I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
II. Các bước lên lớp:
1. On định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Ví dụ?
- Cho biết mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ?
3. Dạng bài mới
a. Vào bài: Đến với văn chương (trong đó có việc học văn chương), có nhiều điều cần hiểu biết nhất làvăn chương có nguồn từ đâu, văn chương là gì và văng chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó. Văn bản được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động) có lần đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
b. Học bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Tuần 25
Bài 24
Tiết 97: Ý nghĩa văn chương.
Tiết 98: Kiểm tra văn.
Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp).
Tiết 100: Luyện tập nghị luận chứng minh.
Tiết 97: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Hoài Thanh
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
Các bước lên lớp:
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Ví dụ?
Cho biết mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ?
Dạng bài mới
Vào bài: Đến với văn chương (trong đó có việc học văn chương), có nhiều điều cần hiểu biết nhất làvăn chương có nguồn từ đâu, văn chương là gì và văng chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó. Văn bản được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động) có lần đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
Học bài mới:
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc lại phần chú thích sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Gọi học sinh đọc “Từ đầu … muôn loài”
(?) Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? (là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài)
(?) Quan niệm như vậy đã đúng chưa? (Đúng, nhưng còn có quan niệm khác xúc động trước cái đẹp, phẫn nộ trước cái xấu, cái ác, có thiên hướng tìm về chân, thiện, mỹ).
Hoạt động 3: Gọi học sinh đọc tiếp “Văn chương sẽ là… vào thực tế”
à Theo tác giả “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hìnhvạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”
(?) Theo em, nội dung lời văn của Hoài Thanh có mấy ý chính? Hãy giải thích và tìm dẫn chứng cụ thể.
Ý1: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
GV: Cuộc sống của cong người, của xã hộivốn là thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây hình dung là danh từ (chứ không phải là động từ) có nghĩa như hình ảnh kết quả của phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.
Dẫn chứng: Trong văn bản Cô Tô (văn chương), Nguyễn Tuân đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, phản ánh cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên vùng biển Cô Tô được miêu tả trong trận bão à Trong bài kí thật tươi đẹp, trong sáng đa dạng cho ta thêm yêu mến vùng đất của Tổ Quốc ở ngoài vùng biển quần đảo Cô Tô xa xôi.
Ý2: Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
Dẫn chứng: Văn bản nhật dung “Động Phong Nha” (Ngữ văn 6). Trong văn bản này ta hình dung vẻ đẹp lộng lẫy kì ảo của động. Từ đó ta suy nghĩ về vấn đề cuộc sống đang đặt ra một cách bức thiết, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, đầu tư xây dựng phát triển kinh tế du lịch trong tương lai.
Hoạt động 4: Học sinh đọc “Vậy thì… hết”
(?) Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì.
à Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha “… gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết được cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên, lịch sử loài người, nếu xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bậc nào.
(?) Theo em thế nào là “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Dựa vào những kiến thức văn học, giải thích và tìm dẫn chứng cho câu nói đó?
à Theo quan niệm của Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm và cảm xúc của con người.
Ý1: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có -> phẫn nộ trước cái xấu cái ác.
Dẫn chứng: Văn bản “Thạch Sanh” với nhân vật phản diện là Lý Thông, một con người tráo trở mưu mô, xảo quyệt cuối cùng bị vạch mặt. Tác giả dân gian hướng tới người đọc một cái nhìn không thiện cảm với thái độ căm ghét một nhân vật xấu xa cần trừng trị.
à Phẫn nộ trước cái ác và cái xấu.
Ý 2: Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Văn chương xúc động trước cái đẹp, cái cao cả và lòng yêu thương con người, muôn vật…
Dẫn chứng: Bài thơ “Lượm”- Tố Hữu.
Qua hình ảnh cũa chú bé thiếu niên nhỏ tuổi, vui tươi, hồn nhiên, nhanh nhẹn nhưng đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Đọc bài thơ này, chúng ta càng yêu thương tôn trọng, kính phục xen lẫn tự hào đối với Lượm, một chú bé dũng cảm đã ngã xuống vì đất nước.
à Xúc động trước cái đẹp.
Hoạt động 5: Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20.
Trả lời câu hỏi.
Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận gì?
Nghị luận chính trị
Nghị luận xã hội
Nghị luận nhật dung
Nghị luận văn chương
à Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề văn chương.
Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc . Hãy chọn ý để trả lời.
Lập luận chặt chẽ sáng sủa.
