Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 135, 136: Kiểm tra học kì II

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tinh thần yêu nước của ND ta.

- Sống chết mặc bay

- Thêm trạng ngữ cho câu

- Liệt kê

- Các dấu câu

- Văn nghị luận

2. Kĩ năng:

 HS có kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, tự luận.

 3. Thái độ:

Giáo dục học sinh tự giác, nghiêm túc khi làm bài.

II- Hình thức kiểm tra :

Trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

III- Thiết lập ma trận

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 135, 136: Kiểm tra học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 09 - 03 - 2013 Giảng: 12 - 03 (7A,7B) Ngữ Văn- Bài 32 Tiết 135, 136 : KIỂM TRA HỌC KÌ II I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Tinh thần yêu nước của ND ta. - Sống chết mặc bay - Thêm trạng ngữ cho câu - Liệt kê - Các dấu câu - Văn nghị luận 2. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, tự luận. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tự giác, nghiêm túc khi làm bài. II- Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm kết hợp với tự luận. III- Thiết lập ma trận Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 111. Văn - Tinh thần yêu nước của ND ta. - Sống chết mặc bay - Nhận biết nội dung, nghệ thuật và phương thức biểu đạt VB - Nội dung Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu: 2 Số điểm:0, 5 Tỉ lệ :10% Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ : 2.5% Số câu: 5 Số điểm:1.25 Tỉ lệ :12.5% 2.Tiếng Việt - Thêm trạng ngữ cho câu - Liệt kê - Các dấu câu - Nhận biết phép liệt kê - Vận dụng kiến thức đặt câu có trạng ngữ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu: 2 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ : 5% Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ :2.5 % Số câu: 1/2 Số điểm:0,5 Tỉ lệ :30 % Số câu: 5 Sốđiểm:3.75 Tỉ lệ :37.5% 3. Tập làm văn Văn nghị luận - Viết bài nghị luận giải thích Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ :50% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ :50% Tổng số câu : Tổng số điểm : Tỉ lệ : Số câu: 6 Số điểm:1.5 Tỉ lệ :15% Số câu: 2 Số điểm:0.5 Tỉ lệ : 5% Số câu: 2 Số điểm:3 Tỉ lệ :30% Số câu:1 Số điểm:5 Tỉ lệ :50% Số câu: 10 Số điểm:10 Tỉ lệ :100% IV- Biên soạn đề kiểm tra I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ in hoa đứng trước ý trả lời đúng ( Từ câu 1 đến câu 4) “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” ( Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Ngữ văn 7- SGK, tr24) Câu1(0,25đ): Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng C. Hoài Thanh D. Thạch Lam Câu 2(0,25đ): Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Miêu tả C. Nghị luận. D. Biểu cảm. Câu 3(0,25đ): Câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” có chứa mấy trạng ngữ ? A. Một trạng ngữ B. Hai trạng ngữ C. Ba trạng ngữ D. Bốn trạng ngữ Câu 4(0,25đ): Câu văn “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....” có sử dụng phép liệt kê nào? A. Liệt kê tăng tiến, theo từng cặp. B. Liệt kê tăng tiến, không theo từng cặp. C. Liệt kê không tăng tiến, theo từng cặp. D. Liệt kê không tăng tiến, không theo từng cặp. Câu 5(0,5đ): Ghép các ý ở cột A (Dấu câu) với các ý ở cột B (Tác dụng) sao cho phù hợp. Cột A(Dấu câu) Đáp án Cột B(Tác dụng) Dấu chấm phẩy Dấu gạch ngang 1à..... 2à.... a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép,hoặc đánh dấu bộ phận trong phép liệt kê. b. Đặt giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích; nối các từ trong một liên danh.... c. Tỏ ý bộ phận chưa liệt kê hết. Câu 6: (0,5đ) Chọn một trong các từ : (phê phán, đồng cảm, gây ra ) để điền vào các chỗ trống . “Truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.................. thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc. Đồng thời thể hiện tấm lòng .................... xót xa của tác giả với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên” II/ TỰ LUẬN: ( 8 điểm) Câu 1(2,0đ): Trình bày đặc điểm của trạng ngữ ? Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ ? Câu 2(1,0đ): Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Trong câu văn cuối, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? Câu 3(5,0đ): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. V- Đáp án - biểu điểm I.Phần trắc nghiệm : Câu 1 2 3 4 Đáp án A C B D Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5(0,5đ): Ghép các ý ở cột A (Dấu câu) với các ý ở cột B (Tác dụng) Cột A(Dấu câu) Đáp án Cột B(Tác dụng) 1.Dấu chấm phẩy 2.Dấu gạch ngang 1àb 2àa a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép,hoặc đánh dấu bộ phận trong phép liệt kê. b. Đặt giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích; nối các từ trong một liên danh.... c. Tỏ ý bộ phận chưa liệt kê hết. Câu 6: (0,5đ) Chọn một trong các từ : (phê phán, đồng cảm, gây ra ) để điền vào các chỗ trống . “Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc. Đồng thời thể hiện tấm lòng đồng cảm xót xa của tác giả với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên” II.Phần Tự luận (8 điểm ) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Đặc điểm của trạng ngữ: - Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thờng có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết. 1,0 0,25 0,25 Đặt đúng một câu có sử dụng trạng ngữ 0,5 Câu 2 - Trong câu cuối tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ: tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) - Giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước 0,5 0,5 Câu 3 A- Yêu cầu về kiến thức: + Về kiểu bài: Viết đúng kiểu bài nghị luận (giải thích) + Về nội dung: Cần thể hiện được các ý sau: + “Uống nước” : có ý