I. Khái niệm và vai trò:
1. Khái niêm:
KTĐN là hoạt động kinh tế nhằm tạo mối giao lưu kinh tế xã hội giữa nước ta với nước ngoài.
Kinh tế đối ngoai bao gồm hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế, du lịch quốc tế và nhiều hoạt động khác nhằm thu ngoại tệ khác.
2. Vai trò:
Đối với nước ta KTĐN chưa phải là ngành kinh tế thực sự nhưnghoạt động KTĐN có vai trò và vị trí cực kì quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đối ngoại.
- Làm tăng thêm nguồn ngoại tệ, tích luỹ vốn đầu tư và phát triển kinh tế.
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, việc giao lưu quan hệ học hỏi với bên ngoài.
- Thông qua hoạt động hợp tác đầu tư, nước at có điều kiện để tăng cườ phát huy các nguồn lực các thế mạnh trong nước: tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố con ngưòi vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế vừa nâng cao tay nghề cho lao động.
- Tranh thủ tận dụng chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, đổi mới khoa học kĩ thuật, áp dụng thành tựu mới trong sản xuất.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 12 - Bài 14: Những vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: Những vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại.
I. Khái niệm và vai trò:
1. Khái niêm:
KTĐN là hoạt động kinh tế nhằm tạo mối giao lưu kinh tế xã hội giữa nước ta với nước ngoài.
Kinh tế đối ngoai bao gồm hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế, du lịch quốc tế và nhiều hoạt động khác nhằm thu ngoại tệ khác.
2. Vai trò:
Đối với nước ta KTĐN chưa phải là ngành kinh tế thực sự nhưnghoạt động KTĐN có vai trò và vị trí cực kì quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đối ngoại.
- Làm tăng thêm nguồn ngoại tệ, tích luỹ vốn đầu tư và phát triển kinh tế.
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, việc giao lưu quan hệ học hỏi với bên ngoài.
- Thông qua hoạt động hợp tác đầu tư, nước at có điều kiện để tăng cườ phát huy các nguồn lực các thế mạnh trong nước: tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố con ngưòi vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế vừa nâng cao tay nghề cho lao động.
- Tranh thủ tận dụng chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, đổi mới khoa học kĩ thuật, áp dụng thành tựu mới trong sản xuất.
- Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động lớn, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Ngoài ra, thông qua KTĐN Việt Nam có thể giưói thiệu bản sắc văn hoá dân tộc, gioá dục ý thức, truyền thống văn hoá.
Rõ ràng KTĐN góp phần đây mạnh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
* Trong các hoạt động trên có vai trò quan trọng nhất, cổ truyền nhất, lâu đời nhất, amnhj nhât là hoạt động ngoại thương. Vì:
+ Vai trò.
+ Có từ lâu đời
+ Đóng góp vai trò lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh....Số tôt chức quan hệ với nước ta ngày càng đông....
+ Bảo đảm nền an ninh quốc phòng
II. Điều kiện để phát triển kinh tế đối ngoại:
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Vị trí địa lí:
+ Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam á, trên tuyến đường biển và đưòng hàng không quốc tế là điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ với bên ngoài.
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất của khu vực Đông Nam á và thế gíơi là điều kiện để VN học hỏi kinh nghiệm, thu hút vốn và công nghệ, giúp VN thực hiện chiến lược hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: Phong phú và đa dạng như than đá, dầu khí, kim loại như sắt, vàng, đồng, chì . .. vừa là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, vừa là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Điều kiện tự nhiên: đất, nuớc, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng nhiều nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê và các cây công nghiệp khác.
+ Tài nguyên rừng: Phong phú vvà tài nguyên biển dồi dào nhiều lâm sản hải sản có giá trị xuất khẩu. Riêng hải sản hàng năm xk 1,76 tỷ USD đứng thứ 2 sau tổng kim ngạch XK cả nước.
+ Điều kiện tự nhiên nước ta cũng tạo điều kiện phát triển du lịch :
Hang động đẹp: Hương Tích, Phong Nha...
Nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Đà Lạt, Sa pa, vịnh Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu... Tất cả đều thu hút khách đặc biệt là du khách quốc tế.
2. Điều kiện về kinh tế xã hội:
- Dân cư và lao động:
+ Dân số nước ta đông, nguồn nhân lực dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong chế biến và sản xuất nhiều mặt hàng thủ công truyền thốngcó giá trị xuất khẩu như gốm, mây tre đan.
