I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ. Nắm được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
2. Kĩ năng: Phân biệt một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ.
3. Thái độ hành vi: Thấy được sự cần thiêt của bản đồ trong học tập.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Các loại bản đồ thế giới và các châu.Tranh các loại phép chiếu phóng to.
Quả địa cầu, bìa .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2. Định hướng bài học:Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh vĩ tuyến thể hiện trên các loại bản đồ. Hãy giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó.
3. Bài mới:
147 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Trường THPT Tuyên Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần một: địa lí tự nhiên
Tiết: 1-2 chương i: bản đồ
Bài 1: một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
phân loại bản đồ
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ. Nắm được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
Kĩ năng: Phân biệt một số lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ.
Thái độ hành vi: Thấy được sự cần thiêt của bản đồ trong học tập.
II.Thiết bị dạy học:
Các loại bản đồ thế giới và các châu.Tranh các loại phép chiếu phóng to.
Quả địa cầu, bìa.
III. Hoạt động dạy học:
ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
Định hướng bài học:Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về sự khác nhau của hệ thống kinh vĩ tuyến thể hiện trên các loại bản đồ. Hãy giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1: GV yêu cầu HS quan sát các loại bản đồ nói trên và phát biểu khái niệm bản đồ.
- GV yêu cầu HS quan sát Địa cầu (mô hình của Trái Đất) và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến trên Địa cầu lên mặt phẳng
- GV yêu cầu HS quan sát trở lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi:
ã Tại sao hệ thống kinh, vĩ tuyến trên 3 bản đồ này có sự khác nhau?
ã Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau?
HĐ2: Cá nhân
- GV sử dụng tầm bìa thay mặt chiếu, cuộn lại thành hình nón và hình trụ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trong SGK và cho biết các phép chiếu cơ bản
HĐ3: Cá nhân
- GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trong SGK và cho biết các vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa cầu.
HĐ 4: Nhóm
- GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ từ 4 -6 HS.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa Cầu, đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, dùng để vẽ khu cực nào trên Địa Cầu.
ã Nhóm 1, 2, 3: hình 1.3 a và hình 1.3 b
ã Nhóm 4, 5, 6: hình 1.4a và hình 1.4b.
ã Nhóm 7, 8,9: hình 1.5a và hình 1.5b
- GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét.
HĐ 5: Cá nhân
- GV cuộn giấy vẽ hình nón
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 trong SGK, nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình nón với mặt Địa cầu.
HĐ6: Cá nhân
- GV cuộn giấy vẽ thành hình nón
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7a và hình 1.7b trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của hình nón với Địa cầu, đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ.
HĐ 7: Cá nhân
- GV yêu cầu 1 HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8 trong SGK, nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa cầu.
HĐ 8: Cá nhân
- GV yêu cầu 1 HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ và cho hình trụ này tiếp xúc với Địa cầu ở những vị trí khác nhau
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8a trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa cầu, đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ.
HĐ 9: Cá nhân
- GV hỏi: Tại sao phải phân loại bản đồ? Phân loại bản đồ có thể dụa vào những tiêu chí nào?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu trong SGK để trả lời từng cách phân loại. Sau đó GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ phân loại bản đồ vào vở.
I. Phép chiếu hình bản đồ
- Khái niệm bản đồ: SGK
1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ
Phép chiếu bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
2. Một số phép chiếu hình bản đồ
Khi chiếu có thể giữ nguyên mặt chiếu là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón, hình trụ.
a. Phép chiếu phương vị:
ã Phép chiếu phương vị đứng
ã Phép chiếu phương vị ngang
ã Phép chiếu phương vị nghiêng
b. Phép chiếu hình nón
Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa cầu lên mặt chiếu là hình nón
ã Phép chiếu hình nón đứng:
c. Phép chiếu hình trụ
Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa cầu lên mặt chiếu hình trụ.
