I-Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống hoá kiến thức về từ ngữ đã học từ đầu năm về từ đơn, từ ghép và từ
láy.
- Biết vận dụng thành thạo các loại từ này trong văn nói và viết.
- Trọng tâm: Ôn tập lý thuyết.
II . Chuẩn bị:
- Thày : Giáo án.
- Trò : Đọc lại các bài về từ đơn, từ ghép và từ láy.
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động 1: Khởi động.
GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Bài mới.
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Chuyên đề 1 Từ ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1
Chuyên đề 1 : Từ ngữ
Từ xét về mặt cấu tạo
I-Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống hoá kiến thức về từ ngữ đã học từ đầu năm về từ đơn, từ ghép và từ
láy.
- Biết vận dụng thành thạo các loại từ này trong văn nói và viết.
- Trọng tâm: Ôn tập lý thuyết.
II . Chuẩn bị:
Thày : Giáo án.
Trò : Đọc lại các bài về từ đơn, từ ghép và từ láy.
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động 1: Khởi động.
GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
? Nhắc lại khái niệm về từ đơn.
? Từ đơn dùng để làm gì.
? Nhắc lại khái niệm từ ghép.
? Nêu vai trò của từ ghép.
? Từ ghép có mấy loại – Cụ thể.
? Em hãy lấy VD về mỗi loại từ ghép.
GV diễn giảng và yêu cầu học sinh lấy VD minh hoạ để phân tích.
? Thế nào là từ láy- tác dụng của từ láy.
? Từ láy có mấy loại.
? Nghĩa của từ láy như thế nào – Cho VD.
GV diễn giảng phần này.
A.Kiến thức cần nhớ.
1.Từ đơn.
- Khái niệm : Là từ chỉ gồm 1 tiếng có nghĩa tạo thành.
- Vai trò : Dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm cho vốn từ thêm phong phú.
2. Từ ghép.
- Khái niệm: Từ ghép là những từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại.
-Tác dụng: Dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặcđiểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
- Các loại từ ghép:
+ Từ ghép chính phụ : Ghép các tiếng không ngang hành nhau- trong từ ghép chính phụ, tiếng chính thường đứng trước tiếng phụ- Nghĩa của từ ghép này cụ thể hơn nghĩa của từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép đẳng lập: Ghép các tiếng có quan hệ ngang bằng nhau về nghĩa- Có thể đổi vị trí các tiếng trong từ ghép đẳng lập Nghĩa của từ ghép này khái quát hơn nghĩa của các tiếng dùng để ghép.
3, Từ láy.
- Khái niệm: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Vai trò : Tạo nên những từ tượng hình, tượng thanh trong miêu tả, thơ ca,…có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
- Các loại từ láy: Láy toàn bộ và láy bộ phận.
- Nghĩa của từ láy :
+ Giảm hoặc tăng so với nghĩa gốc( ở kiểu từ láy toàn bộ).
+ Nghĩa khái quát, tổng hợp so với tiếng gốc ( VD : máy móc – máy ; chết chóc – chết ; sách siếc – sách...).
+ Nghĩa hẹp hơn (cụ thể) hơn so với tiếng gốc (VD : xấu xí –xấu => xấu vừa chỉ tính chất về hình thức, vừa chỉ 1 tính chất về đạo đức hay chất lượng của sự vật (lúa xấu, gỗ xấu) ; còn xấu xí thì chỉ biểu thị cái xấu về mặt hình thức- xấu xa biểu thị cái xấu về mặt đạo đức.
4. Một số chú ý về 2 kiểu từ này.
4.1. Từ ghép.
- Từ phức phân biệt với từ đơn về mặt số lượng tiếng – Tên gọi từ ghép là dùng chỉ bộ phận từ phức trong đó các tiếng của mỗi từ là rõ nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
- Có những từ ghép mà 1 trong 2 tiếng không rõ nghĩa ( đều xảy ra ở từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ)
VD : ăn mặc là nói về mặc nói chung, không nói đến ăn - ăn ở lại thiên về ở nói chung – dưa hấu : hấu không rõ nghĩa nhưng có tác dụng phân biệt nghĩa như bở ( dưa bở), chuột ( dưa chuột).
