1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Các bước làm bài ăn lập luận giải thích.
b. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài.
2.Trọng Tâm:
- Cách thức và các bước làm bài văn lập luận giải thích.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng dàn ý.
HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :28
CÁCH LÀM BÀI VĂN
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Tiết 107
ND:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Các bước làm bài ăn lập luận giải thích.
b. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
c. Thái độ:
- Giáo dục tính sáng tạo khi làm bài.
2.Trọng Tâm:
- Cách thức và các bước làm bài văn lập luận giải thích.
3. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng dàn ý.
HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức:
Kiểm diện.
7A1…………………………….. 7A3……………………………………
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là giải thích trong văn NL? Người ta thường giải thích bằng các cách nào? (10đ)
- Giải thích trong văn NL là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
- Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hệ quả, cách đề phòng hoặc nói theo… của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Để các em thuần thục hơn trong cách làm bài văn giải thích. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Các bước làm bài văn lập lận giải thích.
Gọi HS đọc đề bài SGK.
Đề yêu cầu ta giải thích vấn đề gì?
HS trả lời.
Gv nhận xét, chốt
Vậy em sẽ giải thích nội dung câu tục ngữ ở ngững khía cạnh nào?
HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chốt ý.
Để làm rõ thêm vấn đề giải thích em có thể liên hệ với những câu tục ngữ, ca dao tương tự nào?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Mở bài cần nêu những ý gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Nghĩa đen của câu tục ngữ là gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Em hãy nêu những ý chính về nghĩa bóng của câu tục ngữ?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Còn ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ là gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt ý.
Kết bài cần nêu những ý gì?
GV treo bảng dàn ý.
Hs đọc lại.
Hs đọc phần viết bài SGK.
Gv chốt lại các ý sau:
Đọc lại và sửa lỗi.
Muốn làm bài văn NL giải thích thì phải thực hiện mấy bước? Nêu ND phần MB, TB, KB?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:
Gọi HS đọc BT.
GV hướng dẫn HS làm.
Hs làm vào VBT.
GV gọi hs đọc.
Gv nhận xét, sửa chữa.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn”. Hãy giải thích ND câu tục ngữ đó?
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Vấn đề giải thích: nội dung câu tục ngữ
- Nghĩa đen: …
+ Nghĩa bóng: …
+ Ý nghĩa sâu xa:
- Những câu tục ngữ, ca dao tương tự.
2. Lập dàn bài:
MB: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó.
Thân bài
- Nghĩa đen: …
- Nghĩa bóng: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết.
- Ý nghĩa sâu xa: Ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết.
KB: Liên hệ bản thân.
3. Viết bài:
a. MB: Có thể có nhiều cách mở bài khác nhau:
- Đi thẳng vào vấn đề.
- Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
- Nhìn từ chung đến riêng.
b. TB: Có thể viết nhiều đoạn trong phần thân bài, mỗi cách viết MB sẽ có cách viết phần thân bài thích hợp.
c. KB: Ý nghĩa của điều được giải thích.
4. Đọc lại và sửa chữa:
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
Bài tập 1
Rõ ràng, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa, con người đã cần đi để học. Ngày nay trong xã hội đang phát triển mạnh mẽ con người lại càng phải đi nhiều “ngày đàng” hơn, để học nhiều “sàng khôn” hơn nữa, nếu không muốn đất nước và bản thân mình bị bỏ rơi ở phía sau.
4.4. Củng cố và luyện tập:
Để làm được bài văn NL giải thích, cần nắm vững nhất điều gì?
A. Cách vận dụng các dẫn chứng.
B. Cách giải thích.
C. Điều cần giải thích.
D. Cách sắp xếp các lụân điểm.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài :Luyện tập lập luận giải thích+Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà.
+ Chuẩn bị theo bài Tập Sgk..
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 107.doc