I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
-Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phat triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2/ Kĩ năng, thái độ:
- Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1.
- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
- Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
66 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học Địa lý lớp 11 (cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Ngày soạn: 06/08/2012
TPPCT: 01
BÀI 1:
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
----------&----------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
-Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phat triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2/ Kĩ năng, thái độ:
- Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1.
- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
- Xác định cho mình trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phóng to các bảng 1.1, 1.2 trong SGK.
- Bản đồ các nước trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Ổn định:
Ngày giảng
Thứ
Tiết
Lớp
Ghi chú
2.Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Thế giới hiện có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình phát triển, các nước này đã phân hóa thành nhiều hai nước khác nhau: nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự tương phản rõ về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò ảnh hưởng cuả cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với kinh tế - xã hội thế giới.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
Hoạt động 1: cá nhân/cặp đôi.
GV: Các nước trên thế giới được xếp vào hai nhóm nước: đang phát triển và phát triển.
CH: hai nhóm nước này có đặc điểm khác nhau như thế nào ?
CH: Quan sát hình 1, em có nhận xét gì về sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP/người ?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
I.. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC:
1/ Nhóm nước phát triển:
- Có bình quân tổng sản phẩm trong nước theo đầu người (GDP/người) lớn, đầu tư ra nước ngoài (FDI) lớn, chỉ số phát triển con người (HDI) cao.
2/ Nhóm nước đang phát triển:
- Có GDP/người nhỏ, nợ nước ngoài nhiều, và HDI thấp.
- Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na...
à GDP/người rất chênh lệch giữa các nơi.
+ khu vực có thu nhập cao là Tây Âu, Bắc Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản...
+ Khu vực có thu nhập khá là Tây Nam Á, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, a rập Xê-ut...
+ khu vực có thu nhập thấp là Trung Phi, Trung Á, Nam Á...
Hoạt động 2: cá nhân/cặp đôi.
CH: Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét về GDP/người của một số nước phát triển và đang phát triển?
CH: Dựa vào hình 1.2, hãy nhận xét tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước?
CH: Sự khác biệt về các chỉ số xã hội của các nhóm nước thể hiện như thế nào?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
II.. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC:
1/ GDP/người có sự trên lệch lớn giữa hai nhóm nước:
- các nước phát triển có GDP/người cao gấp nhiều lần GDP/người của các nước đang phát triển.
2/ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt:
a/ các nước phát triển:
Khu vực I chiếm tỉ lệ thấp (2%).
Khu vực III chiếm tỉ lệ cao (71%).
b/ Các nước đang phát triển:
Khu vực I còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn (25%).
Khu vực III mới đạt dưới 43% (dưới 50%).
3/Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội:
các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển.
a) Tuổi thọ người dân:
Các nước phát triển là 76.
Các nước đang phát triển là 65.
Trung bình thế giới là 67.
b) Chỉ số HDI:
Các nước phát triển là 0,855.
Các nước đang phát triển là 0,694.
Trung bình thế giới là 0,741.
Hoạt động 3: cá nhân/cặp đôi.
CH: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đạidiễn ra khi nào và có đặc trưng nổi bật gì.
CH: cuộc cách mạng và khoa học hiện đại có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
III.. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI:
1/ Thời điểm xuất hiện và đặc trưng:
Thời gian: cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.
Đặc trưng: xuất hiệ và bừng nổ công nghệ cao.
Có 4 ngành công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng.
2/ Ảnh hưởng:
Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ.
Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
4/ Kiểm tra, đánh giá:
1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển?
2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế-xã hội thế giới?
3/ Sự phân chia thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?
A/ Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo.
B/ Sự tương phản về trình độ kinh tế-xã hội.
C/ Sự khác nhau về chế độ chính trị-xã hội.
D/ Hậu quả kéo dày của chiến tranh.
4/ Đặc điểm nào dưới đây không phải của các nước phát triển.
A/ Tổng sản phẩm trong nước GDP lớn.
B/ Chỉ số phát triển con người HDI cao.
