : Theo dương lịch :có 4 mùa : Xuân : bắt đầu từ 21/3 Hạ : bắt đầu từ 22/6 Thu : Bắt đầu từ 23/9 Đông : bắt đầu từ 22/12 Theo âm – dương lịch : thời gian bắt đầu của mỗi mùa sớm hơn dương lịch 45 ngày . III/ Ngày đêm dài ngắn : Mùa Xuân : ngày dài dần ra Mùa Hạ : Ngày dài nhất và ngắn dần Mùa Thu : Ngày ngắn dần lại Mùa Đông :Ngày ngắn nhất và dài dần ra Xích đạo : ngày = đêm , càng xa xích đạo chênh lệch càng lớn Từ vòng cực đến cực có ngày hoặc đêm 24 giờ Cực có ngày hoặc đêm dài 6 tháng . 4/ Đánh giá : Giải thích câu : “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối ” Câu nầy đúng ở khu vực nào ? 5/ Hoạt động nối tiếp : Trả lời câu hỏi bài tập số 3 ( SGK trang 24 ) 6/ Kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10CBCHUONGII.doc