Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 23: Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm và cấu trúc của lớp vỏ địa lí. Phân biệt được vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

2. Về kỹ năng:

- Đọc, phân tích được hình 20.1

- Lấy được ví dụ để phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hợp tác trong học tập và nghiên cứu tài liệu

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Hình 20.1 phóng to

- Một số tranh ảnh thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên

- Máy chiếu projecter

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 23: Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương iv: một số quy luật của lớp vỏ địa lí Ngày soạn: 31/10/2009 Ngày giảng: 10A1: 10A2: 10A3: 10A4: Tiết 23 – Bài 20 Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm và cấu trúc của lớp vỏ địa lí. Phân biệt được vỏ địa lí với vỏ Trái Đất. - Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 2. Về kỹ năng: - Đọc, phân tích được hình 20.1 - Lấy được ví dụ để phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên 3. Thái độ: - Nghiêm túc, hợp tác trong học tập và nghiên cứu tài liệu II. Thiết bị dạy học - Hình 20.1 phóng to - Một số tranh ảnh thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên - Máy chiếu projecter III. Phương pháp - Thảo luận cặp/nhóm, nhóm - Đàm thoại - Trực quan IV. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới Khởi động – mở bài - Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu bài học, tạo hứng thú học tập cho học sinh - Thời gian: 3 – 4’ - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV đặt câu hỏi mở cho học sinh, yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức thực tiễn để trinh bày quan điểm của mình. Các thành phần tự nhiên có quan hệ với nhau như thế nào? + Bước 2: HS phát biểu suy nghĩ của bản thân, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới + Bước 3: GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài học. Nội dung Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp vỏ địa lí - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và giới hạn của lớp vỏ địa lí; phân biệt được lớp vỏ địa lí với vỏ Trái Đất - Thời gian: 10 - 15' - Phương tiện: Hình 20.1 trong SGK, - Phương pháp: Trực quan, hoạt động cặp/nhóm - Các bước tiến hành: + Bước 1: Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK và trình bày khái niệm lớp vỏ địa lí -> HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác. + Bước 2: HS quan sát hình 20.1 trong SGK và hình trên màn hình rút ra nhận xét về giới hạn của lớp vỏ địa lí, so sánh lớp vỏ địa lí với vỏ Trái Đất theo các gợi ý sau: Các tiêu chí Lớp vỏ địa lí Lớp vỏ Trái Đất Chiều dày Giới hạn Cấu trúc (thành phần gồm nhứng quyển nào) -> Đại diện học sinh trình bày. Các căp/nhóm khác nhận xét và bổ sung kiến thức. + Bước 3: Gv nhận xét kết quả làm việc của các cặp/nhóm, kết luận về giới hạn của lớp vỏ địa lí, sự khác nhau cơ bản giữa lớp vỏ địa lí với lớp vỏ Trái Đất I. Lớp vỏ địa lí 1. Khái niệm - Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất ở đó có các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau 2. Giới hạn, đặc điểm - Chiều dày: 30 - 35 km - Giới hạn trên: Tiếp xúc với lớp ôzôn - Giới hạn dưới: + Đại dương: Đáy vực thẳm đại dương + Lục địa: Đáy của lớp vỏ phong hoá 3. Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất Tiêu chí Lớp vỏ địa lí Lớp vỏ Trái Đất Chiều dày 30 - 35 km 5 - 70 km Giới hạn Từ giới hạn dưới lớp ôzôn đến đáy của vực thẳm đại dương, đáy của lớp voẻ phong hoá Từ lớp vỏ phong hoá đén bộ phận tiếp xúc với lớp manti Thành phần Gồm 5 quyển Gồm các tầng đá: Trầm tích, badan, granit Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật; lấy ví dụ thực tiến để chứng minh - Thời gian: 15 - 20' - Phương tiện: Các hình ảnh minh hoạ về mối qua hệ giữa các thành phần tự nhiên - Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở - Các bước tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu học sinh dựa vào nội dung SGK trình bày khái niệm và nguyên nhân sinh ra quy luật -> HS trình bày nội dung, GV chuẩn xác kiến thức + Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: * Nhóm 1 - 2: Tìm hiểu ví dụ 1 trong SGK * Nhóm 3 - 4: Tìm hiểu ví dụ 2 trong SGK * Nhóm 5 - 6: Tìm hiểu ví dụ 3 trong SGK -> HS nghiên cứu ví dụ, rút ra nhận xét về mối quan hệ của các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí -> Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, nêu quan điểm khác (nếu có) -> GV nhận xét, bổ sung, kết luận về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí + Bước 3: HS nghiên cứu nội dung SGK và hiểu biết thực tế, trình bày ý nghĩa thực tiễn của quy luật. -> HS trình bày -> GV chuẩn xác kiến thức II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 1. Khái niệm Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. 2. Nguyên nhân - Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động của nội - ngoại lực - Các thành phần này luôn xâm nhập vào nhau trao đổi vật chất và năng lượng cho nhau 3. Biểu hiện - Một thành phần của lớp vỏ địa lí thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác. 4. ý nghĩa thực tiễn - Dự báo trước sự thay đổi của tự nhiên khi sử dụng một thành phần nào đó - Là điều kiện để nâng cao nhận thức về sử dụng và bảo vệ tài nuyên tài nguyên thiên nhiên 4. Củng cố, đánh giá - Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học - Thời gian: 3 – 5’ - Phương pháp: Vấn đáp - Câu hỏi: * Lấy ví dụ chứng minh rằng thảm thực vật, đất, nước. khí hậu có quan hệ chặt chẽ với nhau? Sự mất thảm thực vật sẽ gây ra những hậu quả như thế nào? * Theo em đẻ bảo v ệ tài nguyên đất ta cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp gì? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, hoàn thành bài tập - Chuẩn bị nội dung tiết 24 V. rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 23.doc