4.2. Từ láy.
- Từ láy không đơn thuần là sự lặp lại âm thanh của âm tiết ban đầu. Những từ mà các tiếng có chung phụ âm đầu hoặc phần vần nhưng các tiếng đều có nghĩa thì từ đó không phải là từ láy mà là từ ghép .
VD : + Nhè nhẹ, xinh xinh, khéo léo...=> Từ láy.
+ Tươi cười, thúng mủng, mặt mũi...=> Từ ghép.
- Từ láy không đơn thuần là sự lặp lại âm thanh, âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng kèm theo 1 sự biến đỏi âm, thanh nhất định, để tạo ra cái thế vừa giống vừa khác nhau gọi là vừa điệp vừa đối. Do vậy,với những cấu tạo có lặp mà không có chỗ khác biệt là dạng lặp chứ không phải là từ láy (VD : ai ai, đâu đâu, người người...).
Hoạt động 3 : Củng cố – Hướng dẫn.
Học bài – Viết đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu có sử dụng ít nhất là 3 từ láy và 5
từ ghép.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2
Chuyên đề 1 : Từ ngữ
Từ xét về mặt cấu tạo
I-Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống hoá kiến thức về từ ngữ đã học từ đầu năm về từ đơn, từ ghép và
từ láy.
- Biết vận dụng thành thạo các loại từ này trong văn nói và viết.
- Trọng tâm: Luyện tập.
II . Chuẩn bị:
Thày : Giáo án.
Trò : Đọc lại các bài về từ đơn, từ ghép và từ láy.
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động 1: Khởi động.
?Thế nào là từ ghép ? Từ láy – Cho VD.
Hoạt động 2 : Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh chép bài tập vào vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài.
- GV gọi chữa, bổ xung.
Hướng dẫn.
a.giúp đỡ, yêu mến : Từ ghép đẳng lập.
b.cà chua, cải bắp, rau diếp : Từ ghép chính phụ.
c.Cửa sổ : Từ ghép chính phụ.
Ngắm nhìn : Từ ghép đẳng lập.
Bầu trời : Từ ghép chính phụ.
Trong xanh : Từ ghép đẳng lập
Hướng dẫn.
Các tiếng được ghép là các từ in đậm.
a.Non sông, sách vở, tươi tỉnh, xinh đẹp, khô héo, ham muốn.
b.Lớp học, thước kẻ, cá chuối, trắng phau, thay mặt, đánh lửa, vui lòng.
Hướng dẫn.
- Ăn mặc : ăn ở đây mờ nghĩa - ăn mặc có nghĩa khái quát hơn mặc.
- Ăn ở : Nghĩa của từ ăn rộng hơn nghĩa của từ ăn và từ ở, là ăn và ở nói khái quát
( Thu xếp chỗ ăn ở). Ngoài ra, từ ăn còn có nghĩa là đối xử ( ăn ở có tình có nghĩa) – nghĩa này khác hẳn nghĩa của từ ăn và nghĩa chính của từ ở.
- Đầu đuôi : chỉ toàn bộ sự việc từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. nghĩa của từ đầu đuôi có tính khái quát hơn so với nghĩa của từ đầu và đuôi.
- Thước kẻ : chỉ loại thước dài và thẳng, dùng để kẻ đường thẳng.
- Mát tay : mát chỉ trạng thái vật lý – tay :bộ phận của cơ thể. Mát tay chỉ trình độ nghề nghiệp, có tay nghề giỏi, dễ thành công trong mọi việc.
Hướng dẫn.
- Các từ ghép chính phụ : cỏ may, đường đi, gầy tọp, vàng rượi, đòn xóc, vắng ngắt, đồng không, thói quen, đánh nhau.
- Các từ ghép đẳng lập : tranh cướp, tìm kiếm.
Hướng dẫn.
Trong những từ ghép đã cho, những từ có tiếng phụ chỉ:
Công dụng của thuốc: thuốc bổ, thuốc mê, thuốc giun.
Dạng của thuốc: thuốc nước, thuốc viên, thuốc mỡ.
Màu sắc của thuốc: thuốc đỏ.
Nơi chốn, xuất xứ của thuốc: thuốc bắc, thuốc nam, thuốc tây.
