Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 11: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới

- Nhận biết được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo

2. Kỹ năng

- Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

3. Thái độ:

- Có tinh thần nghiêm túc, hợp tác trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Hình 10; Hình 7.3 SGK

- Tập bản đồ thế giới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 11: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/2009 Ngày giảng: 10A1........................................... 10A2................................................. 10A3........................................... 10A4................................................. Tiết 11 – Bài 10 Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ I. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới - Nhận biết được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo 2. Kỹ năng - Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. 3. Thái độ: - Có tinh thần nghiêm túc, hợp tác trong học tập. II. thiết bị dạy học - Hình 10; Hình 7.3 SGK - Tập bản đồ thế giới - Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên Thế giới. III. phƯƠng pháp - Thảo luận, Đàm thoại gợi mở - Trực quan, phân tích. IV. tiến trình tổ chức giờ học 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS. 2. Kiểm tra bài cũ Phân tích mối quan hệ giữa bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ? Giải thích vì sao ở địa phương em quá trình xâm thực lại diễn ra mạnh? Nêu biện pháp khắc phục tình trạng trên. 3. Bài mới Khởi động bài: - Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu của bài học và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, kích thích học sinh tư duy.... - Thời gian: 2 – 3’ - Phương pháp: Thuyết trình - Cách thức tiến hành: + GV nêu câu hỏi. HS dựa vào hiểu biết thực tế trả lời: Hiện tượng động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân sinh ra động đất, núi lửa? + HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn xác nội dung: - Động đất: Là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ TĐ - Núi lửa: Có dạng hình nón, đỉnh có miệng trũng, thường xuyên hoặc định kỳ phun ra những chất khí, hơi nước, đá tảng, tro hoặc dung nham nóng chảy - Nguyên nhân chủ yếu là do nội lực Nội dung chính Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TG - Mục tiêu: HS xác đinh được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên TG; phân tích được quy luật phân bố của chúng dựa trên kiến thức đã học về thuyết kiến tạo mảng - Thời gian: 8 – 10’ - Phương tiện: Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TG, hình 7.3, hình 10 SGK - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thảo luận cặp/nhóm - Cách thức tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ treo tường, hình 10 và hình 7.3 xác định: * Nhóm 1: Các vành đai động đất * Nhóm 2: Các vành đai núi lửa * Nhóm 3: Các vùng núi trẻ trên TG + Bước 2: HS trình bày, chỉ trên bản đồ + Bước 3: GV nhận xét và chuẩn xác. GV nêu câu hỏi cho học sinh dựa vào bản đồ trả lời: Có nhận xét gì về sự phân bố các vành đai động đất, nui slửa, các vùng núi trẻ trên TG? -> HS trả lời. GV chuẩn xác. 1. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới - Các vành đai động đất: Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, Đông Phi - Các vành đai núi lửa: Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, Đông Phi - Núi trẻ: Anpơ, Capca, Pirênê (Châu âu) Himalaya (châu á) Coocđie, Anđet (châu Mĩ) -> Có sự trùng lặp về vị trí các vùng có nhiều động đất, núi lửa và vùng núi trẻ Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo - Mục tiêu: HS trình bày được mối quan hệ giữa các vành đai động, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo. - Thời gian: 15 – 20’ - Phương tiện: Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên TG, hình 7.3, hình 10 SGK - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, làm việc cá nhân - Cách thức tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK và các hình, các bản đồ, trả lời các câu hỏi sau: Trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo? + Bước 2: HS trình bày nội dung. Các học sinh bổ sung kiến thức cho nhau, GV chuẩn xác kiến thức + Bước 3: GV nêu ví dụ cụ thể về sự hình thành một số vùng núi trẻ liên quan chặt chẽ đến sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.... 2. Mối quan hệ giữa Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo - Các vùng động đất, núi lửa, các vành đai sinh khoáng và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo - Nơi tiếp xuác của các mảng kiến tạo là những nơi có hoạt động kiến tạo sảy ra mạnh (Mặt tiếp xúc giữa hai mảng chờm lên nhau do tác động của ma sát sẽ trở thành vùng có nhiều núi lửa và động đất) 4. Củng cố, đánh giá (5 – 7’) a. Nêu tên các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ. b. Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Trả lời các câu hỏi SGK. - Tìm hiểu tiết 12. v. rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc