Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 113 đến tiết 116 năm 2013

1. MỤC TIÊU: Giúp HS

 a) Kiến thức:

 - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

 b) Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện các ca khúc Huế.

 c)Thái độ:

 - Tình cảm của học sinh đối với miền đất xứ Huế

2. CHUẨN BỊ :

 a. Giáo viên:Nghiên cứu SGK, SGV, Soạn giáo án.

 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài chu đáo.

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 113 đến tiết 116 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/3/2012 Ngày dạy : 7A: /3/2012 7B: /3/2012 7C: /3/2012 Tiết 113-Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG 1. MỤC TIÊU: Giúp HS a) Kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa. b) Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện các ca khúc Huế. c)Thái độ: - Tình cảm của học sinh đối với miền đất xứ Huế 2. CHUẨN BỊ : a. Giáo viên:Nghiên cứu SGK, SGV, Soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài chu đáo. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ :(3') Hỏi: Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản"những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu"? Đáp án: Bằng giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng hư cấu "những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" đã khắc hoạ được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. * Giới thiệu bài mới : (1')- Em hiểu gì về cố đô Huế ? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của cứ Huế mà em biết ? - GV bổ sung : về lịch sử xứ Huế là nơi mà ngày xưa đã từng là kinh đô của nước ta, thời Nhà Nguyễn (1802 1945). Về vị trí địa lý Huế thuộc miền Trung của Việt Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Bắc giáp Quảng Trị. Về danh lam thắng cảnh, thiên nhiên có sông Hương, núi Ngự, có nhiều di tích lịch sử, thành nội, lăng tẩm của các nhà Nguyễn, đền đài, chùa chiền trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng. Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hóa tinh thần: nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu sắc Huế như : mè xửng, kẹo cau , có nón bài thơ, nhiều điệu hò, làm điệu dân ca nổi tiếng. - Theo em nhắc đến Huế, người ta thường nhắc đến những gì tiêu biểu nhất ? ® Sông Hương núi Ngự, chùa Thiên Mụ, phú Văn Lâu và các điệu hò. Ca Huế thể hiện rõ nét tâm hồn và con người xứ Huế. ® Xứ Huế vốn rất nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới. Xứ Huế còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương. b. Bài mới: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH GHI BẢNG ? Nêu những nét chính về tác giả , tác phẩm? -HD Đọc Đọc mẫu GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích 1,2,4,7,8,11, 13, 15,17,18,19,20. ? Em hãy nêu thể loại của tác phẩm ? GV: Qua ảnh sinh hoạt này mà giới thiệu những vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế, giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế. a) Yêu cầu HS thống kê theo 2 bảng : Bảng 1 : Các làn điệu dân ca Huế Bảng 2 : Tên các nhạc cụ. ? Hãy đọc tên các làn điệu dân ca Huế và cho biết đặc điểm của mỗi làn điệu đó ? ? Tác giả sử dụng biện pháp gì để giới thiệu các làn điệu dân ca Huế ? ? Em có nhận xét gì về các làn điệu đó ? (số lượng làn điệu, tình cảm cung bậc thể hiện) * HS đọc đoạn: Các ca công……hồn người ? Các ca công ăn mặc ra sao ? Em có nhận xét gì về ca công ? ? Hãy đọc tên các nhạc cụ được nhắc tới trong bài văn và nêu nhận xét ? ? Đoạn văn nào cho thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ? ? Qua đoạn miêu tả, em thấy có những ngón đàn nào ? ? Em có nhận xét gì về cách chơi đàn của các ca công? ® Từ đó, ta thấy được một vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa. ? Cách thưởng thức ca Huế trong bài văn có gì độc đáo?Thời gian, không gian xảy ra ? ? Em có nhận xét gì về thời gian, không gian đó ? ? Cách nghe ca Huế như vậy gợi cho tác giả cảm giác gì ? ? Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã ? GV: Qua bao nỗi thăng trầm thì ca Huế chính là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Huế ® Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. ?Ca Huế được hình thành từ đâu ? GV nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường sôi nổi, lạc quan tươi vui. Nhạc cung đình nhà nhạc là nhạc dùng trong buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu hay triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. ? Tại sao thể hiện ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng , uy nghi ? ?Sau khi học bài văn trên, em biết thêm gì về mảnh đất kinh thành này ? ? Em thấy ca Huế như thế nào ? ? Em hãy giới thiệu với mọi người về những làn điệu dân ca? HS đọc văn bản Dựa vào chú thích SGK ® Đây là một bút kí ghi chép lại một sinh hoạt văn hóa : Dân ca Huế trên sông Hương + Chèo cạn, bài thài, hò đưa linh : buồn bã. + Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung : náo nức, nồng hậu tình người. + Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện : khao khát, mong chờ, hoài vọng thiết tha. + Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. + Nam ai, Nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân : buồn man mác, thương cảm, bỉ ai, vương vấn. + Tứ đại cảnh : không vui, không buồn. ® Liệt kê, giải thích, bình luận. ® Đa dạng, phong phú. Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng. ® Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng ® đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh. ® “Không gian yên tĩnh .. tận đáy hồn người ® Ngón đàn trâu chuốt như ngón nhấn, mổ, vồ, vả, ngón bấm, dây chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. ® Nhạc công trang trọng, tài hoa, ngón đàn công phu, điêu luyện, tinh xảo. (khác với cách nghe qua băng ghi âm hoặc xem băng hình) ® Đêm xuống, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. - Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ra mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng với tiếng đàn réo rắt du dương. ® Quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo và thơ mộng phù hợp với tiếng đàn réo rắt, du dương. Vừa dân dã vừa sang trọng giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. Ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách thưởng thức. ® Vì ca Huế thanh cao, lịch sự nhàn nhã, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc công : từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc chính vì thế nghe ca Huế là một thú vui tao nhã ® Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình, có cả điệu Bắc lẫn điệu Nam. (vì kết hợp với hai dòng nhạc) - Vùng đất đẹp, thơ mộng với nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử tâm hồn dân Huế, nhất là con gái Huế nội tâm phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. ® Đẹp phong phú, tao nhã. - Hát các làn điệu dân ca. I. Đọc, tìm hiểu chung (10) 1- Tác giả tác phẩm 2- Đọc, chú thích 3- Thể loại ® Đây là một bút kí ghi chép lại một sinh hoạt văn hóa : Dân ca Huế trên sông Hương II. Đọc, tìm hiểu văn bản (23') 1. Vẻ đẹp của những làn điệu dân ca Huế : (6’) ® Vẻ đẹp phong phú, đa dạng, sâu sắc của các làn điệu dân ca Huế, tất cả thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. 2. Ca công và nhạc cụ : (6’) - Ca công : y phục cổ truyền, trang trọng, tao nhã. - Nhạc cụ : phong phú. - Cách chơi đàn : nhiều hình thức, nhiều âm điệu, tiết tấu, công phu, điêu luyện tinh xảo ® nội dung phong phú, giàu có về nhạc cụ, nội dung, làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa. 3. Cách thưởng thức ca Huế (6’) - Ngồi trên thuyền rồng xuôi theo dòng sông Hương. - Thời gian : đêm trăng về khuya - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công : cách ăn mặc, cách chơi đàn. ® Thú thưởng thức ca Huế sang trọng, tao nhã, thú vị, quyến rũ. 4. Nguồn gốc : (5’) - Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. III. Tổng kết :(3') 1. NT: 2. ND: * Ghi nhớ SGK/104 IV.Luyện tập(2') c)Củng cố, luyện tập (2') Em thấy ca Huế như thế nào ? d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà(1') - Học sinh nghe một đoạn ca Huế (băng hoặc GV minh họa) - Nắm được vẻ đẹp của ca Huế. Nêu cảm nghĩ về xứ Huế hoặc ca Huế. - Tìm và kể tên các làn điệu dân ca ở quê em đang sống. - Chuẩn bị bài : “Quan Âm thị Kính’’ *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... ******************************** Ngày soạn:18/3/2013 Ngày dạy :7D: /3/2013 7E: /3/2013 Tiết 114- Tiếng Việt: LIỆT KÊ 1. Mục tiêu a) Kiến thức: - Khái niệm liệt kê. - Các kiểu liệt kê. b) Kĩ năng: - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê. - Phân tích giá trị của phép liệt kê. - Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết. c)Thái độ: Có ý thức vận dụng phép liệt kê trong nói và viết. