Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 97 Văn bản: Ý nghĩa văn chương_Hoài Thanh

1/ Giới thiệu tác giả,tác phẩm.

Đưa chân dung lên

 1/ Tác giả :

:Hoài Thanh(Nguyễn Đức Nguyên) là nhà văn,nhà phê bình văn học lớn của nước ta.

 2/ Tác phẩm:

 Ý nghĩa văn chương có trong cuốn Văn chương và hành động-Hoài Thanh.

 II/ Đọc – hiểu khái quát.

 1/ Đọc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 97 Văn bản: Ý nghĩa văn chương_Hoài Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 97. VĂN BẢN: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG Hoài Thanh I/ Giới thiệu tác giả,tác phẩm. Đưa chân dung lên 1/ Tác giả : :Hoài Thanh(Nguyễn Đức Nguyên) là nhà văn,nhà phê bình văn học lớn của nước ta. 2/ Tác phẩm: Ý nghĩa văn chương có trong cuốn Văn chương và hành động-Hoài Thanh. II/ Đọc – hiểu khái quát. 1/ Đọc. 2/ Giải thích từ khó: H .Đây là văn bản thuộc thể loại gì? 3/ Thể loại: Nghị luận văn chương. 4/ Bố cục : Gồm hai phần. II/ Đọc – hiểu văn bản: 1/ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. H. Theo Hoài Thanh,nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? - Là lòng thương người và rộng hơn là thương cả muôn vật,muôn loài. H. Quan niệm ấy có hoàn toàn chính xác không ? - Quan niệm của Hoài Thanh rất đúng đắn và sâu sắc. H. Vậy,tìm dẫn chứng văn học mà em biết để chứng minh . VD: + Nguyễn Du viết Truyện Kiều. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng …Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung ! + Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, bởi : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Hay + Nguyễn Khuyến làm câu đối Nôm khóc vợ. + Tế Xương làm thơ thương vợ. + Bác Hồ làm thơ cảm cảnh cho cháu bé trong nhà lao Tân Dương … Tất cả đều xuất phát từ tình thương và lòng nhân ái của tác giả. 2/ Ý nghĩa và công dụng cuả văn chương. - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng .Chẳng những thế,còn sáng tạo ra sự sống… H . Em hiểu nội dung luận điểm trên như thế nào ? Tìm ví dụ chứng minh ? Đáp ÁN: +Hình dung : sự phản ánh bằng hình ảnh,hình tượng nghệ thuật. Đối tượng của văn chương chính là thiên nhiên,vạn vật,cuộc sống con người… + Văn chương sáng tạo ra sự sống nghĩa là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm cũng sống động,linh hoạt,phức tạp …Nhà văn sáng tạo cái mới bằng nghệ thuật ngôn từ. VD: Sáng tạo ra sự sống mới : -Thế giới loài vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí. -Thế giới loài chim trong Lao Xao … H .Văn chương đem lại cho người đọc những gì và như thế nào ? +Văn chương hướng vào tình cảm và gợi lòng vị tha.Tác động đến người đọc một cách tự giác – Hòa mình vào nhân vật,sống cùng câu chuyện. VD : Tố Hữu trò chuyện cùng Nguyễn Du,Nguyễn Trãi trong Bài ca xuân 1961: Tố Như ơi,lệ chảy quanh thân Kiều, Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu, Tiếng gươm khua,tiếng thơ kêu xé lòng,… + Tác dụng tình cảm của văn chương còn thể hiện: -Gây cho ta những tình cảm mà ta không có. -Luyện cho ta những tình cảm mà ta sẵn có. Tóm lại:Văn chương làm tình cảm của người đọc trở nên phong phú,sâu sắc,tốt đẹp hơn. III/ Tổng kết và luyện tập. CHỌN CÂU ĐÚNG TRONG CÁC CÂU SAU: 1/ Ý nghĩa văn chương là văn bản thuộc thể loại : Nghị luận xã hội ; b. Nghị luận văn chương. 2/ Nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh là : Lập luận chặt chẽ,sáng sủa ; b. Vừa có lí lẽ,vừa có cảm xúc,hình ảnh. 3/ Có bạn cho rằng : Thiếu văn chương con người không đói,không khát,càng không chết …nhưng thật vô vị,trống rỗng và chán ngán. Sai b. Đúng. 4/ Văn bản có phần kết luận không : Không b. có 5/ Tác giả kể chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ khóc khi thấy con chim bị thương bên chân minh để : Dẫn dắt tới luận đề theo lối quy nạp. ; b. Làm sáng tỏ nội dung văn bản. 6/ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật,muôn loài… Đây là một định nghĩa của Hoài Thanh . Đây là một quan niệm của Hoài Thanh. *Dặn Dò : + Nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản. +Đọc – hiểu ghi nhớ sgk. +Tìm thêm dẫn chứng thơ văn đã học để chứng minh cho văn bản. +Chuẩn bị Kiểm tra văn một tiết.

File đính kèm:

  • docTIẾT 97 văn 7 .doc
Giáo án liên quan