ã Phép chiếu hình trụ đứng:
II. Phân loại bản đồ
1. Theo tỉ lệ
2. Theo nội dung bản đồ
3. Theo mục đích sử dụng
4. Theo lãnh thổ
IV. Củng cố
Phép chiếu bản đồ
Thể hiện trên bản đồ
Các kinh tuyến
Các vĩ tuyến
Khu vực tương đối chính xác
Khu vực kém chính xác
Phương vị đứng
Hình nón đứng
Hình trụ nón
V. Bài tập về nhà
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ phân loại bản đồ
VI. BỔ SUNG:
chương I: bản đồ
Tiết: 3 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các
đối tượng địa lý trên bản đồ
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài h/s cần:
- Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp.
- Hiểu rõ hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng.
- Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khai đọc bản đồ.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ khung Việt Nam, Công nghiệp Việt Nam, Nông nghiệp Việt Nam, Khí hậu Việt Nam, Tự nhiên Việt Nam, Phân bố dân cư Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học
1 .ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 2,3 sgk
3. Bài mới Mở bài: Trước tiên, giới thiệu bản đồ khung Việt Nam, sau đó giới thiệu một số bản đồ Việt Nam với các nội dung khác nhau và yêu cầu HS cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nội dung bản đồ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Nhóm
* GV chia lớp ra thành các nhóm từ 6-8 HS.
GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp:
GV phân việc cho các nhóm
- Nhóm 1: Nghiên cứu hình 2.1 và hình 2.2 trong SGK hoặc bản đồ Công nghiệp Việt Nam.
- Nhóm 2: Nghiên cứu hình 2.3 hoặc bản đồ Khí hậu Việt Nam.
- Nhóm 3: Nghiên cứu hình 2.4 trong SGK.
- Nhóm 4: Nghiên cứu hình 2.5 hoặc bản đồ Nông nghiệp Việt Nam.
- Nhóm 5: Nghiên cứu hình 2.6 trong SGK hoặc bản đồ Công nghiệp Việt Nam.
HĐ2:
GV yêu cầu đại diện 5 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét.
GV có thể gọi bất kì một thành viên nào của nhóm lên trình bày
Thành viên trong nhóm bổ sung.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét đánh giá chốt lại kiến thức
1. Phương pháp ký hiệu
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
b. Các dạng ký hiệu
c. Khả năng biểu hiện
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế –xã hội.
b. Khả năng biểu hiện
- Hướng di chuyển của đối tượng
-Số lượng của đt di chuyển
- Chất lượng của đt di chuyển
3. Phương pháp chấm điểm
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.
b. Khả năng biểu hiện
5. Phương pháp BĐ –biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện
Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng
b. Khả năng biểu hiện
- Số lượng của đối tượng
- Chất lượng của đối tượng
- Cơ cấu của đối tượng
IV. Củng cố
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau;
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện
Phương pháp ký hiệu
Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
Phương pháp đường đẳng trị
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp khoanh vùng
Phương pháp bản đồ – biểu đồ
V. Bài tập về nhà
Làm các câu hỏi 1, 2 trang 18 SGK. Đọc trước bài mới.
VI .Bổ sung:
chương I: bản đồ
Tiết: 4 Bài 3: sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
ứng dụng của viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu rõ ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Hiểu được viễn thám và ý nghĩa của viễn thám trong nghiên cứu và quản lý môi trường. Thấy được ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý.
II. Thiết bị dạy học
- Một số bản đồ về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế –xã hội của một lãnh thổ nào đó, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh một số khu vực.
- Bản đồ địa hình cùng một khu vực.
III. Hoạt động dạy học
1 .ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1, 2 sgk
3. Bài mới
Mở bài: Để tìm hiểu, nghiên cứu các khu vực trên Trái Đất, ngoài bản đồ, khoa học và công nghệ hiện đại cung cấp cho chúng ta các phương tiện khác. Đó là viễn thám và hệ thống thông tin địa lý.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:Cả lớp/cá nhân
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao học địa lý cần phải có bản đồ?
* GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và phát biểu về vai trò trong học tập và trong đời sống
* Sau khi HS phát biểu nhiều ý kiến khác nhau, GV tổng hợp các ý kiến.
HĐ 2: Cả lớp
* GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong SGK.
* GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của những điều cần lưu ý đó và cho ví dụ thông qua một số bản đồ cụ thể.
HĐ 3: Cả lớp
* GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm viễn thám trong SGK, giải thích khái niệm “viễn thám”: viễn là xa, thám là quan sát và cho ví dụ về quan sát mặt đất từ xa.
* GV đưa ra ảnh chụp máy bay và ảnh vệ tinh của một khu vực cho HS quan sát và rút ra ý nghĩa của những phương tiện này.
HĐ 4: Cả lớp
- GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm “Hệ thống thông tin địa lý” trong SGK.
Hỏi: Phương tiện nào có thể giúp lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy thông tin dễ dàng và trình bày dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng? Với tính năng như vậy, Hệ thống thông tin địa lý có ý nghĩa như thế nào?
I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1. Trong học tập
- Học tại lớp
- Học ở nhà.
- Kiểm tra
2. Trong đời sống
- Bảng chỉ đường
- Phục vụ các ngành sản xuất.
- Trong quân sự
II. Sử dụng bản đồ trong học tập
1. Những vấn đề cần lưu ý
a. Chọn bản đồ phù hợp.
b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và ký hiệu bản đồ.
c. Xác định phương hướng trên bản đồ.
d. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trên bản đồ.
III. ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
1. Viễn thám
a. Khái niệm viễn thám
b. ý nghĩa của viễn thám
Các ảnh vệ tinh được sử dụng rộng rãi trong nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý môi trường.
2. Hệ thống thông tin địa lý
a. Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý là hệ thống thông tin đa dụng dùng để lưu
b. ý nghĩa
- Giúp theo dõi, quản lý môi trường.
- Giúp đưa ra hoặc điều chỉnh các phương án quy hoạch.
- Giúp quản lý khách hàng, hệ thống sản xuất, dịch vụ.
- ứng dụng trong giáo dục
IV. Củng cố
1. Nêu những điểm cần chú ý khi sử dụng bản đồ trong học tập.
2. Thế nào là đọc bản đồ? Vì sao khi đọc bản đồ cần chú ý việc liên kết, đối chiếu các kí hiệu với nhau?
3. Nêu vai trò của viễn thám và hệ thông tin địa lý?
V. Bài tập về nhà
Để chuẩn bị cho tiết thực hành, GV chia HS ra thành 5 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm sưu tầm các bản đồ cho một phương pháp biểu hiện. Ví dụ: Nhóm 1, sưu tầm các bản đồ biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu
VI .Bổ sung:
Ngày 08/09
Kí duyệt của TTCM
chương I: bản đồ
Tiết:5 Bài 4: thực hành: xác định một số phương pháp
biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu rõ các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ.
- Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau.
II. Thiết bị dạy học
Các bản đồ: công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu, phân bố dân cư, bản đồ địa hình, các vùng công nghiệp.
III. Hoạt động dạy học
1 .ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập? Nêu dẫn chứng minh họa?
Câu hỏi 3,4 sgk
3. Bài mới
HĐ: Cả lớp, nhóm
GV chuẩn bị bản đồ và giao cho các nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo.
* GV nêu lên mục đích yêu cầu của giờ thực hành cho cả lớp rõ.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm đã phân và giao nhiệm vụ trong tiết học trước.
- Hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm theo trình tự sau:
+ Tên bản đồ.
+ Nội dung bản đồ.
+ Phương pháp biểu hiện.
Tên phương pháp
Đối tượng biểu hiện của phương pháp
Khả năng biểu hiện của phương pháp
* Lần lượt các nhóm lên giới thiệu các bản đồ đã thu thập và trình bày phương pháp đã được phân công:
Nhóm 1: Phương pháp ký hiệu.
Nhóm 2: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động.
Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm.
Nhóm 4: Phương pháp khoanh vùng.
Nhóm 5: Phương pháp bản đồ -biểu đồ.
- Sau mỗi lần trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét về sự chuẩn bị, nội dung trình bày của từng nhóm và tổng kết bài thực hành.
