Giáo án môn học Địa lý 12 - Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được thuận lợi và khó khăn của Tây nguyên trong phát triển kinh tế- xã hội của vùng và cả nước.

- Hiểu được Ý nghĩa của vị trí địa lý của Tây nguyên với cả nước.

- Trình bày được thực trạng khai thác các thế mạnh về cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản và thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi của vùng.

- Hiểu và định hướng hạn chế những khó khăn, trở ngại của Tây nguyên trong phát triển KT-XH của vùng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 12 - Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN Ngày soạn: 20/3/2013 Ngày dạy: 22/3/2013 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được thuận lợi và khó khăn của Tây nguyên trong phát triển kinh tế- xã hội của vùng và cả nước. - Hiểu được Ý nghĩa của vị trí địa lý của Tây nguyên với cả nước. - Trình bày được thực trạng khai thác các thế mạnh về cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản và thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi của vùng. - Hiểu và định hướng hạn chế những khó khăn, trở ngại của Tây nguyên trong phát triển KT-XH của vùng. 2. Kĩ năng: - Tăng cường kĩ năng sử dụng khai thác bản đồ từ Atlat, từ máy chiếu. - Kỹ năng khai thác biểu đồ, hình ảnh để rút ra các thông tin bài học. 3. Thái độ Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời có thể vận dụng kiến thức của Tây nguyên để áp dụng tại địa phương huyện A Lưới trong khai thác thế mạnh về KT- XH bởi nét tương đồng của vùng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy chiếu, giáo án điện tử - Các bảng số liệu liên quan đến bài học - Atlat địa lí VN. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định: nắm sĩ số, giới thiệu đại biểu dự giờ. Kiểm tra bài cũ: gọi 1-2 em HV lên kiểm tra bài cũ Hỏi: Nêu thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải nam trung bộ ? Trả lời: DH Nam trung bộ có thế mạnh đặc biệt về phát triển tổng hợp kinh tế biển đó là: Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ- hải sản. + Gần các ngư trường lớn: Bình thuận- Ninh thuận; Hoàng sa- trường sa và các bãi cá ven biển. + Nhiều vũng vịnh, đầm phá kín gió, cửa sông thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản. Du lịch biển: + Nhiều bãi tắm đẹp: Mỹ khê, Nha trang, Quy nhơn, Mũi né, Cà ná... + Nhiều dịch vụ nghĩ dưỡng, thể thao... Dịch vụ hàng hải: + Nhiều vịnh kín gió: Vân phong, Đà nẵng, Cam ranh, quy nhơn... xây dựng cảng nước sâu. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa: dầu mỏ, muối, titan.. Bài mới. Giới thiệu: Tây nguyên vùng đất bazan màu mỡ với nhiều tài nguyên rừng và nhiều động vật quý hiếm như voi ở Bản đôn được nhiều thi sĩ hết lời ca ngợi trong đó tiêu biểu là nhạc sĩ nguyễn Cường với các bài hát thật tuyệt về Tây Nguyên. Vậy Tây Nguyên có đặc điểm gì mà hay đến vậy, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Tây nguyên . Tiến trình dạy học: T. gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu thuận lợi- khó khăn của vùng: ( Cá nhân/ cả lớp) + GV chiếu lượt đồ Tây nguyên trong cả nước và khu vực ĐNÁ. H: Dựa vào lượt đồ và kiến thức SGK. Nêu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của Tây nguyên? + HV quan sát, trả lời. H: Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam và kiến thức SGK em hãy nêu thế mạnh của Tây nguyên trong phát triển KT-XH? + Hv trả lời. + Gv chốt kiến thức và chiếu các slide . + HV ghi vở. + GV chiếu các hình ảnh minh hoạ nội dung bài dạy. H: Em hãy nêu ý nghĩa của Tây nguyên trong phát triển KT-XH- an ninh quốc phòng của nước ta? + Hv trả lời. + GV chốt ý. H: Dựa vào kiến thức SGK em hãy nêu hạn chế khó khăn của Tây nguyên trong phát triển KT-XH? + GV chiếu các hình ảnh minh hoạ khó khăn của Tây nguyên. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phát triển cây công nghiệp lâu năm: ( Cá nhân/ cả lớp) H: Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam và kiến thức SGK em hãy nêu thế mạnh phát triển Cây công nghiệp lâu năm của Tây nguyên? HV trả lời GV gợi ý: + Nêu các điều kiện thuận loeij để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên . + Hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên. HV trả lời GV chốt ý, chiếu nội dung bài học HV ghi vở. ---------------------------------------- Hoạt động 3: Tìm hiểu về Khai thác và chế biến lâm sản: ( Cá nhân/ cả lớp) H: Dựa vào kiến thức đã học và nội dung kiến thức ở SGK em hãy nêu vì sao Tây nguyên cần chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ rừng? + HV tìm hiểu bài. + GV chốt ý, chiếu Slide. + Hv ghi nội dung bài học + GV chiếu các hình ảnh minh hoạ. ------------------------------------- Hoạt động 3: Tìm hiểu về Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi: ( Nhóm/ cả lớp) H: Dựa vào Atlats địa lý Việt Nam (trang 