C/ Có vai trò chi phối các tổ chức kinh tế thế giới.
D/ Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công-nông nghiệp.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.
Ngày soạn:06/08/2012
TPPCT: 02
BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
----------&----------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá, khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành các tổ chức kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2/ Kĩ năng, thái độ:
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết qui mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.
- Nhận biết được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định được trách nhiệm của bản thân của việc đóng góp vào thực hiện các nhiệm vụ xã hội tại địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ các nước trên thế giới.
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới.
- Các bảng kiến thức và số liệu phóng to từ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Ổn định:
Ngày giảng
Thứ
Tiết
Lớp
Ghi chú
2/ Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
Hoạt động 1: cặp đôi/nhóm 4.
CH: Toàn cầu hoá kinh tế biểu hiện ở những mặt nào?
CH: Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực nào ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất?
CH: các công ty xuyên quốc gia có vai trò như thế nào? Nêu ví dụ về một số công ty xuyên quốc gia.
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.
à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
CH: Toàn cầu hoá kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế-xã hội thế giới?
CH: Em có nhận xét gì về sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới hiện nay?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm.
à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
I.. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ:
1/ Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế:
Thương mại thế giới phát triển mạnh:
Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hoá trên thế giới phát triển nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.
Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh:
Từ 1990à 2004 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD (gấp 5 lần).
Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
Thị trường tài chính quốc tế được mở rộng:
Quỷ tiền tệ thế giới IMF.
Ngân hàng thế giới WB.
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB.
Các công ty xuyên quốc gia được hình thành và có ảnh hưởng ngày càng lớn:
Hoạt động trên nhiều quốc gia.
Nắm 70% giá trị xuất nhập khẩu trên toàn thế giới.
Nắm nguồn của cải vật chất lớn.
Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
2/ Hệ quả của việc toàn cầu hoá kinh tế:
Tích cực:
Thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
b) Tiêu cực: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo...
Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4.
CH: Dựa vào bảng 2.2, hãy so sánh quy mô về dân số và GDP của các tổ chức liên kết kinh tế, rút ra nhận xét.
CH: Xu hướng khu vực hoá kinh tế gây nên các hệ quả gì? Liên hệ với tình hình nước ta.
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
II.. XU HƯỚNG KHU VỰC HOÁ KINH TẾ:
1/ Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành:
Hiệp ước thương mại tự do bắc Mĩ (NAFTA).
Liên minh Châu Âu (EU).
Hiệp hội các quốc gia Đong Nam Á (ASEAN).
Diễn đàng hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
2/ Hệ quả của khu vực hoá kinh tế:
a) Tạo ra cơ hội:
Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tự do hoá thương mại.
Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
Tạo ra các thách thức:
- Đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị...
4/ Kiểm tra, đánh giá:
1/ Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoía kinh tế dẫn đến hệ quả gì?
2/ Các tổ chức kinh tế hình thành dựa trên những cơ sở nào?
3/ Xác định trên bản đồ thế giới, các nước thành viên tổ chức EU, ASEAN, NAFTA, MERCOSUR ?
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.
Ngày soạn:..
TPPCT: 03
BÀI 3.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
----------&----------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiểm môi trường.
- Phân tích được hậu quả của ô nhiểm môi trường, nhận thức được sự cần thiết để bảo vệ môi trường.
2/ Kĩ năng, thái độ:
- Phân tích được bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế...
- Nhận thức được để giải quyết vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số tranh ảnh về môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
-Lược đồ tổ chức liên kết kinh tế thế giới.
-Tin thời sự, ảnh về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Ổn định:
Ngày giảng
Thứ
Tiết
Lớp
Ghi chú
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
Hoạt động 1: cá nhân/cặp đôi.
CH: Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vấn đề bùng nổ dân số hiện nay? Nguyên nhân.
CH: Dựa vào bảng 3.1, hãy so sánh tỷ suất gia tăng tự nhiên của các nước phát triển và đang phát triển hiện nay?
CH: Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội?