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, Soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài chu đáo. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ :(1') GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS b. Bài mới: *Giới thiệu bài: (1')Như đã giới thiệu ở tiết trước, liệt kê là một biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn nói và viết. Vậy thế nào là biện pháp liệt kê? Có những loại liệt kê nào? * Nội dung: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH ND GHI BẢNG ? Hãy nhận xét cấu tạo của các bộ phận in đậm trong đoạn văn ? ? Về mặt ý nghĩa, những từ ngữ trên diễn đạt điều gì ?\ GV : Việc sắp xếp nối tiếp các từ hay các cụm từ cùng kết cấu như vậy gọi là phép liệt kê. ? Em có nhận xét gì về đồ vật bày biện viên quan lớn (trong hoàn cảnh quan đi hộ đê) ? ? Vậy qua tìm hiểu vd em hiểu thế nào là phép liệt kê và có td của phép liệt kê ? GV : phép liệt kê thường đem đến hiệu quả tu từ là làm bộc lộ tính chất khẩn trương hay bề bộn của sự việc, tính tất bật, tính nghiêm trọng, tính quyết liệt của hành động hay biến cố, tính phong phú hơn mức bình thường của chủng loại,... sử dụng phép liệt kê đúng chỗ và đúng lúc sẽ gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe.Để đạt những hiệu quả tu từ như vậy, có thể dùng thêm một số trợ từ nhấn mạnh, vd : Cả tôi, anh chị và cháu đều sẽ nhớ cậu ấy. Ta thường gặp phép liệt kê trong văn nghị luận, phép liệt kê thường trình bày hệ thống các dẫn chứng lí lẽ cho hợp lí, đầy đủ khoa học giúp người viết làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. ? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê này có gì khác nhau ? Xét theo cấu tạo có thể phân biệt kiểu liệt kê như thế nào ? GV : Trong kiểu liệt kê theo từng cặp, người ta thường dùng QHT đẳng lập như và, với, hay,... Những sự việc, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất trong từng cặp liệt kê thường tương phản hay có nét nghĩa bổ sung cho nhau. Ví dụ : Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy. GV: yêu cầu HS đảo thứ tự trong các bộ phận trong 2 phép liệt kê ở 2 ví dụ. Nêu nhận xét. ? Xét theo ý nghĩa, ta thấy chúng thuộc kiểu liệt kê nào GV : Khi sử dụng phép liệt kê tăng tiến, cần sắp xếp các thành tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí được chọn lựa. GV : Phép liệt kê cho phép có những cú pháp đặc biệt . Chẳng hạn, bình thường ít ai nói : tay cầm gậy hay đầu đội mũ, bởi lẽ trong nghĩa của từ cầm đã có hàm ý hành động thực hiện bằng tay, trong nghĩa của đội đã có hàm ý hành động thực hiện ở đầu,... tuy nhiên phép liệt kê cho phép dùng những kết hợp như vậy. Vd : Nó xuất hiện đột ngột, tay cầm gậy, đầu đội mũ, chân mang giày ba ta, vai đeo ba lô. Trong khi sử dụng phép liệt kê cũng cần lưu ý : Cân phân biệt phép tu từ liệt kê ( Liệt kê nhằm giá trị bổ sung cho lời nói, câu văn) với liệt kê thông thường + Liệt kê thông thường: Vd : Hà, Huệ, Lan cùng thi đua học tập tốt, lao động tốt. + Liệt kê tu từ. vd : Bởi thế, nó gầy hơn, nó còm hơn, nó đét lại. ( Nam Cao) → gây ấn tượng sâu sắc kích thích trí tưởng tượng . + Khi liệt kê về người cần chú trọng đến tôn ti, tuổi tác thân sơ nội ngoại. GVHD HS quan sát lại văn bản Nhận xét bổ sung Gv yêu cầu học sinh thảo luận bài tập 2 GV sửa chữa GV : hướng dẫn hs làm phần b: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên xứ, đấng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. - Đọc đoạn văn : “Bên cạnh ngài nghiêm trang lắm ® Bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút / tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những + trầu vàng / cau đậu / rễ tía. + nào ống thuốc bạc / nào đồng hồ vàng / nào dao chuôi ngà / nào ống vôi chạm. + ngoài tai / ví thuốc / quản bút / tâm bông. ® kết cấu tương tự nhau. - Chúng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn. - Đồ vật lỉnh kỉnh. → Nổi bật Cuộc sống xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió→ Việc diễn tả sâu sắc, đầy đủ sự xa hoa của quan đó chính