Cách dùng thuốc: thuốc tiêm, thuốc uống.
II. Luyện tập.
1.Bài tập về từ ghép.
*Bài 1 : Gạch dưới các từ ghép trong mhững câu sau đây và phân loại chúng theo 2 cách từ ghép đã học.
a.Quang thường hay giúp đỡ bạn, các bạn rất yêu mến Quang.
b.Trong vườn trồng đủ các thứ : cà chua, cải bắp, rau diếp,...
c.Ngồi bên cửa sổ, tôi ngắm nhìn bầu trời trong xanh.
*Bài 2 :
a. Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập.
non..., sách..., tươi..., xinh..., khô..., ham...
b. Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ.
Lớp..., thước..., cá..., trắng..., thay..., đánh..., vui...
* Bài 3. So sánh nghĩa của các từ ghép : ăn mặc, ăn ở, đầu đuôi, thước kẻ, mát tay với nghĩa của các tiếng đã tạo ra chúng.
* Bài 4: Trong những từ ghép được gạch chân trong đoạn văn sau, hãy chỉ ra các từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Cỏ may trên bờ đường đi đã tàn. Những con bò gầy tọp, dũi toét cả mũi cùng chỉ vơ được mấy chiếc rễ cỏ khô. Người trong làng ra đồng gặt lúa. Cánh đồng vàng rượi kia đã được người ta lấy liềm gặt, bó từng lượm, cái đòn xóc đâm ngang thành từng gánh, quẩy về sân. Trên mênh mông chỉ còn trơ lại những gốc rạ khô. Cấnh đồng vắng ngắt, màu xám trên trời và màu xám dưới đất đã liền vào nhau và ở giữa có gió gào suốt đêm ngày. Trẻ con ra ngoài đồng thì lạnh tai và đỏ hắt mũi. Rét quá, rúm cả chân. Chẳng ai có thể ở rốn trên đồng không được. Phải tìm nơi tránh rét…Bởi thế, đã thành thói quen từ xưa, cứ mùa rét đến thì các loài sống trong vùng này lại bỏ cánh đồng lạnh ngắt lạnh ngơ mà lũ lượt đi kiếm nơi tránh rét. Có khi phải tranh cướp đánh nhau mới tìm được chỗ. Bởi vì trong mùa rét nhiều loài khác cũng đi tìm kiếm chỗ ở ấm như thói quen của họ nhà Châu Chấu. ( Tô Hoài).
*Bài 5: Trong các từ ghép chỉ các loại thuốc sau đây: thuốc bổ, thuốc mê, thuốc nước, thuốc viên, thuốc mỡ, thuốc giun, thuốc đỏ, thuốc bắc, thuốc tây, thuốc nam, thuốc tiêm, thuốc uống những từ nào có tiếng phụ chỉ:
Công dụng của thuốc.
Dạng của thuốc.
Màu sắc của thuốc.
Nơi chốn, xuất xứ của thuốc.
Cách dùng thuốc.
Hoạt động 3: Củng cố- Hướng dẫn.
Hoàn chỉnh các bài tập – Học kỹ lý thuyết về từ láy, giờ sau chữa
bài tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3
Chuyên đề 1 : Từ ngữ
Từ xét về mặt cấu tạo
I-Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống hoá kiến thức về từ ngữ đã học từ đầu năm về từ đơn, từ ghép và từ láy.
- Biết vận dụng thành thạo các loại từ này trong văn nói và viết.
- Trọng tâm: Luyện tập.
II . Chuẩn bị:
Thày : Giáo án.
Trò : Đọc lại các bài về từ đơn, từ ghép và từ láy.
III. Các bước thực hiện:
Hoạt động 1: Luyện tập.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh chép bài tập vào vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài.
- GV gọi chữa, bổ xung.
Hướng dẫn.
- Các từ láy là: lắc lư, lơ lửng, lác đác, thơm thơm, nhè nhẹ.
Hướng dẫn.
- Các từ láy : bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
- Láy phụ âm đầu : phập phồng, xốn xang, nhớ nhung.
- Láy vần : bâng khuâng, bổi hổi, lấm tấm.
Hướng dẫn.