+ Trình độ kĩ thuật đang ngỳa càng được nâng cao, có thể tiếp thu nhiều công nghệ hiện đại có thể cạnh tranh trên thị trường.
+ Gía nhân công rẻ hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là lợi thế để trhu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Dân số đông nên VN là một trong những thị trưòng rộng lớn, ổn địnhcho các nhà đầu tư.
- Đường lối chính sách:
+ Có nhiều đổi mới trong cơ chế hoạt độngKTĐN, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước quản Lý điều hành nhà nước bằng pháp luật.
+ Có chính sách mở cửa của nàh nước tạo điều kiện cho nhiều tahnhf phần kinh tế phát huy hết hiệu quả.
- Thị trường đầu tư: Có nhiều chương trình hợp tác đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cn chế biến, nhiều loại hình dịch vụ: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm...tạo điều kiện cho hoạt động KTĐN.
* Khó khăn:
- Có nhiều tai biến thiên nhiên, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản tuy nhiều loại nhưng phân bố phân tán, gây nhiều khó kahưn trong công tác khai thác và sử dụng. Tìa nguyên rừng và biển đang càng thu hẹp.
- Nguồn nhân lực dồi dàonhưng trình độ tay nghề còn thấp, thường chịu thiệt thòi trong các hoạt động KTĐN.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa thật sự đảm bảo đặc biệt là trong khai thác tài nguyên du lịch và các hoạt động khác.
III. Hiện trạng phát triển KTĐN:
1. Hoạt động ngoại thương:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng rất mạnh đặc biệt là từ 1990 đến
nay 1989 là 4,5 tỷ USD, 1999 23,1 Tỷ USD, 2002 33,1 Tỷ USD và đang có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ ngoại thương đang phát triển vững chắc.
+ So sánh hoạt động xuất khẩu so với nhập khẩu: trong thời gian 1989-2002
thì nhập khẩu tăng thêm 8,4 lần, xuất khẩu tăng thêm 5,9 lần.
- Cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối hơn, tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu cũng ngày càng hợp lí hơn.
+ Trước đây, cán cân thường xuyên nhập siêu lớn. Đến năm 1999 cân bằng và sau đó tiếp tục nhập siêu lớn. Tuy nhiên bản chất khác hẳn so với trước đây. Hiện nay nhập siêu đã giảm mạnh và đang tiến tới sự cân bằng.
+ Tỷ lệ xuất nhập khẩu trước đây rất nhỏ dưới 50% đến năm 1992 trên 100%. Sau đó tiếp tục giảm do nhập siêu lớn. Hiện nay tỷ lệ xuất nhập khẩu khoảng 90 - 95 %.
- Trong cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có sự chuyển biến ngày càng hợp lí hơn với hoàn cảnh đất nước:
+ Về cơ cấu xuất khẩu: Tăng các hàng sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng chế biến, giảm nông - lâm - thuỷ hải sản thô, khoáng sản nguyên liệu . . .
+ Về cơ cấu hàng nhập khẩu: Tăng máy móc thiết bị công nghệ, giảm hàng tiêu dùng, sản phẩm nguyên liệu . . .
- Cơ chế quản lí ngày càng đổi mới Mở rộng quyền hoạt động KTĐN cho các ngành và các địa phương, doanh nghiệp. Sxoá bỏ cơ chế quản lí tập trung bao cấp và chuyển sang hoạt toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của nhà nước bằng pháp luật.
- Thị trường ngày càng mở rộng và đa phương hoá:
+ Trước đây chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu.
+ Nay quan hệ với tất cả các nước phát triển và đang phát triển. Thị trường châu á lớn nhất và tăng mạnh nhất. Thị trường châu Âu giảm. Các thị trường khác đều tăng.
* Hạn chế:
- Nhập siêu kéo dài do nhập khẩu máy móc, tư liệu sản xuất, vốn lớn kinh phí lớn trong khi đó xuất khẩu sản phẩm giá trị nhỏ.
- Bình quân đầu người xuất nhập khẩu vào loại thấp so với thế giới và các nước trong khu vực.
- Sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu thô, giá thành thấp, khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Cơ chế quản lí còn nhiều thủ tục phiềm hà, rườm rà phức tạp.
2. Hoạt động hợp tác quốc tế:
a) Hợp tác về đầu tư nước ngoài:
- Đây là hđ mới nhưng phát triển nhanh mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển KT-XH. Từ sau đại hội VI và thực tế 1988 nước ta ban hành luật đầu tư
Nước ngoài. Từ đó đến nay sau gần 20 năm số vốn và số dự án tăng liên tục. 1989 mới chỉ có 37 dự án với 372 triệu USD đến 1999 tổng số dự án đạt 2800 và đạt 37,1 tỷ USD, 2002 tổng số dự án lên đến 4500 dự án số vốn 50 tỷ USD.
