Hoạt động 2:
Gv diễn giảng: Trong NT văn chương còn có phép tăng cấp, qua đó làm rõ thêm bản chất 1 sự việc hiện tượng muốn nói. Trong sống chết mặc bay TG đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.
Em hãy phân tích, CM ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi:
Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân là thế nào?
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 106: Sống chết mặc bay (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :28
SỐNG CHẾT MẶC BAY(TT)
(Phạm Duy Tốn).
Tiết 106
ND:
2. Trọng Tâm.
Nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 2:
Gv diễn giảng: Trong NT văn chương còn có phép tăng cấp, qua đó làm rõ thêm bản chất 1 sự việc hiện tượng muốn nói. Trong sống chết mặc bay TG đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.
Em hãy phân tích, CM ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi:
Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân là thế nào?
Gv hướng dãn: Em tìm dẫn chứng trong bài:
Hs liệt kê các d/c.
Gv nhận xét, treo bảng chốt:
- Cảnh trời mưa mỗi lúc 1 tăng: mua vẫn tầm tã trút xuống.
- Mức nước sông mỗi lúc 1 dâng cao: Nước sông Nhị Hà lên to quá….
- Aâm thanh mỗi lúc 1 ầm ĩ: Tiếng trống, ốc thổi vô hồi……
- Sức người mỗi lúc 1 đuối.
- Nguy cơ vỡ đê và cuối cũng đã vỡ.
Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ như thế nào?
Hs tìm d/c;
Mải mê àdân phu báp tinà quát nạtà tiếp tục đánh.
Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp 2 NT tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân?.
à Làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của nhân vật tên quan phủ.
Qua việc phân tích em hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và NT của truyện sống chết mặc bay?
Hs nêu giá trị hiên thực và giá trị nhân đạo và nghệ thuật.
Gv chốt:
Từ đó em rút ra ý nghĩa của truyện?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:
Gọi HS đọc BT.
GV hướng dẫn HS làm.
HS làm bài tập,GV nhận xét, sửa chữa.
2. Nghệ thuật tăng cấp.
- Miêu tả mức độ: Trời mưầ nước dâng à nguy cơ vỡ đê.
- Miêu tả mức độ đam mê của tên quan.
3.. Giá trị của tác phẩm:
a. Giá trị hiện thực:
- Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân và cuộc sống của bọn quan lại.
b. Giá trị nhân đạo:
- Thể hiện niềm thương cảm của TG trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
c. Giá trị NT: Kết hợp 2 phép NT tương phản và tăng tiến, ngôn ngữ khá sinh động câu văn sáng gọn.
* Ghi nhớ: SGK/83.
III. Luyện tập:
4.4. Củng cố và luyện tập:
Phép tăng cấp trong truyện ngané được Phạm Duy Tốn dùng để miêu tả những chi tiết nào?
A. Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê.
B. Chỉ miêu tả cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tông đánh tổ tôm.
C. Chỉ miêu tả cảnh thiên tai ngày 1 dữ dội.
D. Miêu tả tất cả các chi tiết ở từng mặt tương phản.
Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn?
A. Ngôn ngữ nhân vật.
B. Ngôn ngữ người dẫn truyện.
C. Ngôn ngữ đối thoại.
D. Ngôn ngữ thơ trữ tình.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài.
- Làm các bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài : Những trò lố hay là Va ren và PBC.
+ Đọc văn bản.
+ tìm hiểu cuộc gặp gỡ giữa họ.
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 106.doc