- Các từ đã cho không phải là từ láy vì các tiếng dùng để cấu tạo chúng đều có nghĩa và chúng được cấu tạo không phải bằng cách láy lại yếu tố gốc.
- Các từ trên đều thuộctừ ghép.
Hướng dẫn.
- Thì thùng : mô phỏng tiếng nhẹ từ xa.
- Kính coong: mô phỏng tiếng chuông xe đạp.
- Lộc cộc: mô phỏng tiếng guốc, tiếng xe bò lăn trên đường.
- í ới: mô phỏng tiếng gọi nhau.
- Nheo nhéo: mô phỏng tiếng gọi, hỏi liên tiếp gây cảm giác khó chịu.
- Lộp bộp: mô phỏng những tiếng trầm và nặng như tiếng vật nặng rơi xuống đất mềm, tiếng mưa rơi trên tàu lá.
- Lép bép: mô phỏng những tiếng nổ nhỏ, liên tiếp không đều nhau.
- Lách cách: mô phỏng những tiếng đanh, gọn và không đều của vật cứng va chạm vào nhau.
Hướng dẫn.
So với tiếng gốc lạnh thì :
- Lành lạnh: (mức độ giảm) hơi lạnh.
- Lạnh lùng: (mức độ tăng) chỉ thái độ thiếu tình cảm.
- Lạnh lẽo: (mức độ tăng) rất lạnh, thường để chỉ cảnh vật trống trải, thiếu hơi ấm(căn phòng lạnh lẽo).
2. Bài tập về từ láy.
* Bài 1: Chỉ ra các từ láy trong đoạn văn sau.
Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề lơ lửng,…lác đác cây lựu có mấy chiếc lá đỏ…Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ…(Tô Hoài).
* Bài 2: Chỉ ra các rừ láy phụ âm đầu và láy âm trong đoạn văn sau:
Mưa xuân. Không, không phải mưa.Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đát lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang…Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.(Vũ Tú Nam).
* Bài 3.
Các từ : máu mủ, mặt mũi,tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở- mặc dù có sự khác nhau về phụ âm đầu nhưng không phải là từ láy, vì sao ? Xét về cấu tạo thì chúng thuộc kiểu từ nào ?
* Bài 4 : Các từ láy sau mô phỏng tiếng kêu, tiếng động gì: thì thùng, kính coong, lộc cộc, í ới, nheo nhéo, lộp bộp, lép bép, lách cách.
* Bài 5 : So sánh nghĩa của các cặp từ láy sau.
a. Xấu xí – xấu xa.
b. Lềnh bềnh – bập bềnh.
c. Tan tành – tan tác.
Hướng dẫn.
a- Xấu xí : chỉ mức đọ cao về mặt hình thức.
- Xấu xa : mức độ cao về mặt tư cách phẩm chất, đạo đức.
b- Lềnh bềnh : chỉ trạng thái nổi hẳn lên bề mặt, trôi theo làn sóng hoặc làn gió.
- Bập bềnh : gợi tả dáng chuyển động lúc lên, lúc xuống, nhấp nhô theo làn sóng, làn gió.
c- Tan tành : chỉ vật bị tan nát hoàn toàn, không còn mảnh nào nguyên vẹn.
- Tan tác : chỉ (quần thể người hay động vật) bị tác động mà rời ra, tản mát đi nhiều nơi.
* Bài 6 : Các từ láy : lành lạnh, lạnh lùng, lạnh lẽo có nghĩa khác với tiếng gốc lạnh như thế nào ?
Hoạt động 2: Củng cố – Hướng dẫn.
Hoàn chỉnh các bài tập.
Đọc các bài: từ đồng nghĩ, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 4.
Chuyên đề 1 : Từ ngữ
Từ xét về mặt nghĩa
I-Mục tiêu cần đạt.
Củng cố lý thuyết về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Biết vận dụng các loại từ này trong văn nói và văn viết.
Trọng tâm: Ôn lý thuyết.
II. Chuẩn bị :
- Thày : Giáo án.
- Trò : đọc lại các bài về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động 1 : Khởi động.
1.Kiểm tra : ? Xét về cấu tạo, từ chia làm mấy loại ? Nêu cụ thể và lấy VD minh hoạ.
2.Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức.
