Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 21: Sinh quyển. các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm sinh quyển và giới hạn của sinh quyển trên Trái Đất.

- Hiểu rõ ảnh hưởng của từng nhân tố của môi trường đối với sự sống và sự phân bố của sinh vật

2. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh (phân tích, so sánh mốiquan hệ giữa sinh vật với môi trường)

- Quan sát tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố đến sự phát triển và phânbố của sinh vật.

3. Thái độ:

- Quan tâm đến thực trạng diện tích rừng đang suy giảm ở Việt Nam và trên thế giới => tích cực trồng cây xanh, bảo vệ các loại động thực vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 21: Sinh quyển. các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2009 Ngày giảng: 10A1: 10A2: 10A3: 10A4: Tiết 21 – Bài 18 Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm sinh quyển và giới hạn của sinh quyển trên Trái Đất. - Hiểu rõ ảnh hưởng của từng nhân tố của môi trường đối với sự sống và sự phân bố của sinh vật 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh (phân tích, so sánh mốiquan hệ giữa sinh vật với môi trường) - Quan sát tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố đến sự phát triển và phânbố của sinh vật. 3. Thái độ: - Quan tâm đến thực trạng diện tích rừng đang suy giảm ở Việt Nam và trên thế giới => tích cực trồng cây xanh, bảo vệ các loại động thực vật. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ sự phân bố sinh vật trên thế giới. - Một số tranh ảnh có liên quan - Máy chiếu projecter III. Phương pháp - Thảo luận cặp/nhóm, nhóm - Đàm thoại - Trực quan IV. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới Khởi động – mở bài - Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh - Thời gian: 3 – 4’ - Phương tiện: Một số hình ảnh về sự phân bố của sinh vâth trên Trái Đất - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên màn hình và suy nghĩ về câu hỏi sau đây của cô giáo. Tại sao trên Trái Đất có những nơi sinh vật phân bố rất đa dạng, có những khu vực sinh vật lại thưa thớt? Vì sao ở miền Bắc nước ta trồng được rau cải bắp, cà chua... còn ở miền Nam lại không trồng được sản phẩm đó? + Bước 2: HS phát biểu suy nghĩ của bản thân, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới + Bước 3: GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài học. Nội dung Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh quyển - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm sinh quyển, giới hạn của sinh quyển - Thời gian: 3 - 5' - Phương tiện: Hình 17 trong SGK - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại gợi mở - Các bước tiến hành: + Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK và hiểu biết thực tế của bản thân, phát biểu khái niệm sinh quyển -> HS nêu được khái niệm như trong SGK -> Gv chuẩn xác nội dung, đặt câu hỏi yêu cầu + Bước 2: HS quan sát hình ảnh trên màn hình về vị trí của sinh quyển trên Trái Đất, hình 17 trong SGK trả lời câu hỏi sau: Trình bày giới hạn của sinh quyển. -> HS trình bày được giới hạn trên, giới hạn dưới của sinh quyển. -> Gv chuẩn xác nội dung, kiến thức, khẳng định giới hạn của sinh quyển phụ thuộc giới hạn phân bố của các loài sinh vật. I. Sinh quyển 1. Khái niệm - Sinh quyển là một quyển cua Trái Đất ở đó có toàn bộ sinh vật sinh sống 2. Giới hạn của sinh quyển - Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật - Giới hạn trên của sinh quyển: Tiếp giáp tấng ôzôn cuả khí quyển - Giới hạn dưới: + Đại dương: Đáy đại dương + Lục địa: Đáy của tầng phong hoá. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật - Mục tiêu: HS trình bày và lấy ví dụ chứng minh được ảnh hưởng của các nhân tố: khí hậu, đất, địa hình, sinh vật và con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất. - Thời gian: 20 - 25' - Phương tiện: Các hình ảnh thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với sự phát triển và phân bố sinh vật, bản đồ các thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất. - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nghiên cứu nội dung SGK và các hình ảnh chạy trên màn hình, nêu nhận xét về ảnh hưởng của các nhân tố sau tới sự phát triển và phân bố sinh vật, bản đồ các thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất. * Nhóm 1: Khí hậu * Nhóm 2: Đất * Nhóm 3: Địa hình * Nhóm 4: Sinh vật * Nhóm 5: Con người + Bước 2: Các nhóm trao đổi và hoàn thành nội dung học tập. Gv quan sát và đôn đốc học sinh làm việc + Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày nội dung. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung + Bước 4: Gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức. Gv đặt câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời: * Giải thích vì sao ở miền Bắc nước ta trồng được các sản phẩm rau như su hào, bắp cải, cà chua... trong khi ở miển Nam lại không trồng được? -> HS trả lời. Gv nhận xét và đánh giá kết quả vận dụng kiến thức của học sinh. * Để bảo vệ nguồn gel quý hiểm của sinh vật, chúng ta cần có những biện pháp như thế nào? -> Hs trình bày. Gv nhận xét, chuẩn xác và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật. 1. Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng. - Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. - Nước, độ ẩm: quyết định sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. - Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ. - Anh sáng: ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật. 2. Đất ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố của sinh vật do khác nhau về đặc tính lý, hóa và độ ẩm. 3. Địa hình - Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi. - Vành đai thực thay đổi theo độ cao. - Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật cũng khác nhau. 4. Sinh vật - Thức ăn quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật - Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẽ vì thực vật là nơi cư trú vàa là thức ăn của động vật. 5. Con người - Có thể làm cho phạm vi phân bố của sinh vật mở rộng hay thu hẹp. 4. Củng cố, đánh giá - Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học - Thời gian: 3 – 5’ - Phương pháp: Vấn đáp - Câu hỏi: * Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích câu tục ngữ của nước ta: "Đất nào cây nấy" * Lấy ví dụ chứng minh rằng mỗi loài sinh vật chỉ thích hợp với một giới hạn về nhiệt độ nhất định. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, hoàn thành bài tập - Chuẩn bị nội dung tiết 22 V. rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 21.doc
Giáo án liên quan