22) và kiến thức ở SGK hãy hoàn thành phiếu học tập sau: + Chia lớp thành 4 nhóm. CÁC NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN Ở TÂY NGUYÊN Trên sông Nhà máy đã xây dựng Nhà máy đã xây dựng Ý nghĩa Sê san - - X rê pôk - - Đồng Nai - - + Các nhóm thảo luận 3 phút. + Các nhóm lên trình bày. + Thảo Luận. + GV chốt ý, trình chiếu nội dung bài học. -------------------------------------- 1. Khái quát chung - Vị trí địa lí và lãnh thổ: + Tây Nguyên bao gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đăk Nông Và Lâm Đồng. + Kéo dài từ vĩ độ 11o B => 15o B - Phạm vi tiếp giáp: Duyên hải NTB, Đông Nam Bộ, đông bắc Campuchia và hạ Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. * Thuận lợi: Ở từ vĩ độ 110B đến 150B Bao gồm các cao nguyên Bazan xếp tầng, màu mở thuận lợi cho trồng cây công nghiệp Khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, có tính phân mùa mưa- khô, khí hậu phân hoá theo độ cao của địa hình => Khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, có tính phân mùa mưa- khô, khí hậu phân hoá theo độ cao của địa hình => Thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn. Cây ăn quả, rau quả nhiệt đới và cận nhiệt núi cao. + Vùng ở vị trí trung tâm của bán đảo Đông Dương, giáp: hạ Lào và Đông-bắc Campuchia ở phía Tây- Tây bắc. + Giáp Đông Nam Bộ ở phía nam và Duyên hải Nam Trung Bộ phía Đông và phía bắc => Vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế- văn hoá và chiến lượt quốc phòng của vùng và cả nước . - Diện tích rừng lớn, nhiều động- thực vật quý, hiếm Khai thác và chế biến lâm sản, kinh tế rừng, du lịch sinh thái. Sông ngòi có tiềm năng thuỷ điện lón. - Nhiều khoáng sản có giá trị =>Phát triển thuỷ điện, khai thác tài nguyên khoáng sản (Boxit). - Các dân tộc có văn hoá, phong tục tập quán phong phú, đa dạng => Di sản văn hoá thế giới: Cồng chiêng tây nguyên, Nhà rông, đua voi * Hạn chế - khó khăn: + Thiếu nước tưới và sinh hoạt do mùa khô kéo dài. + Thiếu lao động hành nghề. + Vùng duy nhất của cả nước không giáp biển. + Mức sống của nhân dân còn thấp. + Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn. 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm: - Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp + Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. + Có các cao nguyên xếp tầng đất đỏ ba dan thích hợp cây công nghiệp dài ngày. + Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện - Hiện trạng sản xuất và phân bố: + Cà phê chiếm 4/5 diện tích cả nước khoảng 450.000 ha/2006. Tập trung: Đắc lắc, Lâm đồng, Gia lai, Đắc nông và Kon tum. + Chè: Lâm đồng; Gialai..sau TD-MN-PB + Cao su: Gialai; Đăklăk.. sau đông nam bộ + Hồ tiêu: toàn vùng, quy mô nhỏ + Điều: Đăknông; Đăklăk.. Định hướng: + Phát triển chuyên canh, quy mô lớn. + Chú trọng Thuỷ lợi nước tưới. + Đa dạng hoá các loại cây CN để hạn chế rủi ro, tiêu thụ. + Đẩy mạnh khâu chế biến, xuất khẩu. + Áp dụng KH-KT trong sản xuất, chế biến. ---------------------------------------------------------- 3/ Khai thác và chế biến lâm sản: + Tây nguyên có diện tích rừng lớn: 36% cả nước và Chiếm 52% sản lượng gỗ. + Nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến) nhiều động vật quý hiếm (voi, bò tót, gấu) Vấn đề đặt ra: Ngăn chặn nạn phá rừng làm nương rẫy. Khai thác rừng hợp lý đi đôi với quy hoạch, trồng rừng mới. Tiến hành giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại đĩa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. ----------------------------------------------------------- Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi + Tiềm năng thuỷ điện trên các sông ở Tây nguyên lớn thứ 2 cả nước . + Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện có ý nghĩa lớn đến phát triển KT-XH của vùng. Trên sông Nhà máy đã xây dựng Nhà máy đã xây dựng Ý nghĩa Sê san Yaly Xêxan 3; 3A Xêsan 4 Chủ động hơn nguồn điện tại vùng.Tiết kiệm thuỷ năng. Điều tiết dòng chảy,tạo các hồ chứa bậc thang phục vụ nước tưới tiêu cho cây trồng. Phục vụ nước cho công nghiệp khai thác Boxit. X rê pôk Buônkup Buôntuasrah Đức Xuyên Đrây Hlinh Srêpôk 3 Srêpôk 4 Đồng Nai Thác mơ Cần Đơn Đồng nai 3 Đồng nai 4 -------------------------------------------------------- IV.CỦNG CỐ- ĐÁNH GIÁ Tại sao vấn đề phát triển thuỷ điện ở Tây nguyên là vấn đề quan trọng? Tại sao Tây nguyên có vị trí chiến lược đối với phát triển kinh tế- xã hội nước ta? Dựa váo Atlats địa lý Việt Nam. Hãy nêu thế mạnh phát triển cây cà phê ở nước ta? Hv trả lời các câu hỏi cuối bài- Gv nhận xét - chốt ý. ( Tuỳ theo thời gian để GV điều chỉnh câu hỏi củng cố phù hợp) V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP HS về nhà học bài cũ- chuẩn bị trước bài Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông nam bộ.

File đính kèm:

  • docxVan de khai thac the manh o Tay nguyen.docx
Giáo án liên quan