IV. Củng cố
Tổng kết bài thực hành
Tên bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp biểu hiện
Đối tượng
biểu hiện
Khả năng biểu hiện
VI bổ sung:
Ngày 08/09
Kí duyệt của TTCM
chương iI:
vũ trụ. các vận động chính của trái đất và các hệ quả của chúng
Tiết: 6 Bài 5: vũ trụ. hệ mặt trời và trái đất
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Biết các khái niệm: Vũ trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà, Hệ Mặt Trời.
- Trình bày học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ trụ.
- Biết vị trí của Trái đất trong Hệ Mặt trời và ý nghĩa của nó.
- Hiểu và trình bày được hai chuyển động chính của Trái Đất: Tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng Quả địa cầu để mô tả về hiện tượng tự quay và chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
II. Thiết bị dạy học
- Quả địa cầu, mô hình Trái đất –Mặt trăng – Mặt trời (nếu có)
- Tranh vẽ treo tường về Trái đất và các hành tinh trong Hệ Mặt trời.
III. Hoạt động dạy học
1 .ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Chấm vở bài thực hành một số em.
3. Bài mới
Mở bài
Em biết gì về Hệ Mặt trời, về Trái đất trong Hệ Mặt trời?
Chúng ta thường nghe nói về Vũ trụ, vậy Vũ trụ là gỉ? Vũ trụ được hình thành như thế nào?
Sau khi HS đưa ra ý kiến trả lời các câu hỏi trên, GV nói: Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
HS dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
- Vũ trụ là gì?
- Phân biệt Thiên hà với Dải Ngân Hà:
+ Thiên Hà: là một tập hợp rất nhiều thiên thể, khí, bụi, bức xạ điện từ.
+ Dải Ngân Hà: là Thiên Hà có chứa Hệ Mặt trời của chúng ta.
* Chuyển ý: Vũ Trụ được hình thành như thế nào? Có nhiều học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ. Một trong những học thuyết đó là học thuyết BicBang.
HĐ 2: Cả lớp
HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trình bày nội dung của học thuyết BicBang
*Chuyển ý: Hệ Mặt Trời của chúng ta có đặc điểm gì?
HĐ 3: Cá nhân/ Cặp
*HS dựa vào hình 5.2, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
- Hệ Mặt Trời được hình thành từ khi nào?
- Hãy mô tả về Hệ Mặt Trời?
- Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Gợi ý: Khi mô tả về Hệ Mặt Trời chú ý quỹ đạo của các hành tinh (quỹ đạo hình elip gần tròn, trừ quỹ đạo của Diêm Vương tinh, quỹ đạo các hành tinh khác đều nằm trên một mặt phẳng) và hướng chuyển động của các hành tinh.
* HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Các thiên thể gồm: Các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch.
sTrái Đất ở vị trí thứ mấy trong Hệ Mặt Trời? TĐ có những chuyển động chính nào?
HĐ 4: Cặp/ nhóm
* HS quan sát các hình 5.3, 5.4 trong SGK và dựa vào kiến thức đã học, hãy:
TĐ là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống?
- Trái Đất có mấy chuyển động chính, đó là các chuyển động nào?
- Trái Đất tự quay theo hướng nào? Trong khi tự quay, có điểm nào trên bề mặt Trái Đất không thay đổi vị trí? Thời gian Trái Đất tự quay hết 1 vòng?
- Hãy mô tả về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, điểm cận nhật, điểm viễn nhật, hướng và vận tốc chuyển động, trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo).
* HS trình bày kết quả, dùng Quả địa cầu biểu diễn hướng tự quay, hướng và quỹ đạo chuyển động cua Trái Đất quanh Mặt Trời.
GV giúp học sinh chuẩn kiến thức và kĩ năng.
- Biểu diến hiện tượng tự quay: Đặt Quả địa cầu trên bàn, dùng tay đẩy sao cho Quả địa cầu quay từ tay trái sang tay phải, đó chính là hướng tự quay của Trái Đất.
- biểu diễn sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: lấy một vật hoặc ngọn đèn (nến) đặt ở giữa bàn trong khi di chuyển luôn để trục Quả địa cầu nghiêng về một phía.
