I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Trình bày và lấy ví dụ chứng minh được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chế độ nước sông
- Nắm được vị trí, đặc điểm của một số sông lớn trên Trái Đất
2. Về kỹ năng:
- Khai thác được kênh hình trong SGK và hình ảnh động: Hình 15.1, hình ảnh động về sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Xác định được vị trí, hướng chảy của 3 con sông lớn trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
3. Thái độ:
- Giáo dục môi trường (trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ, hạn chế xói mòn.)
- HS nghiêm túc, tự giác trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sử dụng các hình ảnh trong SGK;
- Hình ảnh động về sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Bản đồ tự nhiên thế giới
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 18: Thuỷ quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. một số sông lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2009
Ngày giảng: 10A1: 10A2:
10A3: 10A4:
Tiết 18 – Bài 15
Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Một số sông lớn trên thế giới
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Trình bày và lấy ví dụ chứng minh được sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chế độ nước sông
- Nắm được vị trí, đặc điểm của một số sông lớn trên Trái Đất
2. Về kỹ năng:
- Khai thác được kênh hình trong SGK và hình ảnh động: Hình 15.1, hình ảnh động về sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Xác định được vị trí, hướng chảy của 3 con sông lớn trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
3. Thái độ:
- Giáo dục môi trường (trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ, hạn chế xói mòn...)
- HS nghiêm túc, tự giác trong học tập
II. Thiết bị dạy học
- Sử dụng các hình ảnh trong sgk;
- Hình ảnh động về sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Máy chiếu projecter
III. Phương pháp
- Thảo luận cặp/nhóm, nhóm
- Đàm thoại
- Trực quan
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới
Khởi động – mở bài
- Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Thời gian: 3 – 4’
- Phương tiện: Một số hình ảnh về sông và biển, sự tuần hoàn của nước...
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên màn hình và nêu suy nghĩ của bản thân về nhận định sau đây:
Mưa rơi xuống các ao hồ, sông suối làm cho nước sông suối.. dâng cao. Nước trên các sông, suối, ao hồ.... sau một chu trình vận động rồi cuối cùng lại đổ ra biển.
+ Bước 2: HS phát biểu suy nghĩ của bản thân, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới
+ Bước 3: GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài học.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt được
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuỷ quyển
- Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm thuỷ quyển, các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Thời gian: 13 – 15’
- Phương tiện: Hình ảnh động và các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, hình 15.1 trong SGK
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại gợi mở
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK và hiểu biết thực tế của bản thân, phát biểu khái niệm thuỷ quyển
-> HS nêu được khái niệm như trong SGK
-> Gv chuẩn xác nội dung, đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào khái niệm trả lời:
Nước ngầm có được coi là một thành phần của thuỷ quyển không? Vì sao?
-> HS nêu được đây cũng là một thành phần của thuỷ quyển. Nước ngầm là nước trên các lục địa.
+ Bước 2: HS quan sát hình ảnh động trên màn hình về các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất và hình 15.1 SGK.
Trình bày vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ của nước trên Trái Đất.
-> HS trình bày nội dung chính của hai vòng tuần hoàn
-> Gv chuẩn xác nội dung, kiến thức, khẳng định nước trên Trái Đất không bị mất đi mà chỉ bị chuyển hoá thành các dạng khác nhau.
I. Thuỷ quyển
1. Khái niệm
- Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Có 2 vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa, mưa rơi xuống biển.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào lục địa:
Một bộ phận tạo thành mưa rơi xuống sông suối, một bộ phận tiếp tục được đẩy lên cao tạo thành tuyết. Tuyết tan một phần chảy vào các sông suối, nột phần ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm, sông suối lại chảy ra biển ......
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
- Mục tiêu: HS trình bày và lấy ví dụ chứng minh được ảnh hưởng của các nhân tố: chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa thế, thực vật, hồ đầm tới chế độ nước sông.
