Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 12 - Tiết 12: Luyện tập: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Nắm sâu hơn về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

 - Hiểu cụ thể về các loại từ đồng nghĩa; đồng thời biết cách sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa

3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong khi nói và viết.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 12 - Tiết 12: Luyện tập: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 12: Ngày soạn: 02/11/2010 Ngày dạy: /11/2010 Luyện tập: Từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm sâu hơn về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa - Hiểu cụ thể về các loại từ đồng nghĩa; đồng thời biết cách sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa 3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong khi nói và viết. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung kiến cơ bản cần nắm) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ kiến thức đã học ở lớp 6 về từ ghép và từ láy à Dẫn vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học theo từng nhóm: + Nhóm 1+ 3: (Từ đồng nghĩa) ?- Thế nào là từ đồng nghĩa? - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau ?- Có phải một từ bao giờ cũng chỉ thuộc một nhóm từ đồng nghĩa không? Lấy ví dụ minh họa! - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau - VD: (HS tự lấy – GV bổ sung) ?- Có mấy loại từ đồng nghĩa? VD! - 2 loại: + Đồng nghĩa hoàn toàn (VD: bố – ba, máy bay – phi cơ, tàu hỏa – xe lửa) + Đồng nghĩa không hoàn toàn (VD: chết-từ trần-hi sinh-bỏ mạng-toi-đứt..., ăn-xơi-dùng-đớp-tọng-mổ-hốc,...) ?- Cách sử dụng từ đồng nghĩa? - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau + Từ đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: không thể thay thế cho nhau à Cần sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm + Nhóm 2+ 4: (Từ trái nghĩa) ?- Thế nào là từ đồng nghĩa? - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. ?- Có phải một từ bao giờ cũng chỉ thuộc một cặp từ trái nghĩa không? Lấy ví dụ minh họa! - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau - VD: (HS tự lấy – GV bổ sung) ?- Cách sử dụng từ trái nghĩa? Tác dụng của nó? - Thường sử dụng trong thể đối à tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm lời nói thêm sinh động ? – Lấy VD minh họa! (HS lấy - bổ sung à GV sửa + nhận xét chung) Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ (1)?- Xếp các từ sau vào nhóm từ đồng nghĩa! Dũng cảm, chén, thành tích, nghĩa vụ, cho, chăm chỉ, trách nhiệm, tặng, bổn phận, thành quả, cần cù, kiên cường, nhiệm vụ, biếu, siêng năng, thành tựu, xơi, chịu khó, gan dạ, ăn - Dũng cảm, kiên cường, gan dạ - Chén, xơi, ăn - Thành tích, thành quả, thành tựu - Nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận, nhiệm vụ - Cho, biếu, tặng - Chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó (2)?- Gạch chân dưới các từ và cụm từ đồng nghĩa trong các câu sau và cho biết tác dụng của chúng! a/ Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê-nin thế giới người hiền (TH) b/ Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay (TH) (Cho HS thực hiện theo nhóm từng bàn à đại diện một só nhóm trình bày, bổ sung à GV chốt) (3)?- Điền từ, cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: a/ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại....... b/ Xét mình công ít tội......... c/ Một vũng nước trong, mười dòng ....... Một trăm người ....., chưa được một người thanh d/ Non cao ...... mây thuộc Cây cứng cây ..... gió hay e/ Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa Chỗ ...... đang hóa than rơi (4)?- Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu sau : “Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?” Gợi ý: - Hai dòng thơ viết về thời kì xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc nước ta khi nhân dân miền Bắc vừa trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ chống Pháp. - Câu thơ có 2 cặp từ trái nghĩa. Việc dùng 2 cặp từ trái nghĩa này có tác dụng gì đối với việc so sánh quá khứ và hiện tại? Hoạt động 4: Củng cố: (5)?- (BTTN) a/ Từ nào có thể thay thế cho từ in đậm trong câu: “ Chiếc ô-tô bị chết máy” A. mất B. hỏng C. đi D. qua đời b/ Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”? A. trẻ con B. trẻ em C. trẻ tuổi D. con trẻ c/ Cặp từ trái nghĩa nào không gần nghĩa với cặp từ “im lặng – ồn ào”? A. Tĩnh mịch - huyên náo B. Đông đúc - thưa thớt C. Vắng lặng - ồn ào D. Lặng lẽ - ầm ĩ d/ Cặp từ (yếu tố) nào không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Vấn - lai B. Li - hồi C. Thiếu - lão D. Tiểu - đại Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp. - Làm bài tập sau: (6)?- Viết một đoạn văn (6 à 8 câu) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. - Chuẩn bị: BTKT về thơ Đường (Xa ngắm thỏc nỳi Lư - Cảm nghĩ trong đờm thanh tĩnh - Ngẫu nhiờn viết nhõn buổi mới về quờ) I. kiến thức cơ bản: 1. Từ đồng nghĩa: a/ Khái niệm - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau b/ Các loại từ đồng nghĩa: - Từ đồng nghĩa hoàn toàn - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn c/ Cách sử dụng từ đồng nghĩa: - Cần sử dụng phù hợp với thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm 2. Từ trái nghĩa: a. Khái niệm: - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. b/ Cách sử dụng từ trái nghĩa: - Thường sử dụng trong thể đối Ii. bài tập: 1. Bài 1: - Dũng cảm, kiên cường, gan dạ - Chén, xơi, ăn - Thành tích, thành quả, thành tựu - Nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận, nhiệm vụ - Cho, biếu, tặng - Chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó 2. Bài 2: (Tìm và nêu tác dụng của các từ đồng nghĩa) 3. Bài 3: a/ cười b/ nhiều c/ nước đục/ tục d/ non thấp/ mềm e/ ồn ào 4. Bài 4: a/ Đáp án (B) b/ Đáp án (C) c/ Đáp án (B) d/ Đáp án (A) Kiểm tra ngày ..... tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc
Giáo án liên quan