1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức:
- Các phép tu từ cú pháp.
- Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp.
b) Kĩ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép tu từ cú pháp.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra cuối năm.
c) Thái độ:
ý thức hơn nữa trong khi nói hoặc viết
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 130: Ôn tập tiếng Việt (tiếp theo) hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/4/2013 Ngày giảng : 7D: /4/2013
7E: /4/2013
Tiết 130:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (TIẾP THEO) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
KIỂM TRA TỔNG HỢP
1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức:
- Các phép tu từ cú pháp.
- Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp.
b) Kĩ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về các phép tu từ cú pháp.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra cuối năm.
c) Thái độ:
ý thức hơn nữa trong khi nói hoặc viết
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ : ( kết hợp trong bài)
b. Bài mới
* Giới thiệu bài mới :(1')
Tiết trước chúng ta đã đi ôn kiến thức về các phép biến đổi câu và tiết hôm nay chúng ta tiếp tục ôn kiến thức về các phép tu từ cú pháp và cũng trong tiết này cô sẽ hướng dẫn các em ôn và thi để làm bài kiểm tra tổng hợp đạt kết quả cao.
. * Nội dung
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Hướng dẫn học sinh
lập sơ đồ như trong sgk/144.
Điệp ngữ
? Thế nào là điệp ngữ?
? Điệp ngữ có mấy dạng?
? Em hãy lấy ví dụ ?
?Thế nào là liệt kê, có mấy kiểu liệt kê?
GV: Ta thường gặp phép liệt kê trong văn nghị luận, phép liệt kê thường trình bày hệ thống các dẫn chứng lí lẽ cho hợp lí, đầy đủ khoa học giúp người viết làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
? Có mấy kiểu liệt kê ?
GV : Phép liệt kê cho phép có những cú pháp đặc biệt . Chẳng hạn, bình thường ít ai nói : tay cầm gậy hay đầu đội mũ, bởi lẽ trong nghĩa của từ cầm đã có hàm ý hành động thực hiện bằng tay, trong nghĩa của đội đã có hàm ý hành động thực hiện ở đầu,... tuy nhiên phép liệt kê cho phép dùng những kết hợp như vậy. Vd : Nó xuất hiện đột ngột, tay cầm gậy, đầu đội mũ, chân mang giày ba ta, vai đeo ba lô.
Trong khi sử dụng phép liệt kê cũng cần lưu ý : Cân phân biệt phép tu từ liệt kê ( Liệt kê nhằm giá trị bổ sung cho lời nói, câu văn) với liệt kê thông thường
+ Liệt kê thông thường:
Vd : Hà, Huệ, Lan cùng thi đua học tập tốt, lao động tốt.
+ Liệt kê tu từ. vd : Bởi thế, nó gầy hơn, nó còm hơn, nó đét lại. ( Nam Cao) → gây ấn tượng sâu sắc kích thích trí tưởng tượng .
+ Khi liệt kê về người cần chú trọng đến tôn ti, tuổi tác thân sơ nội ngoại.
? Trọng tâm phần văn trong NV tập 2 là văn bản gì ?
? Trong văn bản nghị luận và các tác phẩm tự sự , văn bản nhật dụng cần nắm được điều gì ?
? Qua các văn bản nghị luận thấy được điều gì ?
? Về phần Tiếng Việt cần chú ý những nội dung gì ?
? Về phần TLV cần nắm được các nội dung nào ?
GV: Cho hs tìm hiểu một số đề
GV: Gợi ý: - Văn nghị luận: Nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
- Trọng tâm là nghị luận giải thích đề bài cụ thể.
- GV gị hs đọc→ sửa chữa.
- Hs lập sơ đồ.
CÁC PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
- Khi nói hoặc viết người ta hay dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc că một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Cách lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng:...
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
→ Điệp ngữ nối tiếp
- Sắp sếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
- Văn bản nghị luận ngoài ra còn có tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng.
- Thấy được vẻ đẹp của các trang lập luận ( hệ thống luận điểm, luận cứ, cách thức lập luận chặt chẽ,... ). Truyện ngắn cho thấy NT miêu tả, châm biếm của hai ngòi bút tiêu biểu cho văn xuôi Việt Nam.
- Học sinh viết một trong các đề trên.
II. Các phép tu từ cú pháp.(10')
Liệt kê
1. Điệp ngữ.
- Khi nói hoặc viết người ta hay dùng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc că một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Cách lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp,
điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng ).
2. Liệt kê (SGK/ 104)
- Sắp sếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa,có thể phân biệt kiểu Liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
III. Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp.
1. Về phần văn
- Nắm được nội dung nổi bật của các bài văn nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương,...
- Hai truyện ngắn đầu thế kỉ XX:
+ Sống chết mặc bay ( PDT ): Vạch trần cs lầm than khổ cực của người dân, tố cáo bọn quan lại mục nát, bê tha, vô trách nhiệm,...
+ Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu: Phơi bày những trò lố bịch của tên toàn quyền Va-ren, đại diện cho thực dân Pháp, trước người anh hùng đầy khí phách cao cả PBC.
- Nắm được nd và ý nghĩa của vb nhật dụng Ca Huế trên sông Hương- một di sản văn hoá mang đậm bản sắc dt VN.
2. Về phần Tiếng Việt.
a. Đặc điểm của các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
b. Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.
c. Cách mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ.
d. Công dụng của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
3.Về phần Tập làm văn.
- Thế nào là văn nghị luận (lập luận), mục đích và tác dụng của văn nghị luận
- Bố cục của bài văn nghị luận.
- Các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích.
- Cách làm bài văn nghị luận:
- Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị - xã hội;
- Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học.
- Đặc điểm văn bản hành chính.
- Cách làm một văn bản đề nghị, báo cáo.
- Các lỗi thường mắc về các loại văn bản trên.
* Học sinh làm một đề văn cụ thể.
Đề 1: Hãy chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đề 2: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"
c. Củng cố- luyện tập (2'):
GV Nhắc lại những nội dung chính của tiết ôn tập.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1')
- Ôn tập các kiến thức về văn bản, Tiếng Việt, TLV.
-Xác định được mục đích sử dụng các phép tu từ cú pháp.
- Chuẩn bị Làm bài KTHKII.
4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
- Nội dung kiến thức : ...................................................................................................
........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Phương pháp : .............................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Thời gian : .................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 130 On tap tieng viet tiep theo Huong danlam bai KT.doc