I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về ngành công nghiệp: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim
2. Về kỹ năng:
- Biết cách tính tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
- Vẽ được biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp
- Nhận xét biểu đồ về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bảng số liệu và biểu đồ kết quả
- Phiếu học tập
- Bút, thước, máy tính bỏ túi
III. PHƯƠNG PHÁP
- Hướng dẫn, làm mẫu
- Đàm thoại
- Trực quan
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 40: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2009
Ngày giảng: 10A1: 10A2:
10A3: 10A4:
Tiết 40 – Bài 34
Thực hành vẽ biểu đồ
tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về ngành công nghiệp: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim
2. Về kỹ năng:
- Biết cách tính tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
- Vẽ được biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp
- Nhận xét biểu đồ về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong học tập.
II. Thiết bị dạy học
- Bảng số liệu và biểu đồ kết quả
- Phiếu học tập
- Bút, thước, máy tính bỏ túi
III. Phương pháp
- Hướng dẫn, làm mẫu
- Đàm thoại
- Trực quan
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
a. Nêu đặc điểm chính của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
b. Giải thích vì sao ở nước ta hiện nay lại phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?
3. Bài mới
Khởi động bài (2’): HS nghiên cứu nội dung SGK và phần chuẩn bị ở nhà, nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành. GV giới thiệu ngắn gọn mục tiêu của bài học.
Nội dung chính:
Hoạt động 1: Tính tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Thế giới qua các năm
- Mục tiêu: HS biết cách tính và tính được tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của thế giới qua các năm
- Thời gian: 5 - 7 phút
- Phương pháp: Hướng dẫn, làm mẫu
- Các bước tiến hành:
+ GV nêu cách tính và lãm mẫu: Coi năm 1950 = 100%
+ HS dựa vào công thức và tính toán, hoàn thành bảng số liệu kết quả.
Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của thế giới qua các năm (%)
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than
100
143
161
207
186
291
Dầu mỏ
100
201
447
586
637
747
Điện
100
238
513
853
1224
1536
Thép
100
183
314
361
407
460
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ
- Mục tiêu: HS dựa vào bảng số liệu đã tính, vẽ được biểu đồ đường (biểu đồ đường, đường biểu diễn) thể hiện tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới
- Thời gian: 10 - 15 phút
- Phương tiện: Bút, Thước
- Phương pháp: HS làm việc độc lập
- Các bước tiến hành:
+ GV nêu cách thức tiến hành, hướng dẫn cách vẽ
+ Gọi 02 HS lên bảng vẽ trên bảng, các học sinh khác vẽ vào vở
+ Cả lớp nhận xét về 2 biểu đồ trên bảng, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại của từng biểu đồ
+ GV treo biểu đồ kết quả, cả lớp quan sát, so sảnh với bài làm của mình và tự rút ra nhận xét, đánh giá.
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm than, dầu mỏ, điện, thép
trên Thế giới thời kỳ 1950 – 2003
Hoạt động 3: Nhận xét và giải thích về sự phát triển một số sản phẩm công nghiệp
- Mục tiêu: HS dựa vào biểu đồ và bảng số liệu viết được nhận xét về sự phát triển một số sản phẩm công nghiệp thế giới thưòi kì 1950 – 2003; giải thích các nguyên nhân về sự phát triển đó.
- Thời gian: 7 – 10 phút
- Phương pháp: Đàm thoại, học sinh làm việc độc lập
- Các bước tiến hành:
+ HS quan sát biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu viết nhận xét về tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới theo các gợi ý sau:
Đây là sản phẩm của ngành công nghiệp nào?
Nhận xét về diễn biến của từng sản phẩm (tăng, giảm, tốc độ tăng giảm qua các năm như thế nào?)
Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng giảm như vậy?
+ HS trình bày nội dung. Các học sinh khác nhận xét và bổ sung,
+ Gv nhận xét kết quả làm việc của các học sinh, chuẩn xác kiến thức.
- Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp năng lượng và luyện kim
- Than: Tăng trưởng khá đều. Từ 1980 -1990 chững lại do tìm được nguồn năng lượng khác thay thế; từ 1990 đến 2003 phát triển mạnh do có trữ lượng lớn và CN hoá học phát triển mạnh)
- Dầu mỏ: Tốc độ tăng trưởng khá nhanh (TB 14%/năm) mặc dù phát triển muộn hơn than do có nhiều ưu điểm
- Điện: Là ngành trẻ tuổi, tốc độ phát triển nhanh nhất(Tb 29%/năm) đặc biệt từ những năm 1980 trở lại đây do sự tiên bộ của KHTT
- Thép: Tốc độ tăng trưởng khá đều (TB 9%/năm) do được sử dụng rộng rãi trong các ngành CN, nhất là CN cơ khí, xây dựng
4. Củng cố, đánh giá (5’)
- HS tự đánh giá kết quả làm việc của bản thân và rút ra kinh nghiệm cho bản thân về việc vẽ biểu đồ và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá và chấm điểm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị nội dung ôn tập về chương Công nghiệp.
V. rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 40.doc