Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 26: Cơ cấu dân số

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới tính, theo lao động và theo trình độvăn hóa.

- Phân biệt được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến việc phát triển dân số và phát triển KT-XH.

- Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi

2. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, lược đồ cơ cấu dân số.

3. Thái độ:

- Học sinh nhận thức được cơ cấu dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn, ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Hình 23.1, 23.2 phóng to

- Bảng số liệu về kết cấu dân số theo độ tuổi ở các nhóm nước

- Máy chiếu projecter

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 26: Cơ cấu dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2009 Ngày giảng: 10A1: 10A2: 10A3: 10A4: Tiết 26 – Bài 23 Cơ cấu dân số I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới tính, theo lao động và theo trình độvăn hóa. - Phân biệt được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến việc phát triển dân số và phát triển KT-XH. - Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, lược đồ cơ cấu dân số. 3. Thái độ: - Học sinh nhận thức được cơ cấu dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn, ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm. II. Thiết bị dạy học - Hình 23.1, 23.2 phóng to - Bảng số liệu về kết cấu dân số theo độ tuổi ở các nhóm nước - Máy chiếu projecter III. Phương pháp - Thảo luận cặp/nhóm, nhóm - Đàm thoại - Trực quan IV. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 15 phút - Mục tiêu: KIểm tra đánh giá kết quả nhận thức của học sinh và bài dân số và sự gia tăng dân số - Thời gian: 15' - Phương pháp: Kiểm tra tự luận - Đề bài: 1. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học. 2. Trình bày ngắn gọn các hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển. - Đáp án: 1. Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học - Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô. (1.0) - Tỷ suất gia tăng cơ học là hiệu số giữa tỷ lệ nhập cư so với tỷ lệ suất cư.(1.0) - Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là động lực tăng dân số. (1.0) 2. Trình bày các hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển - Dân số tăng quá nhanh gây sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. (1.0) - Sức ép lên sự phát triển kinh tế: vấn đề việc làm, quan hệ giữa tỷ lệ tích luỹ và tỷ lệ tiêu dùng... (2.0) - Sức ép lên sự phát triển về xã hội: Vấn đề phát triển giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống...... (2.0) - Sức ép đối với môi trường: Tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy thoái.... (2.0) 3. Bài mới Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ cấu theo giới - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, cách tính cơ cấu dân số theo giới; các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu dân số theo giới. - Thời gian: 4 - 5' - Phương pháp: Đàm thoại giợi mở - Các bước tiến hành + Bước 1: Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK và kiến thức thực tiễn, trả lời các câu hỏi sau: Cơ cấu dân số theo giới là gì? Các cách tính tỷ lệ nam nữ? -> HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác nội dung + Bước 2: HS dựa vào nội dung SGK và hiểu biết thức tế, trả lời: Cơ cấu dân số theo giới phụ thuộc vào những nhân tố nào? Lấy ví dụ cụ thể -> Đại diện học sinh trình bày. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức I. Cơ cấu sinh học 1. Cơ cấu dân số theo giới - Biểu thị sự tương quan giữa nam so với nữ hoặc so với tổng số dân. - Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực. - Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống kinh tế xã hội.. 2. Cơ cấu dân số theo tuổi - Là sự tập hợp những nhóm người theo những nhóm tuổi nhất định. - Cơ cấu dân số theo tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó biểu thị tổng hợp tình hình sinh tử, khả năng phát triển dân số, tuổu thọ trung bình, nguồn lao động của mỗi quốc gia. - Sự phân chia cơ cấu dân số già hay trẻ phụ thuộc vào tỉ lệ của từng nhóm tuổi trong cơ cấu dân số. + Các nước phát triển: Có cơ cấu dân số già + Các nước đanh phát triển có cơ cấu dân số trẻ - Tháp dân số là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới + Có 3 kiểu tháp dân số cơ bản (sgk) + Tháp dân số cho biết những đặc trưng cơ bản về dân số: Tỉ suất sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ TB Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ cấu theo tuổi - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi; phân biệt được cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ; đọc được hình 23.1 để rút ra nhận xét về đặc điểm các kiểu tháp dân số. - Thời gian: 10 - 12' - Phương tiện: Hình 23. 