CH: Tình trạng già hoá dân số biểu hiện như thế nào?
CH: Dựa vào bảng 3.2, so sánh dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và các nước đang phát triển?
CH: dân số già gây ra những hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
I.. DÂN SỐ:
1/ Bùng nổ dân số:
Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nữa sau thế kỉ XX.
Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người.
chủ yếu là ở các nước đang phát triển: chiếm 80% dân số, 95% dân số tăng hàng năm của thế giới.
Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát triển > các nước phát triển.
Ảnh hưởng:
+ Tích cực: tạo ra nguồn lao động dồi dào.
+ Tiêu cực: gây ra sức ép nặng nề về tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống...
2/ Già hoá dân số:
Biểu hiện:
+ Trong cơ cấu dân số tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 60 tuổi ngày càng nhiều.
+ Tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng.
Các nước phát triển có dân số già hơn.
Hậu quả:
+ Thiếu nguồn lao động.
+ Chi phí lớn cho phúc lợi xã hội.
Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4.
CH: Khí hậu toàn cầu và tầng ôdôn bao quanh trái đất bị biến đổi theo chiều hướng như thế nào? Nguyên nhân do đâu.
CH: sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và thủng tầng ôzôn có ảnh hưởng gì đến đời sống trên trái đất?
CH: vì sao nguồn nước ngọt, biển và đại dương bị ô nhiểm?
CH: sự đa dạng sinh vật là gì? Vì sao sự đa dạng sinh vật trên trái đất bị suy giảm.
CH: Hãy nêu tên một số loài động vật ở nước ta đang dần bị tuyệt chủng?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
II.. MÔI TRƯỜNG:
1/ Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn:
Trái đất đang nóng dần lên: Nhiệt độ trái đất tăng 0,6 độ C trong 100 năm qua.
Mưa axit.
Tầng ôdôn ngày càng mỏng và lổ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng.
2/ Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và đại dương:
Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp đổ ra sông, hồ, biển...
Do sự cố tràng dầu, đắm tàu, rửa tàu...
3/ Suy giảm đa dạng sinh học:
Do sự khai thác quá mức của con người.
Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Hoạt động 3: cá nhân/cặp đôi.
GV cho HS nêu một số biểu hiện của thực trạng xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố...
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
III.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:
1/ Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố:
Cần tăng cường hoà giải các mâu thuẩn sắc tộc, tôn giáo.
Chống chủ nghĩa khủng bố là nhiệm vụ của từng cá nhân.
2/ Hoạt động kinh tế ngầm:
- Buôn lậu vũ khí, rửa tiền, ma tuý...
4/ Kiểm tra, đánh giá:
1/ chứng minh rằng trên thế giưói , sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở những nước đang phát triển, già hoá dân số diễn ra ở các nước phát triển?
2/ Giải thích câu nói:” trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn cầu, hành động địa phương”?
3/ Sựu bùng nổ dân số trên thế giưói hiện nay diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển?
A. đúng B. sai
4/ Biến đổi khí hậu toàn cầu là do nhiệt dộ trái đất tăng lên:
A. đúng B. sai
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.
Ngày soạn: .
TPPCT: 04
BÀI 4:
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CỦA TOÀN CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
2/ Kĩ năng, thái độ:
- Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu KH và CN hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh.
- Đề cương báo cáo ( phóng to).
- HS chuẩn bị các tư liệu sưu tầm theo chủ đề GV đua ra từ trước cho HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Ổn định:
Ngày giảng
Thứ
Tiết
Lớp
Ghi chú
2/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
2/ Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “ tư duy toàn cầu, hành động địa phương”.
3/ Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu trên thế giới là gì? Tình trạng đó có thể gây ra các hậu quả tiêu cực thế nào? Trình bày một số giải pháp có thể giải quyết tình trạng đó.
4/ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt và suy giảm đa dạng nước ngọt trên thế giới? Tình trạng đó có thể gây ra các hậu quả tiêu cực thế nào
3/ Vào bài mới:
Toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đạt các nước đang phát triển rất nhiều thách thức. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các cơ hội và các thách thức đó.