? Thế nào là từ đồng nghĩa. Cho VD.
? Có mấy loại từ đồng nghĩa. Cho VB.
? Những từ như thế nào gọi là từ trái nghĩa. Cho VD.
? Thế nào là từ đồng âm. Cho VD.
- GV diễn giảng phần này và lấy VD để phân tích.
I.Kiến thức cần nhớ.
1. Từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau(tên gọi này chỉ có tính chất ước lệ vì trên thực tế, từ này đồng nghĩa với từ kia không nhiều).
- Từ đồng nghĩa có 2 loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Từ trái nghĩa.
- Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau về nghĩa.
3.Từ đồng âm.
- Từ đồng âm là những từ có âm đọc giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa.
4.Một số lưu ý.
a. Từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa chỉ thể hiện trong quan hệ giữa từ với từ cụ thể – hiện tượng đồng nghĩa lại bao gồm cả tổ hợp từ đồng nghĩa với nhau.
- Hai cách nói khác nhau cùng chỉ về 1 vật cùng được coi là đồng nghĩa( VD: NDu – nhà thơ - tác giả TKiều).
- Từ đồng nghĩa được sử dụng trong phép tu từ chơi chữ.
b.Từ trái nghĩa.
- Hiện tượng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất ở tính từ. Các DT, ĐT được coi là trái nghĩa khi chúng biểu thị các tính chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái(VD: ngày - đêm:trái nghĩa khi chúng biểu thị quan hệ sáng – tối hoặc tích cực – tiêu cực).
- Các từ trái nghĩa có khả năng kết hợp ngữ pháp giống nhau(VD: người cao - người thấp).
- Tác dụng: tạo cách nói ấn tượng, đối lập, có hiệu quả cao.
c. Từ đồng âm.
- Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa và từ đồng âm.
Hiện tượng nhiều nghĩa
Hiện tượng đồng âm
Giống nhau
Một hình thức âm thanh biểu thị nhiều nghĩa.
Khác nhau
Đó là các nghĩa của 1 từ, các nghĩa đó có mối quan hệ với nhau.
Đó là các nghĩa của từ khác nhau, các nghĩa đó không có mối quan hệ gì với nhau.
- Từ đồng âm được sử dụng trong cách nói chơi chữ, tạo cho câu văn, câu thơ thêm sinh động.
Hoạt động 2: Củng cố – Hướng dẫn.
Học bài.
So sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5.
Chuyên đề 1 : Từ ngữ
Từ xét về mặt nghĩa
I-Mục tiêu cần đạt.
Củng cố lý thuyết về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Biết vận dụng các loại từ này trong văn nói và văn viết.
Trọng tâm: Chữa bài tập.
II. Chuẩn bị :
Thày : Giáo án.
Trò : Học bài.
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động 1 : Khởi động.
Kiểm tra : ? Thế nào là từ đồng âm ? Đồng nghĩa. Cho VD minh hoạ.
Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Luyện tập.
- GV yêu cầu HS chép bài tập.
- Gọi đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi chữa bài.
Hướng dẫn.
a.Các từ này đều có nghĩa chung là: có diện tích lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với yêu cầu.
b.Các từ này có nghĩa chung là: có tâm trạng thích thú, hài lòng.
Hướng dẫn.
a- Rộng rãi: cũng có nghĩa như rộng nhưng thường dùng để nói khái quát như: nhà cửa rộng rãi – Rộng rãi mang sắc thái tình cảm hài lòng của con người trước cảnh vật
- Bao la: rộng lớn đến mức bao trùm tất cả( VD: Vũ trụ bao la).
- Bát ngát: rộng lớn đến mức tầm mắt không thể bao quát được(VD: cánh đồng bát ngát).
- Mênh mông: rộng lớn đến mức hầu như không có giới hạn(VD: biển cả mênh mông).
b.Vui: biểu thị trạng thái tâm lý thích thú nói chung, có thể hoặc không bộc lộ ra ngoài.
- Vui vẻ: được biểu lộ ra bên ngoài(VD: vui vẻ nhận lời).
- Phấn khởi : chỉ tâm trạng vui khi được khích lệ, cổ vũ.
- Mừng: tâm trạng vui khi đạt được điều mong ước.
