Giáo án môn học Địa lý 10 - Trường THCS - THPT Chu Văn An

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

 1. Kiến thức:

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng:

- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1.

- Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.

3. Thái độ:

- Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ các nước trên thế giới.

- Phiếu học tập.

- Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK (nếu có điều kiện).

 

doc81 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Trường THCS - THPT Chu Văn An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/09/2008 Tiết: 1. A. Khái quát Nền kinh tế - xã hội thế giới Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. - Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức. 2. Kĩ năng: - Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1. - Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước. 3. Thái độ: - Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. II. phương tiện dạy học - Bản đồ các nước trên thế giới. - Phiếu học tập. - Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK (nếu có điều kiện). III. Hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (Không) 3. Nội dung bài giảng Mở bài: ở lớp 10 các em đã được học đại lí đại cương tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hộ đại cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế - xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Giáo viên ghi tên bài lên bảng. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân/cặp - Bước 1: HS tự đọc mục I trong SGK và quan sát hình I hãy nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người). Hoặc có thể cho học sinh tiếp tục làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập (phần phụ lục). - Bước 2: Đại diện HS trình bày. GV chuẩn xác kiến thức và giải thích các khái niệm. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau: + Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, nhận xét tỉ trọng GDP của 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. + Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2, nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước. + Nhóm 3+4: Làm việc với bảng 1.3 và bảng thông tin ở ô chữ, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ bình quân giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. - Bước 2 Đại diện các nhóm lên bảng trình bày GV bổ sung và chuẩn kiến thức Hoạt động 3: Cả lớp - Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK trả lời: + Hãy so sánh cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với cuộc cách mạng kĩ thuật trước đây? + Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra. + Hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới. + Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều tri thức. + Em biết gì về nền kinh tế tri thức? - Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. I. Sự phân chia thành các nhóm nước - Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau của thế giới được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. - Các nước phát triển có GDP lớn, FDI nhiều, HDI cao. - Các nước đang phát triển thì ngược lại. II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước Thông tin phản hồi phiếu học tập 2 (phần phụ lục) III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Xuất hiện vào cuối TK XX. - Bùng nổ công nghệ cao. - Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin. - Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ → chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ → Nên kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. IV. Đánh giá A. Trắc nghiệm : Hãy chọn câu trả lời đúng. Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế thế giới sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức là: A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. B. Cuộc cách mạng khoa học. C. Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại. D. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. B. Tự luận 1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm phát triển và nhóm nước đang phát triển. 2. Dựa vào hình 1, nêu nhận xét về sự phân bố của các nước có mức GDP bình quân đầu người cao nhất và các nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất. V. Hoạt động nối tiếp Làm các câu hỏi và bài tập trang 9. SGK. VI. Rút kinh nghiệm - Thiếu phương tiện dạy học. - Cần liên hệ với thực tế địa phương. ViI. Phụ lục: Phiếu học tập 1 GDP/người Một số nước tiêu biểu Mức thấp: < 725 Trung Quốc, Việt Nam... Mức trung bình dưới: 725 - 2895 Liên bang Nga... Mức trung bình cao: 2896 - 8955 Braxin, Iran... Mức cao: > 8955 Hoa Kỳ, Canađa... Phiếu học tập 2 Bảng ghi kết quả thảo luận của các nhóm Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP (2004 - %) 79, 3 20, 7 Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế (2004) KV I KV II KV III KV I KV II KV III Tuổi thọ bình quân (2005) HDI (2003) Thông tin phản hồi phiếu học tập 1 GDP/người Một số nước tiêu biểu Mức thấp: < 725 Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, Camphuchia... Mức trung bình dưới: 725 - 2895 Liên bang Nga, Ucraina, Thái Lan, Malaixia, Angiêri... Mức trung bình cao: 2896 - 8955 Braxin, Iran, Paragoay, Nam Phi, Mehicô, Libi... Mức cao: > 8955 Hoa Kỳ, Canađa, Pháp, Đức, Ôxtrâylia... Thông tin phản hồi phiếu học tập 2 Bảng ghi kết quả thảo luận của các nhóm Các chỉ số Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển GDP (2004 - %) 79, 3 20, 7 Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế (2004) KV I KV II KV III KV I KV II KV III 2 27 71 25 32 43 Tuổi thọ bình quân (2005) 76 65 HDI (2003) 0,855 0,694 Ngày soạn: 05/09/2008 Tiết: 2. Bài 2 . Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá, khu vực hoá - Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết khu vực. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực. - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên quy mô về số dân, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội tại địa phương. II. phương tiện dạy học - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực (GV có thể dùng ký hiệu để thể hiện trên nền lược đồ hành chính thế giới vị trí của các nước trong các tổ chức liên kết kinh tế khác nhau). - Chuẩn bị phiếu học tập. III. Hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Trình bày sự phân chia thành các nhóm nước? Câu 2: Nêu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại? 3. Nội dung bài giảng Mở bài: Giáo viên hỏi: Các công ty Honda, Coca Cola, Nokia, Sharp, Samsung... thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hoá. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hoá là gì? Đặc trưng của toàn cầu hoá? Toàn cầu hoá và khu vực hoá có gì khác nhau? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp - Bước 1: GV nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu → làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hoá kinh tế . Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hoá kinh tế? + Hãy tìm ví dụ chứng minh biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Liên hệ với Việt Nam + Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, theo em, toàn cầu hoá là cơ hội hay thách thức? + Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế. - Bước 2: HS trả lời, GV bổ sung và chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1+2 đọc phần kênh chữ trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ thể + Nhóm 3+4 tham khảo bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ trống trên bảng, xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực phù hợp với các số thứ tự ghi trên lược đồ trống - Bước 2: Đại diện các nhóm trả lời GV nhận xét, dựa trên bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, khắc sâu biểu tượng bản đồ về các tổ chức liên kết kinh tế trong bảng 2 cho HS, sau đó yêu cầu từng em HS hoàn thành phiếu học tập. Hoạt động 3: Cả lớp GV hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi: - Khu vực hoá có những mặt tích cực nào và đạt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia - Khu vực hoá và toàn cầu hoá có mối quan hệ như thế nào? - Liên hệ với VN trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay. I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế 1. Biểu hiện - Thương mại thế giới phát triển mạnh. - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2. Hệ quả - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực a. Nguyên nhân hình thành - Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. (Thông tin phản hồi phiếu học tập - phần phụ lục) 2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế - Tích cực ; + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ. + Thúc đẩy quá trình mở cửa của thị trường từng nước → tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn → thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. - Tiêu cực: Đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia... IV. Đánh giá A. Trắc nghiệm 1. Hãy chọn câu trả lời đúng. Toàn cầu hoá: A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. B. Là quá trình liên kết các nước đang phát triển trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học. C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế – xã hội của các nước đang phát triển. D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học. B. Tự luận 1. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hoá nền kinh tế. 2. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào? V. hoạt động nối tiếp - HS về nhà học và trả lời câu hỏi trong sgk. - Chuẩn bị bài 3. VI. Rút kinh nghiệm - Cần nhiều dẫn chứng để làm nổi bật các vấn đề mà bài yêu cầu. - Liên hệ với thực tế địa phương. VIi. Phụ lục: Phiếu học tập (HĐ 2) Dựa vào bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, hoàn thành bảng sau: Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất APEC, ASEAN, ... Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất Tổ chức có số thành viên cao nhất Tổ chức có số thành viên thấp nhất Tổ chức có đông dân nhất Tổ chức ít dân nhất Tổ chức được thành lập sớm nhất Tổ chức được thành lập muộn nhất Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất Thông tin phản hồi Phiếu học tập (HĐ 2) Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất APEC, ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất APEC, NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR Tổ chức có số thành viên cao nhất EU Tổ chức có số thành viên thấp nhất NAFTA Tổ chức có đông dân nhất APEC Tổ chức ít dân nhất MERCOSUR Tổ chức được thành lập sớm nhất EU Tổ chức được thành lập muộn nhất NAFTA Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất APEC Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất NAFTA Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất ASEAN Ngày soạn: 05/09/2008 Tiết: 3. Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết và giải thíc được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển. - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh. 2. Kĩ năng: Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế. 3. Thái độ: Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. II. phương tiện dạy học - Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam. - Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới. - Bảng 3.1, 3.2 (SGK phóng to) - Chuẩn bị phiếu học tập. III. Hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Vì sao phải liên kết khu vực kinh tế ? Hệ quả của nó ? Câu 2: Xu hướng toàn cầu hoá KT dẫn đến hệ quả gì? Kể một số các tổ chức liên kết KT ? 3. Nội dung bài giảng Mở bài : Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm với nội dung thảo luận của các nhóm như sau: + Các nhóm 1, 2 thực hiện nhiệm vụ: Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. + Các nhóm 3, 4 thực hiện nhiệm vụ: Tham khoả thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. - Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. Giáo viên kết luận về đặc điểm của bùng nổ dân số, già hoá dân số và hệ quả của chúng, kết hợp liên hệ với Việt Nam. Lưu ý: Khi phân tích tránh để HS hiểu sai, cho rằng người già trở thành người ăn bám xã hội. Các em cần hiểu đây là trách nhiệm của xã hội đối với người già, những người có nhiều đóng góp cho xã hội. Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ hai. Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: Cá nhân - Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK hoàn thành phiếu học tập sau. - Bước 2: HS trả lời GV bổ sung và chuẩn kiến thức.bằng thông tin phản hồi. Hoạt động 3: Cả lớp - Bước 1: Giáo viên thuyết trình (có sự tham gia tích cực của HS) về: chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm. Kết hợp một số mẩu chuyện về hoạt động khủng bố diễn ra ở Nga, Mĩ, Inđônêxia, Tây Ban Nha, Anh... và các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền, sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma tuý...). GV nhấn mạnh sự cấp thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động kinh tế ngầm. - Bước 2: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài: “Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân?” I. Dân số 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh, 6477 triệu người năm 2005. - Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới. - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kỳ giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển. - Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn. - Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển đang có xu hướng chững lại. - Dân số tăng nhanh gây sức ép năng nền đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hoá dân số. Dân số thế giới ngày càng già đi. a. Biểu hiện - Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng. - Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già. - Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. b. Hậu quả: - Thiếu lao động - Chi phí phúc lợi cho người già lớn. II. Môi trường (Thông tin phản hồi phiếu học tập, phần phụ lục). 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn. 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương. 3. Suy giảm đa dạng sinh học. III. Một số vấn đề khác - Nạn khủng bố đã xuất hiện trên toàn thế giới. - Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe dạo đối với hoà bình và ổn định thế giới. IV. Đánh giá A. Trắc nghiệm: Bùng nổ dân số trong mọi thời kì đều bắt nguồn từ: A. Các nước phát triển. B. Các nước đang phát triển. C. Đồng thời các nước phát triển và các nước đang phát triển. D. Cả nhóm nước phát triển và đang phát triển nhưng không cùng thời điểm. B. Tự luận 1. Chứng minh trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. 2. Kể tên các vấn đề môi trường toàn cầu. Nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết. V. Hoạt động nối tiếp. - Làm bài tập 2 và 3 trang 16 SGK. - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề về môi trường toàn cầu. vi. rút kinh nghiệm - Liên hệ với đất nước, địa phương. - Thiếu phương tiện dạy học. VIi. Phụ lục: Phiếu học tập (HĐ 2) Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập: Một số vấn đề về môi trường toàn cầu Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ô dôn Ô nhiễm biển và đại dương Suy giảm đa dạng sinh học Thông tin phản hồi Phiếu học tập Một số vấn đề về môi trường toàn cầu Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái đất nóng lên. - Mưa axit. - Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển → hiệu ứng nhà kính. - Chủ yếu từ ngành sx điện và các ngành CN sử dụng than đốt. - Băng tan. - Mực nước biển tăng →ngập một số vùng đất thấp. - ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sản xuất. Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sx và sinh hoạt. Suy giảm tầng ô dôn - Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn. Hoạt động CN và sinh hoạt → một lượng khí thải lớn trong khí quyển. ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật thủy sinh. Cắt giảm lượng CFCS trong sx và sinh hoạt. Ô nhiễm biển và đại dương - Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt. - Ô nhiễm biển. - Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. - Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu mỏ. - Thiếu nguồn nước sạch. - ảnh hưởng đến sức khoẻ. - ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh. - Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý chất thải. - Đảm bảo an toàn hàng hải. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Khai thác thiên nhiên quá mức. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu... - Mất cân bằng sinh thái. - Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. Ngày soạn: 05/09/2008 Tiết: 4. Bài 4: Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng: Thu thập và xử lý thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. 3. Thái độ, hành vi Nhận thức rõ ràng, cụ thể những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt. II. phương tiện dạy học - Một số hình ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lý, kinh doanh. - (sgk) III. Hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Vì sao dân số lại là vấn đề mang tính toàn cầu? Câu 2: Nêu hiện trạng về vấn đề môi trường ? 3. Nội dung bài thực hành Mở bài: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước. Hoạt động: Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. ( các nhóm cùng thảo luận nội dung như nhau) + GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành. + GV giới thiệu khái quát: Mỗi ô kiến thức trong SGK là nội dung về 1 cơ hội và thách thức của toàn cầu đối với các nước đang phát triển. + Học sinh đọc các ô kiến thức trong SGK, dựa vào các tài liệu tham khảo và kiến thức đã học để rút ra kết luận về các đặc điểm của nền kinh tế thế giới. + Các kết luận phải được diễn đạt rõ ràng, đúng, đủ nội dung mà ô kiến thức đã đề cập đến. + Sắp xếp các kết luận theo thứ tự của các ô kiến thức. Ví dụ: +, Kết luận 1 (sau ô 1) +, Kết luận 2 (sau ô 2) + Kết luận chung về cơ hội đối với các nước đang phát triển. + Kết luận chung về thách thức đối với các nước đang phát triển... - Bước 2: Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý. GV chuẩn kiến thức. IV. Đánh giá A. Trắc nghiệm: Câu nào dưới đây không chính xác: A. Toàn cầu hoá đem đến nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển. B. Toàn cầu hoá tạo nên nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển. C. Toàn cầu hoá chỉ tạo cơ hội đón đầu các công nghệ hiện đại cho các nước phát triển. D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế thế giới. B. Tự luận Hãy tìm ví dụ để chứng minh, trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. V. Hoạt động nối tiếp + Về nhà mỗi HS hoàn thành báo cáo hoàn chỉnh khoảng một trang giấy với tiêu đề “ Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển”. + Gợi ý dàn bài viết báo cáo. 1/ Đặt vấn đề:........................................................................................................... 2/ Nội dung.............................................................................................................. Cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Thách thức đối với các nước đang phát triển. 3/ Kết luận............................................................................................................... VI. rút kinh nghiệm Học sinh cần chuẩn bị bài trước ở nhà. Ngày soạn: 8 tháng 10 năm 2008 Tiết: 5. Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực tiết 1: Một số vấn đề của châu phi I. Mục tiêu Bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu kho, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá. - Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tộc. - Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm. 2. Kĩ năng Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi. 3. Thái độ, hành vi Chia sẽ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua. II. phương tiện dạy học - Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Phi, bản đồ Kinh tế chung châu Phi. - Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân châu Phi (nếu có) III. Hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra phần thực hành của học sinh) 3. Nội dung bài giảng Mở bài: Sông Nin, con sông dài nhất thế giới, với hai nhánh chính Nin Xanh và Nin Trắng, những chặng đường dòng sông Ninh đi qua, những món quà mà châu phi đã ban tặng. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Giáo viên khái quát vị trí tiếp giáp và cung cấp cho HS toạ độ địa lí của châu Phi Từ : 38o B - 35o N 51o Đ - 18oT + Nhóm 1+2 Dựa vào hình 5.1 SGK, hệ toạ độ, tranh ảnh và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: Đặc điểm khí hậu và cảnh quan châu Phi? + Nhóm 3+4 Dựa vào kênh chữ trong SGK và hình 5.1 hãy: Nhận xét sự phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản ở châu Phi và biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên trên. - Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Cá nhân/ Cặp - Bước1: Học sinh dựa vào bảng 5.1, kênh chữ và thông tin bổ sung sau bài học trong SGK hãy: + So sánh và nhận xét tình hình sinh tử, gia tăng dân số của châu Phi với thế giới và các châu lục khác? + Dựa vào hình ảnh về cuộc sống của ngừơi dân châu Phi, kênh chữ và bảng thông tin trong SGK hãy: + Nhận xét chung vè tình hình xã hội châu Phi. - Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp + Dựa vào bảng 5.2 và kênh chữ trong SGK hãy: - Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế Châu Phi? Gợi ý: - So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số khu vực thuộc châu Phi với thế giới và Mĩ La tinh - Đóng góp vào GDP toàn cầu của châu Phi cao hay thấp? - Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển + HS trình bày, GV chuẩn kiến thức I. Một số vấn đề về tự nhiên - Khí hậ

File đính kèm:

  • docgiao an 11.doc