Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực

- Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt TĐ

2. Kỹ năng

- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ qua hình vẽ và tranh minh hoạ.

3. Thái độ:

- Có tinh thần nghiêm túc trong học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới (treo tường)

- Các hình trong SGK

- Tranh: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt (treo tường)

- Một số hình ảnh về địa hình được thành tạo do tác động của nội lực; hình minh hoạ về tác động của nội lực

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 10 - Tiết 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2009 Ngày giảng: 10A1........................................... 10A2................................................. 10A3........................................... 10A4................................................ Tiết 08 – Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất I. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực - Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt TĐ 2. Kỹ năng - Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt TĐ qua hình vẽ và tranh minh hoạ. 3. Thái độ: - Có tinh thần nghiêm túc trong học tập II. thiết bị dạy học - Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa trên thế giới (treo tường) - Các hình trong SGK - Tranh: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt (treo tường) - Một số hình ảnh về địa hình được thành tạo do tác động của nội lực; hình minh hoạ về tác động của nội lực - Máy chiếu projector III. phƯƠng pháp - Thảo luận, Đàm thoại gợi mở - Trực quan, phân tích. IV. tiến trình tổ chức giờ học 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) a. Trình bày ngắn gọn cấu trúc của TĐ. Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương. b. Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng. Xác định trên bản đồ treo tường các mảng kiến tạo lớn của vỏ TĐ. 3. Bài mới Khởi động bài: - Mục tiêu: Giới thiệu mục tiêu bài 8 - Thời gian: 3 – 5’ - Phương pháp: Thuyết trình - Cách thức tiến hành: + GV đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh suy nghĩ và kích thích tư duy, tạo hứng thú muốn tìm hiểu nội dung bài cho học sinh Như chúng ta đã thấy, bề mặt TĐ không bằng phẳng, có nơi được nhô lên cao, đó là các vùng núi cao, có nơi lại thấp trũng như các vùng thung lũng, các đầm lầy; có nơi bị chia cắt mạnh nhưng có nơi rất bằng phẳng..... Tại sao bề mặt TĐ lại có hình thái như vậy? + HS nghe và tư duy. Nội dung chính Hoạt động dạy và học Nội dung cần đạt được Hoạt động 1: Tìm hiểu về nội lực - Mục tiêu: HS nắm được khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh ra nội lực. - Thời gian: 3 – 5’ - Phương tiện: SGK - Phương pháp: Đàm thoại - Cách thức tiến hành: + Bước 1: GV đặt câu hỏi cho học sinh nghiên cứu nội dung SGK trả lời: Nội lực là gì? Nguyên nhân nào sinh ra nội lực? Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt được thể hiện qua những vận động nào? Những vận động đó làm cho bề mặt TĐ thay đổi như thế nào? + Bước 2: HS nêu được khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực; nội lực tác động đến địa hình trên bề mặt TĐ thông qua hai vận động: Vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang. Các vận động đó làm cho bề mặt TĐ có những thay đổi lớn.... + Bước 3: GV nhận xét và chuẩn xác nội dung kiến thức. 1. Nội lực - Khái niệm: Là lực phát sinh ra ở bên trong TĐ - Nguyên nhân sinh ra nội lực: Do các nguồn năng lượng trong lòng TĐ - Nội lực tác động đến địa hình trên bề mặt TĐ thông qua hai vận động: Vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang. Các vận động đó làm cho bề mặt TĐ có những thay đổi lớn (có nơi được nâng cao lên, có nơi bị hạ thấp xuống....) Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của nội lực đến địa hình bề mặt - Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân, biểu hiện và kết quả tác động của từng vận động đến địa hình trên bề mặt; sử dụng bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất núi lửa trên thế giới và hình trong SGK để trình bày về kết quả tác động của nội lực.... - Thời gian: 18 – 23’ - Phương tiện: Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất núi lửa trên thế giới và hình trong SGK - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Các bước tiến hành: + Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm. Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung kênh chữ SGK trình bày ngắn gọn về nguyên nhân, biểu hiện của các vận động và kết quả tác động của nó đến địa hình bề mặt: * Nhóm 1 – 2: Vận động theo phương thẳng đứng * Nhóm 3 – 4: Hiện tượng uốn nếp * Nhóm 5 – 6: Hiện tượng đứt gãy + Bước 2: HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung học tập + Bước 3: Đại diện học sinh trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Bước 4: GV chuẩn xác nội dung và phân tích rõ hơn tác động của các vận động này thông qua một số hình ảnh và video clip. 2. Tác động của nội lưc a. Vận động theo phương thẳng đứng - Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự chuyển động của các dòng đối lưu trong lớp man ti (sắp xếp lại vật chất theo qui luật trọng lực) - Biểu hiện: Vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ TĐ trên một diện tích lớn; Thu hẹp hoặc mở rộng diện tích một cách chậm chạp và lâu dài. - Kết quả: Sinh ra lục địa và đại dương (biển tiến và biển thoái) b. Vận động theo phương nằm ngang - Nguyên nhân: Do tác động của lực nằm ngang - Biểu hiện: Làm cho vỏ TĐ bị nén ép, tách dãn... gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy - Hiện tượng uốn nếp + Biểu hiện: Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao. đá bị xô ép uốn cong thành nếp uốn. + Kết quả: tạo thành các uốn nếp, các dãy núi uốn nếp - Hiện tượng đứt gãy + Biểu hiện: Xảy ra ở vùng đá cứng. Đá bị gãy vỡ và chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương nằm ngang hoặc gần thẳng đứng + Kết quả: Tạo ra các địa hào, địa luỹ 4. Củng cố, đánh giá (5’) a. So sánh hai hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. b. Phân biệt địa luỹ với địa hào. Cho ví dụ cụ thể. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Trả lời các câu hỏi SGK. - Tìm hiểu trước bài 9 - SGK v. rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 8.doc