Nếu có mô hình Trái Đất – Mặt Trăng –Mặt Trời thì GV cho Trái Đất chuyển động sau đó yêu cầu HS nhận xét về vị trí của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo ở các vị trí khác nhau.
I. Vũ Trụ. Học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ
1. Vũ Trụ
Khoảng không gian vô tận, chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.
2. Học thuyết BicBang về sự hình thành Vũ Trụ
- Vũ Trụ hình thành cách đây 15 tỉ năm, sau một “Vụ nổ lớn” từ một “nguyên tử nguyên thuỷ”
- Sau vụ nổ, các đám khí tụ tập hình thành các sao, các Thiên Hà.
II. Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ
- Hệ Mặt trời: hình thành cách đây 4,5 đến 5 tỉ năm.
- Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở giữa, các thiên thể quay xung quanh và các đám mây bụi khí.
- Có 9 hành tinh lớn: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh, Diêm Vương tinh.
- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt trời, vừa tự quay quanh trục.
III. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
2. Các chuyển động chính của Trái Đất
a. Chuyển động tự quay quanh trục
- Hướng: ngược chiều kim đồng hồ (Tây sang Đông)
- 24 giờ/vòng quay
- 2 điểm không thay đổi vị trí: Cực Bắc và Cực Nam.
b. Chuyển động xung quanh Mặt Trời
- Quỹ đạo: Hình elip gần tròn
- Hướng: ngược chiều kim đồng hồ (Tây sang Đông)
- Thời gian: 365 ngày 6 giờ
- Vận tốc trung bình: 29,8 km/s
- Trục nghiên với mặt phẳng quỹ đạo 660 33’ và không đổi phương.
IV. Củng cố
Phân biệt các khái niệm: Vũ Trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà.
Trình bày tóm tắt nội dung học thuyết Bic Bang.
Dùng Quả địa cầu biểu diễn và trình bày về hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất, Dùng Quả địa cầu biểu diễn và trình bày về hiện tượng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
5. GV ra một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài.
V. Bài tập về nhà
Làm bài tập 2 trang 27 SGK vào vở.
VI bổ sung:
Ngày 12/09
Kí duyệt của TTCM
Tiết: 7 Bài 6: Hệ quả địa lý các chuyển động của trái đất
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và giải thích được một số hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất. Đó là sự luân phiên ngày và đêm, sự lệnh hướng chuyển động của các vật thể và giờ trên Trái Đất.
- Hiểu và trình bày được một số hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, đó là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- Biết phân tích các hình vẽ có trong bài, xác lập một số mối quan hệ nhân quả.
II. Thiết bị dạy học
- Mô hình Trái Đất – Mặt Trăng –Mặt Trời (nếu có)
- Quả Địa Cầu
- Phóng to các hình vẽ trong SGK
III. Hoạt động dạy học
1 .ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1,2,3 sgk
3. Bài mới
Mở bài: GV yêu cầu HS dùng Quả Địa Cầu biểu diễn và trình bày hiện tượng tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất. Sau đó GV hỏi: Chuyển động này đã đem đến những hệ quả gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng học bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
GV yêu cầu HS cả lớp dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi:
- Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm?
-Vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng trên Trái Đất?
HĐ 2: Cá nhân/ Cặp
* HS quan sát hình 6.1, kênh chữ SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế?
Vì sao người ta phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên thế giới?
Trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số các múi giờ? Việt Nam ở múi giờ số mấy?
Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến?
Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế?
Tìm trên hình 6.1 vị trí đường đổi ngày quốc tế và nêu quy ước quốc tế về đổi ngày?
* Gợi ý: Trái Đất là khối cầu và tự quay từ Tây sang Đông nên cùng một thời điểm, các nơi trên Trái Đất có giờ khác nhau. Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ, lấy khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc
* HS phát biểu, xác định trên Quả Địa Cầu mùi giờ số 0 và kinh tuyến 180, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cá nhân/ cặp
* HS dựa vào hình 6.2 SGK và vốn hiểu biết:
Cho biết, ở nữa cầu Bắc các vật chuyển động bị lệch sang phía nào, ở nửa cầu Nam các vật chuyển động bị lệch sang phía nào so với hướng chuyển động ban đầu.