nghĩa chỉ những người thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh do người khác làm ra (bao gồm các giá trị về vật chất hoặc tinh thần). + “Nguồn”: có ý nghĩa chỉ những người làm ra những thành quả đó. + Ý nghĩa khái quát của tục ngữ : Khi hưởng thụ, thừa hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải biết ơn, đền ơn những người đã đem lại những thành quả đó. Đó là lời khuyên, lời nhắc nhở của cha ông ta về thái độ sống của tất cả những ai đã và đang thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước. - Tại sao “uống nước” phải “ nhớ nguồn”? + Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động tạo nên. + Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống . - Nhớ nguồn ta phải làm gì ? + Phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. - Liên hệ: Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ , nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. Rút ra bài học cho bản thân: Nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô… B- Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách lập luận giải thích một vấn đề - Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, có sức thuyết phục. - Bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng. - Lời văn trong sáng. - Hạn chế mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. 0,25 0,25 1,5 1,0 1,0 1,0 * CHẤM ĐIỂM - Điểm 5: + Bài viết thể hiện được khá đầy đủ yêu cầu của đáp án. Có sự sáng tạo trong cách lập ý. + Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục. + Văn viết rõ ràng, trôi chảy. + Ít mắc lỗi chính tả. - Điểm 4: + Bố cục rõ ràng. + Biết cách lập luận giải thích. Làm rõ được vấn đề cần giải thích. + Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 2-3: + Cơ bản đã biết cách lập luận giải thích. Còn đôi chỗ lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục. + Cách giải thích chưa thật rõ ràng, chuẩn xác. + Văn viết còn lủng củng. + Mắc 5-8 lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: + Chưa nắm cách làm bài nghị luận. + Bài làm quá sơ sài. + Mắc quá nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: + Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ trống. VI. Tổ chức giờ học 1. ổn định (1p) 2. Kiểm tra (42p) - GV: giao đề - HS : Làm bài 4. Thu bài , nhận xét giờ kiểm tra (1p) 5. Hướng dẫn học ở nhà (1p) - Ôn các nội dung đã học -Chuẩn bị: Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.  Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta. Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.  Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…  Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.  “Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta. _Bài làm_ Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình? Trước mắt ta, thiếu chi những kẻ trâng tráo, vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng phê phán. Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế, một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là: “Uống nước nhớ nguồn”. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào? Trước tiên, ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể, dễ thấy và dễ hiểu đó là uống nước. Uống nước là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại. Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người: cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó. Đủ hiểu “Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với các lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thùa hưởng thành quả được tạo nên do công lao thế hệ người đi trước. Có điều là vì sao uống nước phải nhớ nguồn cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây? Điều này thật là dễ hiểu! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, không có bất cứ một sự vật nào, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động làm nên cả. Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây, đổ biết bao mồ hôi công sức đôi khi cả xương máu nữa để cây xanh non tươi tốt mới có được. Của cải vật chất trong xã hội cũng vậy, cũng đều cần đến bàn tay, khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra. Ngay cả đến một dải đất nước giàu đẹp của chúng ta hiện nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ cha ông đã đổ máu xương công sức ra gây dựng tiếp truyền cho. Trong phạm vi hẹp hơn là gia đình, thì con cái là “thành quả” do các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Người thừa hưởng sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng. Vì thế, “nhớ nguồn” là đạo lí tất yếu. Ân nghĩa, thủy chung, không quên công lao của tổ tiên từ đó đã là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của người Việt Nam. ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân tộc ta: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương, “muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống thanh bình, no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao cảu các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt. Do đó, “uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái, đầy đạo lí làm người. Ai chẳng biết là sự vô ơn, bội bạc, ăn cháo đá bát sẽ làm cho con người nhỏ nhen, ích kỉ, ăn bám gia đình và xã hội. Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam, tự hào với lịch sử anh hùng, và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, chúng ta phải ra sức góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn. Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mà chúng ta chứ không phải ai khác - phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà. Ngoài ra, để “nhớ nguồn” chúng ta còn phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới sống xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cah ông. Tóm lại, câu tục ngữ trên là lời khuyên, lời nhắc nhở ngắn gọn, súc tích, hình tượng rõ ràng, đưon giản, dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc. Từ bao đừoi nay, cha ông chúng ta vẫn lấy câu tục ngữ này để giáo dục chúng ta đạo lí làm người Việt Nam. Là học sinh, hơn ai hết, chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại, và đồng thời cũng kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của những thành quả đó. Đặc điểm của trạng ngữ: - Về ý nghĩa: trạng ngữ đợc thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phơng tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu; + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thờng có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết. TRƯỜNG THCS BẢN LẦU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ và tên: ............................................... Môn: Ngữ văn 7 Lớp: ....... Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ in hoa đứng trước ý trả lời đúng ( Từ câu 1 đến câu 4) “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” ( Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Ngữ văn 7- SGK, tr24) Câu1(0,25đ): Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng C. Hoài Thanh D. Thạch Lam Câu 2(0,25đ): Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Miêu tả C. Nghị luận. D. Biểu cảm. Câu 3(0,25đ): Câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” có chứa mấy trạng ngữ ? A. Một trạng ngữ B. Hai trạng ngữ C. Ba trạng ngữ D. Bốn trạng ngữ Câu 4(0,25đ): Câu văn “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....” có sử dụng phép liệt kê nào? A. Liệt kê tăng tiến, theo từng cặp. B. Liệt kê tăng tiến, không theo từng cặp. C. Liệt kê không tăng tiến, theo từng cặp. D. Liệt kê không tăng tiến, không theo từng cặp. Câu 5(0,5đ): Ghép các ý ở cột A (Dấu câu) với các ý ở cột B (Tác dụng) sao cho phù hợp. Cột A(Dấu câu) Đáp án Cột B(Tác dụng) Dấu chấm phẩy Dấu gạch ngang 1à..... 2à.... a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép,hoặc đánh dấu bộ phận trong phép liệt kê. b. Đặt giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích; nối các từ trong một liên danh.... c. Tỏ ý bộ phận chưa liệt kê hết. Câu 6: (0,5đ) Chọn một trong các từ : (phê phán, đồng cảm, gây ra ) để điền vào các chỗ trống . “Truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.................. thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc. Đồng thời thể hiện tấm lòng .................... xót xa của tác giả với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên” II. TỰ LUẬN: ( 8 điểm) Câu 1(2,0đ): Trình bày đặc điểm của trạng ngữ ? Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ ? Câu 2(1,0đ): Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Trong câu văn cuối, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? Câu 3(5,0đ): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. V- Đáp án - biểu điểm I.Phần trắc nghiệm : Câu 1 2 3 4 Đáp án A C B D Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5(0,5đ): Ghép các ý ở cột A (Dấu câu) với các ý ở cột B (Tác dụng) Cột A(Dấu câu) Đáp án Cột B(Tác dụng) 1.Dấu chấm phẩy 2.Dấu gạch ngang 1àb 2àa a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép,hoặc đánh dấu bộ phận trong phép liệt kê. b. Đặt giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích; nối các từ trong một liên danh.... c. Tỏ ý bộ phận chưa liệt kê hết. Câu 6: (0,5đ) Chọn một trong các từ : (phê phán, đồng cảm, gây ra ) để điền vào các chỗ trống . “Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc. Đồng thời thể hiện tấm lòng đồng cảm xót xa của tác giả với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên” II.Phần Tự luận (8 điểm ) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Đặc điểm của trạng ngữ: - Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thờng có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết. 1,0 0,25 0,25 Đặt đúng một câu có sử dụng trạng ngữ 0,5 Câu 2 - Trong câu cuối tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ: tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) - Giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước 0,5 0,5 Câu 3 A- Yêu cầu về kiến thức: + Về kiểu bài: Viết đúng kiểu bài nghị luận (giải thích) + Về nội dung: Cần thể hiện được các ý sau: + “Uống nước” : có ý nghĩa chỉ những người thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh do người khác làm ra (bao gồm các giá trị về vật chất hoặc tinh thần). + “Nguồn”: có ý nghĩa chỉ những người làm ra những thành quả đó. + Ý nghĩa khái quát của tục ngữ : Khi hưởng thụ, thừa hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải biết ơn, đền ơn những người đã đem lại những thành quả đó. Đó là lời khuyên, lời nhắc nhở của cha ông ta về thái độ sống của tất cả những ai đã và đang thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước. - Tại sao “uống nước” phải “ nhớ nguồn”? + Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động tạo nên. + Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống . - Nhớ nguồn ta phải làm gì ? + Phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. - Liên hệ: Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ , nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. Rút ra bài học cho bản thân: Nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô… B- Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách lập luận giải thích một vấn đề - Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, có sức thuyết phục. - Bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng. - Lời văn trong sáng. - Hạn chế mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. 0,25 0,25 1,5 1,0

File đính kèm:

  • docTiet 137 138 Kiem tra Ngu van 7.doc