- Có gần 100 nước đầu tư vào Việt Nam trong đó nhiều nhất là 5 nước Đài Loan, Nhật Bản, Hoa kì, Hàn quốc, Sinhgapo.
- Các vùng thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất là ĐNB ( hơn 50% ), ĐBSH . . .
- Tỉnh được đầu tư nhiều nhất: HCM ( hơn 10 tỷ ), HN ( 8 Tỷ ), Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà rịa-Vũng Tàu.
- Các ngành huy động vốn nhiều nhất đầu tư nhiều nhất: du lịch khách sạn, công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng. . .
b) Hoạt động hợp tác về lao động:
- Hiện nay có hơn 30 vạn lao động Việt Nam đang làm việc ở hơn 40 nước trên thế giới chủ yếu là ở châu á, châu Âu ( malaixia, Sìngapo, Hàn Quốc, Đài Loan... )
- Doanh thu hàng năm hàng tỷ USD.
* Hạn chế:
- Đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số lĩnh vựccó nhiều lợi nhuận cho đối tác nước ngoài. Một số ngành ít được đầu tư: nông nghiệp, công nghiệp nặng . . .
- Hợp tác quốc tế về lao động chư thật sự hiệu quả.
3. Hoạt động du lịch quốc tế:
- Đây là hoạt động kinh tế đầu tư ít, nhưng mang kại hiệu quả kinh tế cao, hình thức xuất khẩu tại chỗ. ( công nghiệp không khói )
- Du lịch là ngành nước ta có nhiều tiềm năng rõ rệt vàcó sự định hướng rõ ràng.
- Du lịch tự nhiên:
+ Nuớc ta có nhiều hang động có giá trị du lịch như Hương Tích, Phong Nha, Tam Thanh, Nhị Thanh...
+ Có nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo . . .
+ Nhiều bãi biển đẹp nắng quanh nămchan hoà gió lộng: Bãi Cháy, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu . . .
- Du lịch nhân văn:
+ Di tích lịch sử: có nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với truyền thốngdựng nước và giữ nước của dân tộc : Đền Hùng, Văn Miếu Quốc Tử Giám, lăng chủ tịch, Cố Đô Huế, . . .Đến năm 1999 cả nước có gần 3000 di tích lịch sử được công nhận xếp hạng quốc gia. Có 4 di sản văn hoá được thế giới công nhận vịnh Hạ Long, Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
+ Có nhiều phong tục tập quán văn hoá, văn nghệ dân gian từng vùng, từng dân tộc: Cồng chêng Tây Nguyên, đâm trâu ( Tây Nguyên ), cầu ngư ( Duyên hải Miền Trung ), chợ tình Sapa . . .
+ Nhiều lễ hội mang bản sắc văn hoá dân tộc: Hội chùa Hương, hội Đền Hùng, hội gióng, . . .
=> Tất cả đều có giá trị thu hut du khách đến tham quan tìm hiểu nghiên cứu phong tục tập quán ở VN.
- Khả năng khai thác:
+ Số khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng 1990 là 25 vạn khách, 1994 là 1 triệu khách, 2000 là 2 triệu, 2007 là 4 triệu khách.
+ Số khách chủ yếu đến từ châu á như: Trung Quốc, Sinhgapo, Nhật Bản . . . và từ một số nnước châu Âu( Thuỵ Điển, Phần Lan. . . )
+ Doanh thu từ du lịch ngày càng tăng từ 4000 tỷ Việt Nam đồng 1995 và 1,2 tỷ 2002.
- Cơ sở phục vụ ngành du lịch đang ngày càng nâng cao hiện đại hoá: hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ phòng trọ tăng mạnh. Mạng lưới gioa thông vận tải, thông tin liên lạc ngày càng đáp ứng nhu cầu cho du lịch.
Tuy nhiên so thực tế với tiềm năng thì ngành du lịch quốc tế vẫn còn hạn chế, tiềm năng chưa thực sự được khai thác.
4. Hoạt động dịch vụ khác:
- Dịch vụ ngân hàng tài chính, bảo hiểm, thông tin liên lạc, thể thao . . .
Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ bắt đầu hiệu quả đang còn khiêm tốn.
File đính kèm:
- ON THI DAI HOC(1).doc