là tác dụng của phép liệt kê. - HS đọc ví dụ ở mục 1a,b/SGK 105 Trả lời câu hỏi - a)® Liệt kê không theo từng cặp. b)® Liệt kê theo từng cặp ( với QHT và ) - HS đọc ví dụ 2a,b SGK 105 2a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu. - Vầu, tre, nứa, mai, trúc. ® đảo được thứ tự. ->Liệt kê không tăng tiến. 2b. Hình thành và trưởng thành/ gia đình, họ hàng, làng xóm. ® Không đảo được thứ tự. ® Liệt kê tăng tiến. Suy nghĩ, làm bài Trình bày Lớp nhận xét - Sức mạnh lòng yêu nước : nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn/ nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn / nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. - Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương, những vị anh hùng dân tộc Bà Trưng / Bà Triệu / Trần Hưng Đạo / Lê Lợi/ Quang Trung. - Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp: Đoạn văn Đồng bào ta ngày nay nồng nàn yêu nước. Thảo luận, cử nhóm trưởng lên bảng làm HS tự làm bài, trả lời, lớp nhận xét, I. Thế nào là phép liệt kê (10') 1. Ví dụ 2- Nhận xét -Liệt kê là việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm * Ghi nhớ : SGK II. Các kiểu liệt kê (15') Ví dụ: Nhận xét -Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. - Xét theo ý nghĩa,có thể phân biệt kiểu Liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập :(15') Bài tập 1 : - Sức mạnh lòng yêu nước : nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn/ nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn / nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. - Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương, những vị anh hùng dân tộc Bà Trưng / Bà Triệu / Trần Hưng Đạo / Lê Lợi/ Quang Trung. - Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp: Đoạn văn Đồng bào ta ngày nay nồng nàn yêu nước. 2. Bài tập 2 : a) Dưới lòng đường... chữ thập b) Điện giật / dùi đâm / dao cắt / lửa nung 3. Bài tập 3 : b: Nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là va- ren và PBC “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên xứ, đấng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. c- Củng cố, luyện tập (2’) Gv khái quát lại nội dung kiến thức đã học d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài(1') - Nắm nội dung bài. - Hoàn chỉnh bài tập 3. - Tìm trong các văn bản đã học có sử dụng phép liệt kê và phân tích giá trị của phép tu từ đó trong việc tạo nên giá trị NT của văn bản đó. - Đọc bài và chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. 4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Nội dung kiến thức : ................................................................................................... ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... - Phương pháp : ............................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Thời gian : ................................................................................................................. Ngày soạn:20 /3/2013 Ngày dạy :7D: /3/2013 7E: /3/2013 Tiết 115 -Tiếng Việt: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 1. MỤC TIÊU: a) Kiến thức: Giúp HS Đặc điểm của văn bản hành chính : Hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu của các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. b) Kĩ năng: - Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống. - Viết được các văn bản hành chính đúng quy cách. c)Thái độ: - Có ý thức sử dụng văn bản hành chính - Nhận diện các loại văn bản hành chính. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. Giáo viên:Nghiên cứu SGK, SGV, Soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài chu đáo. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ :(1') GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS b. Bài mới *Giới thiệu bài: (1')Có một loại văn bản các em thường gặp trong cuộc sống hàng ngày thường hay sử dụng, đó là văn bản hành chính. Vậy mục đích nội dung, yêu cầu của các loại văn bản này là gì ? * Nội dung : HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH ND GHI BẢNG Gv Yêu cầu học sinh đọc 3 văn bản: ? Hãy cho biết các loại văn bản trên? ? Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo ? GV: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao. ? Mỗi văn bản nhằm mục đích gì ? ? Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau ? ? Ba văn bản trên có gì khác với các văn bản nghệ thuật (truyện và thơ đã học) (GV nêu lên vài đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ hành chính của HS để hiểu thêm) Thảo luận : ? Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không ? Gv: Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận ? Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính. Vậy thế nào là văn bản hành chính ? ? Nêu các loại văn bản hành chính thường gặp? ? Nêu đặc điểm của văn bản hành chính ( Cách trình bày một số mục) ? ? Ngôn ngữ của văn bản hành chính có đạc điểm gì? G. Đọc yêu cầu ?Tình huống nào phải dùng văn bản hành chính? ? Tính huống 3,6 dùng loại văn bản nào ? HS quan sát và đọc thầm và tìm hiểu 3 văn bản SGK/ 107,108,109 a. Văn bản 1 : Thông báo của BGH trường THCS Dịch Vọng. ® văn bản thông báo. b. Văn bản 2 : Giấy đề nghị ® văn bản đề nghị. c. Văn bản 3 : Báo cáo về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào ® văn bản báo cáo ® Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết thì người ta dùng văn bản thông báo. - Khi cần truyền đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị) - Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo. ® Thông báo nhằm phổ biến nội dung. - Đề nghị (kiến nghị) nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến. - Báo cáo nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết. + Giống nhau : hình thức trình bày đều theo một số mục đích nhất định (theo mẫu) + Khác nhau : mục đích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản. Văn bản nghệ thuật Băn bản hành chính - Dùng hư cấu tưởng tượng - Ngôn ngữ nghệ thuật - Không hư cấu tưởng tượng - Ngôn ngữ hành chính ® HS tìm -Đọc ghi nhớ 1 /110 Thảo luận Trình bày trước lớp 1. Dùng văn bản thông báo. 2. Dùng văn bản báo cáo. 4. Viết đơn xin nghỉ học. 5. Dùng văn bản đề nghị. 3. Phát biểu cảm nghĩ 6. Tự sự và miêu tả . I. Thế nào là văn bản hành chính :(25') 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính- công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với TT, cá nhân với TT. - Các loại văn bản hành chính thường gặp : Đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản,thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm,.... - Đặc điểm của văn bản hành chính là có tính khuôn mẫu, được sắp xếp theo một số mục nhất định : + Quốc hiệu, tiêu ngữ ; + Địa điểm và ngày tháng làm văn bản ; + Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb ; + Họ tên, chức vụ người gửi hay cơ quan, tập thể gửi văn bản ; + Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo ; + Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. - Ngôn ngữ của văn bản hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa. *Ghi nhớ /110 III. Luyện tập :(15') - Tình huống 1,2,4,5, dùng văn bản hành chính. c) Củng cố luyện tập (2'): ? Thế nào là văn bản hành chính ? HS - Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính- công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với TT, cá nhân với TT d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài (1') - Đọc lại phần ghi nhớ. - Nắm khái niệm, một số mục trong văn bản hành chính. - Tìm một số mẫu trong thực tế để đối chiếu kiến thức. - Xem lại đề văn số 6. Tiết sau trả bài văn số 6. 4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Nội dung kiến thức : ................................................................................................... ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... - Phương pháp : ............................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Thời gian : ................................................................................................................. Ngày soạn:20/3/2013 Ngày dạy :7D: /3/2013 7E: /3/2013 Tiết 116 -Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 1. MỤC TIÊU: a) Kiến thức: Giúp HS - Củng cố kiến thức và kĩ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu - Tự đánh giá đúng hơn chất lượng bài làm : của mình, về trình độ tập làm văn của bản thân mình; nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm

File đính kèm:

  • doctiet 115 tim hieu chung ve van ban hanh chinh.doc