Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 50: Kiểm tra 1 tiết

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Học sinh cần:

 - Các nguồn lực phát triển kinh tế

 - Cơ cấu nền kinh tế

- Đặc điểm của nông nghiệp.

- Đặc điểm của công nghiệp

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, vẽ biểu đồ, nhận xét của học sinh

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: đọc bài, tham khảo tài liệu và ra đề kiểm tra.

- Học sinh: Học kỹ bài ở nhà.

III. NỘI DUNG ĐỀ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 50: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY TUẦN 25 Ngày soạn: ... TIẾT 50 Ngày kiểm tra: . KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học sinh cần: - Các nguồn lực phát triển kinh tế - Cơ cấu nền kinh tế - Đặc điểm của nông nghiệp. - Đặc điểm của công nghiệp - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, vẽ biểu đồ, nhận xét của học sinh II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: đọc bài, tham khảo tài liệu và ra đề kiểm tra. - Học sinh: Học kỹ bài ở nhà. III. NỘI DUNG ĐỀ: I. Trắc nghiệm: (3 điểm). Học sinh lựa phương án đúng nhất Câu 1: Các yếu tố sau thuộc nguồn lực phát triển kinh tế nào: dân số, nguồn lao động, vốn, thị trường? A. Ngoại lực B. Nguồn lực tự nhiên C. Nguồn lực kinh tế – xã hội D. Vị trí địa lí. Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) đóng vai trò ..................................... trong việc phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. A. Quan trọng B. Quyết định C. Hỗ trợ Câu 3: Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế là: A. Chính trị, giao thông, tự nhiên. B. Vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội. C. Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ. D. Khoa học kỹ thuật, chính sách, thị trường. Câu 4: Các nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố nông nghiệp là: A. Đất trồng, khí hậu, sinh vật. B. Đất trồng, khí hậu, nguồn nước. C. Khí hậu, nguồn nước, sinh vật. D. Đất trồng, khoáng sản, sinh vật. Câu 5: Ghép tên các cây trồng vào nhóm cây tương ứng: TÊN CÂY TRỒNG NHÓM CÂY 1. Cao su, cà phê, mía, bông... a. Làm thức ăn cho gia súc 2. Lúa, ngô, khoai ... b. Cây thực phẩm 3. Cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ Xu Đăng c. Cây lương thực 4. Rau, đậu ... d. Cây công nghiệp Câu 6: Khoanh tròn vào các thuỷ sản không phải nuôi trồng: A. Tôm, cua, cá B. Đồi mồi, trai ngọc, sò huyết C. Mực, cá voi D. Rong, tảo biển ... II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: 1,5 điểm Điền vào sơ đồ dưới đây các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế: Cơ cấu nền kinh tế Câu 2: 1,5 điểm Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? III. Bài tập: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Năm 1950 1970 1980 1990 Sản lượng (Triệu tấn) 676 1213 1561 1650 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm? b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét IV. ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: C (0,5 điểm) Câu 2: A (0,5 điểm) Câu 3: C (0,5 điểm) Câu 4: B (0,5 điểm) Câu 5: (1d; 2c; 3a; 4b) (0,5 điểm) Câu 6: D (0,5 điểm) II. Tự luận (3 điểm) Cơ cấu nền kinh tế Câu 1: 1,5 (điểm) Cơ cấu lãnh thổ Thành phần KT Cơ cấu ngành KT Quốc gia Toàn cầu và khu vực KT trong nước Dịch vụ Nông Lâm Ngư nghiệp vùng KT có vốn đầu tư nước ngoài CN XD Câu 2: 1,5 (điểm) - Học sinh nêu đúng 5 đặc điểm (1 điểm) - Giải đúng đặc điểm quan trọng nhất (0,5 điểm) III. Bài tập (4 điểm) - Học sinh vẽ biểu đồ hình cột: chính xác, đầy đủ yêu cầu, đẹp (2 điểm) - Nhận xét (2 điểm) + Sản lượng lương thực thế giới tăng nhanh, liên tục và không đều qua các năm (1 điểm) + Từ 1950 – 1990 sản lượng lương thực thế giới tăng 974 triệu tấn trong vòng 40 năm (0.5 điểm) + Từ 1970 – 1980 sản lượng lương thực thế giới tăng nhanh nhất 348 triệu tấn (0,25 điểm) + Từ 1980 – 1990 sản lượng lương thực thế giới tăng chậm nhất 89 triệu tấn (0,25 điểm) * Nếu học sinh vẽ thiếu hoặc sai mỗi trường hợp trừ 0,25 điểm V. NHẬN XÉT ƯU VÀ NHƯỢCĐIỂM * Ưu điểm: - Đa phần học sinh có ý thức học bài nên lý thuyết đều làm được - Nhiều em hiểu và làm được bài tập. * Nhược điểm: - Trắc nghiệm học sinh làm chưa quen nên vẫn còn sai. - Bài tập còn một số em vẫn không nắm được nên làm sai. - Học sinh học bài không kỹ nên một số câu lý thuyết, trắc nghiệm còn làm lộn. VI. RÚT RA KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY - Nên dạy kĩ hơn cách xác định và làm bài thi trắc nghiệm. - Bài tập nên cho học sinh thực hành và làm nhiều hơn đặc biệt là phần nhận xét. - Thường xuyên kiểm tra kĩ năng học bài và trình bài của học sinh. - Sử dụng nhiều hơn sơ đồ trong dạy học KT, ngày . Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T 50.doc