Giải thích vì sao lại có sự lệch hướng đó.
Lực làm lệch hướng các chuyển động có tên là gì? Nó tác động tời chuyển động của các vật thể nào trên Trái Đất?
* HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Trên đây là một số hệ quả của vận động tự quay quanh trục, vậy chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất sinh ra những hệ quả gì?
HĐ 4: Nhóm
* Chia thành 6 nhóm
- Các nhóm 1, 2: Dựa vào hình 6.3 và 6.4 kênh chữ trong SGK, thảo luận theo gợi ý:
Hiện tượng của Trái Đất lên thiên đỉnh là gì?
Nơi nào của Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần, nơi nào chỉ 1 lầm?
Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?
Nguyên nhân nào sinh ra sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời hằng năm?
- Các nhóm 3, 4: Dựa vào hình 6.4, 6.5 và kiến thức đã học để thảo luận:
Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất?
Xác định trên hình 6.4:
+ Vị trí và khoảng thời gian của các mùa: xuân, hạ, thu, đông?
+ Vị trí các ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.
Giải thích vì sao: Mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo.
Vì sao các mùa của hai nửa cầu trái ngược nhau?
Gợi ý: Khi giải thích về mùa cần chú ý mối quan hệ giữa trục nghiêng không đổi phương của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời với độ lớn của góc chiếu sáng và sự hấp thụ nhiệt, toả nhiệt của bề mặt Trái Đất.
Ví dụ: Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6, do trục nghiêng nên nửa cầu Bắc ngả về Mặt Trời, dẫn tới góc nhập xạ (góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất) lớn, thời gian được chiếu sáng lớn hơn thời gian trong bóng tối (ngày dài hơn đêm); điều đó làm cho nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt từ Mặt Trời, nhưng do mặt đất vừa bị hoá lạnh vào mùa xuân (mùa xuân ấm áp). Từ ngày 22/6 đến ngày 23/9, nửa cầu Bắc vẫn ngả về Mặt Trời, nên góc nhập xạ vẫn lớn, ngày dài hơn đêm, nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt, lại cộng với lượng nhiệt đã tích được vào mùa xuân nên nhiệt độ tăng cao, đó là mùa hạ nóng bức..
- Các nhóm 5, 6: Dựa vào hình 6.4, 6.5 và kênh chữ, vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi ý:
Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, nửa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm? Vì sao?
Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm, nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm? Vì sao?
Nêu kết luận về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất?
Vào những ngày nào khắp nơi trên Trái Đất có ngày bằng đêm?
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khácnhau có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Vì sao?
Gợi ý cho nhóm 5, 6
Khi quan sát hình 6.5, chú ý:
- Vị trí đường phân chia sáng tối so với hai cực Bắc, Nam.
- So sánh diện tích được chiếu sáng với diện tích trong bóng tối của một nửa cầu trong cùng một thời điểm (22/6 hoặc 22/12)
* Các nhóm lần lượt trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức
I. Hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất
1. Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm gió quốc tế hay giờ GMT.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlít.
- Biểu hiện:
+ Nửa cầu Bắc: lệch về bên phải.
+ Nửa cầu Nam: lệchvề bên trái.
-Nguyên nhân: Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất
II. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên đã sinh ra các hệ quả:
1. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
- Chuyển động giả của Mặt Trời hằng năm giữa hai chí tuyến.
2. Hiện tượng mùa
- Có 4 mùa: Xuân , Hạ, Thu, Đông; mùa của hai nửa cầu trái ngược nhau.
3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- Mùa Xuân và Hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa Thu và Đông có ngày ngắn đêm dài.
- 21/3 và 23/9: Ngày dài bằng đêm
- ở xích đạo: Độ dài ngày đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch.
- Từ hai vòng cực về hai cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
IV. Củng cố
1. Chuyển động tự quay của Trái Đất đã gây nên những hệ quả địa lí nào? Hãy trình bày những hệ quả đó?
2. Tại sao chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo nên các mùa trong nă
File đính kèm:
- DIA LY 10 NANG CAOCA NAM CUC HAY.doc