- Thời gian: 15 – 20’
- Phương tiện: Các hình ảnh động thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với chế độ nước sông.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nghiên cứu nội dung SGK và các hình ảnh chạy trên màn hình, nêu nhận xét về ảnh hưởng của các nhân tố sau tới chế độ nước sông.
* Nhóm 1 – 3: Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
* Nhóm 4 – 6: Địa thế, thực vật, hồ đầm
+ Bước 2: Các nhóm trao đổi và hoàn thành nội dung học tập. Gv quan sát và đôn đốc học sinh làm việc
+ Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày nội dung. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
+ Bước 4: Gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức. Gv đặt câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời:
*Vì sao khi xây cầu, người ta thường xây ở những khúc sông rộng, bằng phẳng?
* Rừng phòng hộ thường trồng ở đâu? Vì sao lại trồng ở đó?
* Vì sao chế độ nước sông Hồng lại không điều hoà như chế độ nước sông Cửu Long...?
-> HS trả lời. Gv nhận xét và đánh giá kết quả vận dụng kiến thức của học sinh.
II. Một số nhân tố ảnh hưỏng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- ở miền nhiệt đới và vùng thấp của khí hậu ôn đới: nguồn tiếp nước cho sông chủ yếu là mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm.
- ở miền ôn đới lạnh và các sông bắt nguồn từ vùng núi cao thì chế độ nước sông phụ thuộc vào lượng băng tuyết tan ra trong năm.
- ở vùng đá thấm nước: Nước ngầm góp phần điều hoà chế độ nước sông.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Độ dốc của địa hình và độ rộng của lòng sông ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy (ở miền núi nước sông thường chảy xiết, còn ở đồng bằng nước chẩy êm đềm)
- Thực vật, rừng cây giúp điều hòa chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số sông lớn trên thế giới
- Mục tiêu: HS xác định được vị trí của các sông: Sông Nil, sông Amazon, sông I-ê-nix-xây trên bản đồ địa lí tự nhiên thế giới, trình bày được đặc điểm cơ bản của ba sông trên.
- Thời gian: 5 – 7’
- Phương tiện: Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới
- Phưong pháp: Đàm thoại gợi mở, trực quan
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: HS quan sát bản đồ địa lí tự nhiên treo tường, xác định vị trí và các đặc điểm của 3 sông: Sông Nil, sông Amazon, sông I-ê-nix-xây và điền vào phiếu học tập.
+ Bước 2: Đại diện học sinh trình bày nội dung
+ Bước 3: Gv chuẩn xác KT
III. Một số sông lớn trên thế giới
1. Sông Nil
- Bắt nguồn từ hồ Vic – to – ri – a
- Diện tích lưu vực: 288100 km2
- Chiều dài: 6685 km
- Vị trí: Chảy trong khu vực cận XĐ đến cận nhiệt đới (châu Phi)
- Nguồn cung cấp nước chính: Mưa, nước ngầm
2. Sông Amazon
- Bắt nguồn từ dãy Anđet
- Diện tích lưu vực: 7170000 km2
- Chiều dài: 6437 km
- Vị trí: Chảy trong khu vực khí hậu XĐ (châu Mĩ)
- Nguồn cung cấp nước chính: Mưa, nước ngầm
3. Sông I – ê – nix – xây
- Bắt nguồn từ dãy Xaian
- Diện tích lưu vực: 2580 000 km2
- Chiều dài: 4102 km
- Vị trí: Chảy trong khu vực khí hậu ôn đới lạnh (châu á)
- Nguồn cung cấp nước chính: Băng tuyết
4. Củng cố, đánh giá
- Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học
- Thời gian: 3 – 5’
- Phương pháp: Vấn đáp
- Câu hỏi:
* Trình bày vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất
* Dựa vào bản đồ địa lí tự nhien Việt Nam giải thích vì sao các sông ở miền Trung nước ta lu lên rất nhanh.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị nội dung tiết 19: Sóng, thuỷ triều, dòng biển
V. rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 18.doc