Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 9: Học thuyết về sự hình thành trái đất - Cấu trúc của trái đất

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức:

Biết được sự hình thành trái đất là do quy luật cơ bản của bản thân vũ trụ.

Trình bày được nội dung học thuyết Ôt-tô xmít vế sự hình thành trái đất.

So sánh được đặc điểm các lớp cấu tạo trái đất.

2. Kỹ năng

Rèn luyện cho HS cách trình bày một vấn đề.

Biết phân tích, so sánh các đặc điểm của các lớp cấu tạo trái đất dựa vào kênh hình.

3. Thái độ

Có nhận thức đứng đắn về sự hình thành trái đất theo quan điểm duy vật biện chứng: Trái đất không phải do thượng đế sinh ra.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP

Tranh ảnh, hình vẽ về sự hình thành trái đất.

Tranh 8.2 phóng to.

Đặt vấn đề, thuyết trình

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Tiết 9: Học thuyết về sự hình thành trái đất - Cấu trúc của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng Chương iii: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển tiết 9: Học thuyết về sự hình thành trái đất- Cấu trúc của trái đất I.Mục tiêu bài học. Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức: Biết được sự hình thành trái đất là do quy luật cơ bản của bản thân vũ trụ. Trình bày được nội dung học thuyết Ôt-tô xmít vế sự hình thành trái đất. So sánh được đặc điểm các lớp cấu tạo trái đất. 2. Kỹ năng Rèn luyện cho HS cách trình bày một vấn đề. Biết phân tích, so sánh các đặc điểm của các lớp cấu tạo trái đất dựa vào kênh hình. 3. Thái độ Có nhận thức đứng đắn về sự hình thành trái đất theo quan điểm duy vật biện chứng: Trái đất không phải do thượng đế sinh ra. II.Thiết bị dạy học, phương pháp Tranh ảnh, hình vẽ về sự hình thành trái đất. Tranh 8.2 phóng to. Đặt vấn đề, thuyết trình III. Hoạt động dạy học. ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành của HS Bài mới Mởi bài: Trái đất có từ bao giờ, nó được hình thành như thế nào? và người ta phải nghiên cứu ở trong lòng trái đất ra sao? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu về học thuyết hình thành trái đất YC HS HĐ cá nhân GVgiới thiệu khái quát về giá trị của giả thuyết Căng-La-Plat: + Quan điểm duy tâm về sự hình thành trái đất trước giả thuyết Căng-La-Plát + Khái quát về giả thuyết Căng-La-Plát + Giá trị của giả thuyết Căng-La-Plát Dùng hình vẽ, tranh ảnh...Kết hợp với hình 8.1(SGK) và sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở hướng dẫn học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo cặp để tìm hiểu nội dung của học thuyết Ôt-Tô Xmít Yêu cầu HS trình bày và giải thích về sự hình thành Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất theo học thuyết Ôt-Tô Xmít dựa vào tranh ảnh hoặc hình vẽ... GV chuẩn xác lại kiến thức cho HS và sử dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình giúp HS hiểu biết giá trị của các học thuyết về sự hình thành Trái đất đã gây ra một tiếng vang lớn, chống lại quan điểm duy tâm cho rằng trái đất do Thượng Đế sinh ra. HĐ 2: Tìm hiểu cấu trúc của trái đất YC HS HĐ nhóm GV giới thiệu khái quát tại sao nghiêm cứu cấu trúc của Trái Đất các nhà khoa học thường dùng phương pháp địa chấn. Bước 1: HS đọc hình 8.2, 8.3(SGK), cho biết : + Trái Đất cấu tạo gồm mấy lớp? Nêu tên từng lớp. + Đặc điểm khác nhau của các lớp là gì? + So sánh sự giốngvà khác nhau của lớp vỏ lục địa và lớp vỏ Đại Dương + Trình bày vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất, lớp vỏ Manti. Bước 2:HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức. GV kết luận: Trái đất được cấu tạo thành rất nhiều lớp, gồm 3 lớp chính. Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày nên lớp vỏ Trái đất phân chia ra 2 kiêu: Vỏ Lục Địa và Vỏ Đại Dương. Ngoài 2 kiểu vỏ chính đó, còn có kiểu vỏ hỗn hợp. Lớp vỏ Trái đất là lớp vỏ mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng vi đây là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật... Về bao Manti: Lớp Manti phân chia ra rất nhiều tầng, gồm 2 tầng chính. Vật chất của bao Manti có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn có thể chuyển động được thành các dòng đối lưu- Đây là một trong những nguyên nhân làm cho thạch quyển di chuyển trên lớp quánh dẻo này I. Học thuyết về sự hình thành Trái Đất. Giả thuyết Căng-Lap-Lat: + Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất được hình thành từ khối khí loãng, nhiệt độ cao ngưng tụ và nguội dần. -Học thuyết về sự hình thành Trái Đất của Ôt-Tô Xmít: + Những hành tinh trong hệ Mặt Trời được hình hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh + Đám mây chuyển động quanh Mặt Trời và dần dần ngưng tụ thành các hành tinh + Học thuyết có giá trị lớn. II. Cấu trúc của Trái Đất. -Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất, được cấu tạo theo lớp. + Ba lớp chính: Vỏ Trái Đất, Manti,Nhân. + Các lớp đó có đặc điểm khác nhau về đọ dày, thể tích, vật chất cấu tạo... + Lớp vỏ Trái Đất gồm: Vỏ lục địa và vỏ Đại Dương -Khái niệm Thạch Quyển: SGK. IV. Củng cố dặn dò Về nhà học bài theo câu hỏi SGK Chuẩn bị trước nội dung bài 9

File đính kèm:

  • docDia ly 10 Vip.doc