1, bảng số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở một số nước - Phương pháp: Đàm thoại giợi mở, hoạt động cặp/nhóm - Các bước tiến hành + Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK và kiến thức thực tiễn, trả lời các câu hỏi sau: Cơ cấu dân số theo độ tuổi là gì? ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu dân số theo độ tuổi. -> HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác nội dung + Bước 2: HS trao đổi theo cặp đôi, dựa vào nội dung SGK và hiểu biết thức tế, trả lời: Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Viết nhận xét ngắn gọn về những thuận lợi và khó khăng của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. -> Đại diện học sinh trình bày. GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức + Bước 3: HS quan sát hình 23.1 và hiểu biết thực tế, hoàn thành nội dung học tập sau: So sánh đặc điểm của 3 kiểu tháp dân số -> HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ cấu theo lao động - Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm về nguồn lao động, dân số hoạt động kinh tế, dân số không hoạt động kinh tế; phân tích biểu đồ hình 23.2 để rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế của các nhóm nước. - Thời gian: 10 - 12' - Phương tiện: Hình 23.2 - Phương pháp: Đàm thoại giợi mở, hoạt động cặp/nhóm - Các bước tiến hành + Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK và kiến thức thực tiễn, trả lời các câu hỏi sau: Nguồn lao động? Dân số hoạt động kinh tế? Dân số không hoạt động kinh tế? -> HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác nội dung + Bước 2: HS trao đổi theo cặp đôi, dựa vào hình 23.1 SGK và hiểu biết thức tế, trả lời: Dân số hoạt động ở mấy khu vực kinh tế? So sánh cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế của 3 nước: ấn Độ, Bra -xin, Anh -> Đại diện học sinh trình bày. -> GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức, nhấn mạnh: Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế phản ánh trình độ phát triển và trình độ công nghiệp hoá ở 1 nước. II. Cơ cấu xã hội 1. Cơ cấu dân số theo lao động a. Nguồn lao động - Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có khả năng tham gia lao động - Nhóm nguồn lao động: + Nhóm dân số hoạt động kinh tế + Nhóm dân số không hoạt động kinh tế b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế - Được phân chia dựa trên sự phân chia nền kinh tế theo 3 khu vực - Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nước: + Các nước đang phát triển: Tỉ lệ lao động cao ở khu vực I + Các nước phát triển: Tỉ lệ lao động cao ở khu vực III. 2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá - Phản ảnh trình độ dân trí và học vấn của dân cư; là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống cua rmột quốc gia - Xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá dựa vào tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá của các nhóm nước: + Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao + Các nước đang phát triển: Thấp Hoạt động 4: Tìm hiểu về cơ cấu theo trình độ văn hoá - Mục tiêu: HS trình bày được ý nghĩa của cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá, cơ sở để xác định cơ cấu theo trình độ văn hoá, so sánh cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá của các nhóm nước - Thời gian: 4 - 5' - Phương tiện: Bảng số liệu về cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá của các nhóm nước. - Phương pháp: Đàm thoại giợi mở - Các bước tiến hành + Bước 1: HS nghiên cứu nội dung SGK và kiến thức thực tiễn, trả lời các câu hỏi sau: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ảnh nội dung gì? -> HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn xác nội dung + Bước 2: HS dựa bảng số liệu SGK và hiểu biết thức tế, trả lời: Dựa vào đâu để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá? Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá giữa các nhóm nước khác nhau như thế nào? -> Đại diện học sinh trình bày. -> GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức 4. Củng cố, đánh giá - Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sau bài học - Thời gian: 3 – 5’ - Phương pháp: Vấn đáp - Câu hỏi: 1. Cơ cấu dân số theo tuổi có ý nghĩa như thế nào? Một nước có cơ cấu dân số trả như nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 2. Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế khác nhau như thế nào giữa các nhóm nước? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, hoàn thành bài tập - Chuẩn bị nội dung tiết 27 V. rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc
Giáo án liên quan