1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
b .Kĩ năng: Thực hành được các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi sử dụng câu chủ động câu bị động trong nói viết.
2. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng ghi ví dụ
HS: SGK,VBT, chuẩn bị bài.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT)
Tiết 99
ND
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
b .Kĩ năng: Thực hành được các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi sử dụng câu chủ động câu bị động trong nói viết.
2. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng ghi ví dụ
HS: SGK,VBT, chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: RLTM, trực quan
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là câu chủ động, câu bị động? (7đ)
- Câu chủ động là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
- Câu bị động là câu có CN chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào
Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? (3đ)
A. Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to. D. Trăng tròn.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Ở tiết 94, các em đã biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Vậy chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động bằng cách nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1:
GV treo bảng phụ, ghi VD1 SGK.
Hai câu trên có gì giống nhau và khác nhau?
+ Giống: Miêu tả 1 sự việc.
Hai câu đều là câu bị động.
+ Khác: Câu a có dùng từ được, câu b không dùng từ được.
Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động?
HS trình bày:
+ Chuyển từ (Cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu, lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hành động thành 1 bộ phận không bắt buộc trong câu.
GV treo bảng ghi VD3 SGK.
Những câu trên có phải là câu chủ động không? Vì sao?
- Câu a, b có dùng từ bị, được nhưng không phải là câu bị động, bởi lẽ chỉ có thế nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng.
Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho VD?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
VD:Thầy giáo phạt HS.
à HS bị thầy giáo phạt.
Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy.
à Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
hoạt động 2:
HS đọc BT1.
GV hướng dẫn HS làm: Chuyển những câu chủ động thành những câu bị động. Mỗi câu chủ động thành hai kiểu câu bị động.
2 hs lên bảng làm.
Dưới làm vào VBT.
GV nhận xét, sửa chữa.
HS đọc và xác định yêu cầu BT2
GV hướng dẫn: Chuyển những câu chủ động thành những câu bị động. Mỗi câu chủ động thành hai kiểu câu bị động. Nhưng khác với BT1 ở chỗ: một câu dùng từ được, một câu dùng bị; Sau đó cho biết tác dụng của mỗi câu.
3 Hs lên bảng làm.
Hs khác làm vào VBT.
Gv nhận xét, sửa chữa:
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
VD1: Cả câu a, b đều là câu bị động.
- Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
à Câu bị động.
VD3: Câu a, b không phải là câu bị động
* Ghi nhớ: SGK/64
II. luyện tập:
Bài tập 1
a)- Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII
- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
b) - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
- Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
c) - Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d) - Một là cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
- Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Bài tập 2
a)- Em được thầy giáo phê bình.
- Em bị thầy giáo phê bình.
b) - Ngôi nhà ấy được người ta phá.
- Ngôi nhà ấy bị người ta phá.
c) - Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
* Tác dụng: Được mang sắc thái tích cực; bị mang sắc thái tiêu cực
4.4. Củng cố và luyện tập:
Có mấy cách chuyển câu chủ động thành câu bị động?
+ Chuyển từ (Cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu, lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hành động thành 1 bộ phận không bắt buộc trong câu.
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bi động?
A. Năm nay, nông dân cả nước được 1 vụ mùa bội thu.
B. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ 30 mươi năm trước đây.
C. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
D. Lan bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài :Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
+ Tìm hiểu các ví dụ: Xác định C-V.
5. Rút kinh nghiệm:
- Phương tiện,tổ chức:
File đính kèm:
- tiet 99.doc