- Vui mừng : chỉ tâm trạng vừa vui vừa mừng.
Hướng dẫn.
Các từ đồng nghĩa cần tìm là:
Vô - vào.
Non – núi.
Lơ thơ - lưa thưa.
II. Luyện tập.
1.Bài tập về từ đồng nghĩa.
* Bài 1.
Hãy so sánh các từ trong từng nhóm từ đồng nghĩa sau đây xem có nghĩa chung gì:
a.rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông.
b.vui, vui vẻ, phấn khởi, vui mừng, mừng.
* Bài 2.
Tìm sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa của các từ ở bài tập 1.
* Bài 3.
Cho biết sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa của những từ đồng nghĩa được gạch chân dưới đây.
a.Bố em cho em hai quyển vở.
- Mẹ em biếu bà một hộp sữa.
- Em tặng bạn bông hoa sen.
B - Em bé xinh quá.
- Em bé đẹp quá.
Hướng dẫn.
Các sắc thái ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa đã cho như sau:
a- Cho:Mang sắc thái ý nghĩa bình thường.
- Biếu: ý nghĩa trang trọng.
- Tặng: Tỏ lòng quý mến, thân ái.
b- Xinh khác đẹp ở chỗ:
Xinh chỉ người còn trẻ hoặc vật có hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.
Đẹp có ý nghĩa chung hơn và mức độ cao hơn xinh.
* Bài 4:Tìm từ đồng nghĩa với các từ đồng nghĩa được gạch chân trong các câu sau đây:
a.Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. ( Ca dao).
b. Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
( Truyện Kiều)
* Bài 5.
Tìm 6 cặp từ đồng nghĩa hoàn toàn.
Hướng dẫn.
Gợi ý: Ti vi – Máy thu hình
Đài – Máy thu thanh
Hoạt động 3: Củng cố – Hướng dẫn.
Gv lưu ý HS cách sử dung các từ đồng nghĩa trong khi nói và viết.
Nhận xét giờ chữa bài tập.
Hoàn chỉnh bài tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 6.
Chuyên đề 1 : Từ ngữ
Từ xét về mặt nghĩa
I-Mục tiêu cần đạt.
Củng cố lý thuyết về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Biết vận dụng các loại từ này trong văn nói và văn viết.
Trọng tâm: Chữa bài tập.
II. Chuẩn bị :
Thày : Giáo án.
Trò : Học bài.
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động1 : Khởi động
GV kiểm tra phần bài tập của HS.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Luyện tập.
- GV yêu cầu HS chép bài tập.
- Gọi đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi chữa bài.
Hướng dẫn.
Gợi ý: - bài tập này củng cố kiến thức về từ trái nghĩa=> Dựa vào định nghĩa của từ trái nghĩa để làm bài tập.
- Có 7 cặp từ trái nghĩa: Lành – dữ; cao – thấp; dễ – khó; gần – xa; đen – trắng; mưa – nắng; yêu – ghét.
Hướng dẫn.
Bài tập này củng cố kiến thức về từ trái nghĩa.
- Câu thơ viết về thời kỳ xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc nước ta khi ND miền Bắc vừa mới trải qua những năm kháng chiến chống pháp gian khổ.
- Câu thơ có 2 cặp từ trái nghĩa so sánh quá khứ và hiện tại( Rét – ấm; đắng cay – ngọt lành).
Hướng dẫn.
Các cặp từ trái nghĩa va cơ sở của chúng:
- Tốt- xấu: Tính chất, phẩm chất.
- Ngoan- hư: Tính nết.
- Lễ phép- Hỗn láo: Thái độ đối xử với mọi người.
- Sạch sẽ- bẩn thỉu: Thái độ đối với công việc.
- Vui vẻ- Cáu kỉnh: Tâm trạng biểu lộ ra bên ngoài.
Hướng dẫn.
- Các câu a,c,e: đúng.
- Các câu b, d, f: sai.
Sửa:
- Tôi cao một mét bốn mươi.
- Tôi nặng 30 kg.
- Con đường từ nhà tôi tới trường dài 2 km.
II. Luyện tập.
2. Bài tập về từ trái nghĩa.
* Bài 1.Sắp xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa và cho biết lý do sắp xếp của mình.