Hoạt động 1: tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
Phương án 1: HS đọc các ô thông tin trong SGK, sắp xếp thành hai mảng “ cơ hội” và “ thách thức” của tàon cầu hoá đối với các nước đang phát triển, tìm các ví dụ minh hoạ.
Phương án 2: chia nhóm HS.
Nhóm 1: HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thảo luận về những cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển, neu các ví dụ minh hoạ.
Nhóm 2: HS đọc các ô kiến thức trong SGK và thảo luận về những thách thứuc cảu toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển, nêu các ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 2: Trình bày báo cáo.
Trên cơ sở thảo luận nhóm và tìm hiểu của các cá nhân, HS lên bảng trình bày báo cáo về chủ đề “ Những cơ hội và thách thứuc của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển”
Các HS khác góp ý bổ sung, GV tổng hợp nôin dung thảo luận.
I. Cơ hội:
Khi thực hiện toàn cầu hoá hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm tạo điều kiện mở rộng thương mại, hàng hoá có điều kiện lưu thông rộng rãi.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cscs quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Toàn cầu hoá tạo điều kiện chuyển giao những thãnh tựu mới về khoa học và công nghệ, vềtổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh đến cho tất cả mịn người, mọi đân tộc.
Toàn cầu hoá tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phương hoá mối quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
II. Thách thức:
Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Muốn
Có sức cạnh tranh kinh tế mạnh phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn như điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hoá dầu, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, ....
Các siêu cường tư bản chủ nghĩa tìm cách áp dặt lối sống và nền văn hoá của mình vào các nước khác. Các giá trị đạo đức cảu nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.
Toàn cầu hoá ngày càng gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
4/ Kiểm tra, đánh giá:
1/ Quá trình toàn cầu hoá nề kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang phát triển?
2/ Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.
Ngày soạn: ..
TPPCT: 05
BÀI 5.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Biết được Châu Phi khá giàu có về khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô và nóng
- Dân số tăng nhanh, ngừôn lao động khá lớn song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ.
- Kinh tế có khởi sắc song cơ bản phát triển chậm.
2/ Kĩ năng, thái độ:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thong tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi.
- Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi.
- Bản đồ kinh tế chung Châu Phi.
- Tranh ảnh và cảnh quan Châu Phi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/Ổn định:
Ngày giảng
Thứ
Tiết
Lớp
Ghi chú
2/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang phát triển?
2/ Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?
3/ Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
Hoạt động 1: cặp đôi/nhóm 4.
CH: Quan sát hình 5.1 và dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu đặc điểm của khí hậu và cảnh quan của Châu Phi?
CH: Vậy cần phải thực hiện giải pháp nào để bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ sự phát triển bềnh vững ở Châu Phi?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
I.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN:
- Phần lớn lãnh thổ Châu Phi là hoang mạc và sa van, khí hậu khô nóng.
- Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường.
- Giải pháp quan trọng:
+ Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Phát triển thuỷ lợi.
Hoạt động 2: cặp đôi/nhóm 4.
CH: Dựa vào bảng 5.1 so sánh và nhận xét tình hình sinh tử và gia tăng dân số tự nhiên, tuổi thọ trung bình của Châu Phi so với thế giới với các châu lục khác?
CH: Sự gia tăng dân số quá nhanh gây những bất lợi gì cho sự phát triển kinh tế của Châu Phi?
CH: Ngoài việc gia tăng dân số, vấn đề dân cư-xã hội Châu Phi còn thẻ hiện các mặt nổi cộm nào?
CH: Thế giới trong đó có Việt Nam đã có các hoạt động gì để giúp cho Châu Phi thoát khỏi tình trạng trên?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
II.. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI:
- Châu Phi dẫn đầu thế giới về tỉ suất sinh thô (38%), tỉ suất tử thô (15%) và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (2,3%).
- Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi rất thấp, chỉ đạt 52 tuổi.
- Trình độ dân chí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, tình trạng nghèo đói còn phổ biến.