Cao, dễ, dữ ,đen, gần, ghét, khó, lành, mưa, nắng, thấp, xa, yêu.
* Bài 2.
Phân tích tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ sau:
Rét nhiều nên ấm nắng hanh
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng( Tố Hữu).
* Bài 3.
Xếp các cặp từ sau thành những cặp từ trái nghĩa và nói rõ cơ sở chung của sự trái nghĩa đó.
a.Tốt, ngoan, lễ phép, chăm chỉ,sạch sẽ, vui vẻ, bảo vệ.
b.Lười biếng, hỗn láo, bẩn thỉu, hư, phá hoại, cáu kỉnh, xấu.
* Bài 4.
Điền các từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau:
Bên trọng bên…
Biết người biết …
Bước thấp bước…
Gần nhà…ngõ.
Mắt nhắm mắt …
Vô thưởng vô…
Đầu voi đuôi…
Chạy sấp chạy…
Chân cứng đá…
Có đi có….
Hướng dẫn
HS tìm các từ trái nghĩa để điền:
VD: Bên trọng bên khinh.
*Bài 5.
Những cặp từ sau có sử dụng cặp từ trái nghĩa, câu nào đúng, câu nào sai? Những câu sai phải sửa lại như thế nào?
a.Anh tôi cao một mét bảy mươi.
b.Anh tôi thấp một mét bốn mươi.
c.Anh tôi nặng 50 kg.
d.Tôi nhẹ 30 kg.
e.Con đường từ nhà tôi tới trường dài 3 km.
f.Con đường từ nhà tôi tới trường ngắn 2 km.
Hoạt động 3: Củng cố- Hướng dẫn.
Học bài và hoàn chỉnh các bài tập còn lại.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 7.
Chuyên đề 1 : Từ ngữ
Từ xét về mặt nghĩa
I-Mục tiêu cần đạt.
Củng cố lý thuyết về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Biết vận dụng các loại từ này trong văn nói và văn viết.
Trọng tâm: Chữa bài tập.
II. Chuẩn bị :
Thày : Giáo án.
Trò : Học bài.
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động1 : Khởi động
GV kiểm tra phần bài tập của HS.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Bài 1.
Tìm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau đây:â
a.Bác bác trứng.
b.Tôi vừa câu cá, vừa đọc một câu thơ vừa học.
c.Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu.
- Kiến bò đĩa thit, đĩa thịt bò.
Bài 2.
Trong bài ca dao sau đây, tác giả dùng những từ đồng âm nào để chơi chữ, cách chơi chữ ở đây có tác dụng gì?
II. Luyện tập.
3. Bài tập về từ đồng âm.
* Bài 1.
Các từ đồng âm và nghĩa của chúng trong các câu đã cho như sau:
a. Bác(1): Anh của cha hoặc chị dâu của cha.
- Bác(2): Làm chín thức ăn mặn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy cho đến khi sền sệt.
b. Vừa(1) và (2): Biểu thị sự đồng thời của 2 sự việc, 2 tính chất.
- Vừa(3): Biểu thị sự việc xảy ra liền ngay trước thời điểm nói.
- Câu(1): Bắt (tôm, cá) bằng mocsawts nhỏ(gọi là lưỡi câu), thường có mắc mồi buộc ở đầu sợi dây.
- Câu(2): Đơn vị cơ bản của lời nói, diễn đạt một ý trọn vẹn.
c. Đậu(1): ở yên một chỗ không bay nữa.
- Đậu(2): Chỉ hạt cây đậu.
- Bò(1): ( Động vật)di chuyển thân thể ở tư thế bụng áp xuống, bằng cử động của toàn thân hoặc của những chân hết sức ngắn.
- Bò(2): Động vật nhai lại, chân 2 móng, sừng rỗng và ngắn, lông thường vàng, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa.
* Bài 2.
Trong bài ca dao này, tác giả đã chơi chữ bằng cách dùng 2 từ lợi đồng âm.
- Từ lợi trong câu: Bói xem 1 quẻ lấy chồng lợi chăng có nghĩa là: có ích, mang lại mọi điều tốt lành.
File đính kèm:
- Tu chon 7.doc