- Diễn ra nhiều cuộc xung đột sắc tộc.
- Vẫn còn nhiều bệnh tật đe doạ.
Hoạt động 3: cặp đôi/nhóm 4.
CH: Bằng chứng nào cho thấy Châu Phi là châu lục còn rất nghèo nàn lạc hậu?
CH: Dựa và bảng 5.2, em hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước Châu Phi so với thế giới?
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
III.. VẤN ĐỀ KINH TẾ:
1/ Nền kinh tế hiện nay của Châu Phi còn rất nghèo nàn và lạc hậu:
- Châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu (năm 2004).
- Châu Phi có 34/tổng số 54 quốc gia thuộc loại kém phát triển của thế giới.
- Đa số các nước Châu Phi có mức tăng trưởng kinh tế thấp.
2/ Gần đây, nền kinh tế Châu Phi đang phát triển theo chiều hướng tích cực:
- Trong thập niên vừa qua, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Châu Phi tương đối cao.
4/ kiểm tra, đánh giá:
1/ Người đân Châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên?
2/ Hãy phân tích sự tác động của các vấn đề dân cư , xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này.
5/ Dặn dò về nhà:
Soạn bài mới trước ở nhà theo trình tự các phần trong SGK và câu hỏi ở cuối bài.
Ngày soạn: ..
TPPCT: 06
BÀI 5.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( tiếp theo)
TIẾT 2.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
Biết Mĩ La Tinh có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế song điều kiện tự nhiên khai thác được chỉ phục vụ cho một số ít dân chúng, gây ình trạng không cân bằng, mức sống chênh lệch rất lớn.
Phân tích được tình trạng kinh tế thiếu ổn định của các nước Mĩ La Tinh, khó khăn do nợ nước ngoài, phụ thuộc vào nước ngoài.
2/ Kĩ năng, thái độ:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thong tin để nhận biết các vấn đề của Mĩ La Tinh.
- Tán thành, đồng tình với những biện pháp mà các nước Mĩ La Tinh đâng cố gắn thực hiện để vượt qua khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ tự nhiên Mĩ La Tinh (khoáng sản).
Tranh ảnh về Mĩ La Tinh.
Phóng to các biểu đồ, bảng kiến thức trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
Ngày giảng
Thứ
Tiết
Lớp
Ghi chú
2/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Người dân Châu Phi có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác bảo vệ tự nhiên?
2/ Dựa vào các kiến thức đẫ học, có nhận xét gì về dân cư Châu Phi so với dân cư Châu Á và Châu Âu?
3/ Hãy phân tích tác động của các vấn đề dân cư-xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của lục địa này?
3/ Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI
Hoạt động 1: Cặp đôi/nhóm 4.
CH: dựa vào hình 5.3, hãy cho biết Mĩ La Tinh có những cảnh quan và tài nguyên khoáng sản gì?
CH: Tài nguyên của Mĩ La Tinh phong phú như thế nào? Thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế nào.
HS: Tìm hiểu SGK trao đổi, thảo luận nhóm à Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung à Chuẩn hoá kiến thức.
CH: hãy nêu nhữnh biểu hiện về dân cư và xã hội của Mĩ La Tinh?
CH: Dựa vào nội dung SGK, bảng 5.3, và sự hiểu biết, hãy nhận xét về mức sống của dân cư một số nước Mĩ La Tinh?
I..MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI:
1/ Tự nhiên:
a) Có nhiều môi trường tự nhiên, phân hoá từ B-N, từ Đ-T, từ thấp lên cao.
b) Nhiều tài nguyên:
- Tài nguyên rừng, biển phong phú.
- Sông ngòi có giá trị cao về nhiều mặt: giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện...
- Đất trồng đa dạng: thuận lợi chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp...
-Nhiều khoáng sản: đồng, thiếc, kẽm, kim loại quý...thuận lợi cho phát tr
File đính kèm:
- Giao an dia li 11 co ban ca nam.doc