Lập luận chặt chẽ sáng sủa và giàu cảm xúc.
Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh. (*)
Tìm một đoạn trong văn bản để chứng minh và làm rõ ý đã chọn.
Giới thiệu tác giả- tác phẩm:
(sách giáo khoa trang 61)
Tìm hiểu văn bản:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
Là lòng thương người va rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
à Quan niệm đúng đắn
Nhiệm vụ của văn chương
Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng.
àNhiệm vụ phản ánh cuộc sống
Văn chương sáng tạo ra sự sống
à Phấn đấu xây dựng, biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
Công dụng của văn chương
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
à Phẫn nộ trước cái xấu, cái ác
Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có
à Xúc động trước cái đẹp, cái cao cả.
Ghi nhớ:
Sách giáo khoa trang 63.
Củng cố: Luyện tập trang 67.
Dặn dò:
Học ghi nhớ
Làm trước bài: “ Dùng cụm từ chủ vị làm thành phần câu”.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 98: KIỂM TRA VĂN
Mục tiêu bài học:
Nhằm củng cố kiến thức của học sinh, đào sâu sự suy nghĩ nhớ lâu.
Giúp học sinh làm bài tốt hơn.
Các bước lên lớp:
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Dạy bài mới.
Thu bài.
Dặn dò: Soạn bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 99: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT)
A. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Oån định: Kiểm diện học sinh.
Kiểm tra bài cũ:
Học sinh 1: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Hãy đổi câu chủ động sau thành câu bị động?à Thầy giáo khen Nam giỏi.
Học sinh 2: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì? Cho ví dụ.
Bài mới: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT)
Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là câu bị động và câu chủ động. Trong tiết này cô sẽ hướng dẫn cho các em cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Giáo viên treo bảng phụ nội dung 1/64.
Lệnh cho học sinh đọc câu a và b 1/64.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh nhắc lại sự khác biệt của hai kiểu câu bị động (có được /bị và không có được /bị).
Hỏi: Cho biết a và b trên có sự khác nhau hay giống nhau nào?
(+ giống nhau: - nội dung: miêu tả cùng một sự việc
- hai câu đều là câu bị động.
+ khác nhau: - câu a có dùng từ được
câu b không dùng từ được).
Bước 2: phát hiện cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Giáo viên cho học sinh quan sát câu c (Người ta đã hạ cánh màn diễn treo ở đầu bàn thơ øngười vẫn xuống từ hôm “hoá vàng”).
Lệnh cho học sinh đọc câu c.
Hỏi: Câu này có thể xem là có cùng một nội dung miêu tả với hai câu a và b không?
(có cùng một nội dung miêu tả với hai câu a và b).
Hỏi: Đây là loại câu gì? (câu chủ động)
Hỏi: Cho biết chủ thể và đối tượng của hoạt động trong câu?
(chủ thể: người ta; đối tượng của hành động hạ: cánh màn).
Hỏi: Nội dung của nó tương ứng với câu a và b. (có)
Hỏi: Từ các ví dụ a, b, c trên hãy rút ra cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
(Học sinh đọc ghi nhớ 4 sách giáo khoa trang 64).
Bước 3: phân biệt câu bị động với câu bình thường chứa các từ được, bị.
Lệnh: Học sinh quan sát câu a và b sách giáo khoa trang 64, bài tập 3.
Hỏi: Những câu đó có phải là câu bị động không? Vì sao?
(Tuy có từ bị, được nhưng không phải là câu bị động, bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động
Tuần 25
Bài 24
Tiết 99
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT).
I. Tìm hiểu bài:
1)
… đã được hạ xuống
… đã hạ xuống
+ giống: - cùng miêu tả một nội dung.
- cùng là câu bị động.
+ khác:
câu a có từ được.
câu b không dùng từ được.
Ghi nhớ 1/64
3)
Bạn em được … giỏi.
Tay em bị đau.
à Không phải là câu bị động.
à Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Luyện tập: 1/65, 2/65.
Gợi ý làm bài:
B1: Xác định đối tượng của hành động bị động.
B2: Chuyển đổi theo hai kiểu khác nhau.
4. Củng cố:
Gọi ba học sinh đọc lại phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 64.
Học sinh làm bài tập trang 65 tuỳ theo lượng bài tập còn lại.
5. Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớ trang 64.
Chuẩn bị: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câuà làm các bài tập phần 1 và 2 phần I, phần
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 100: LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
A. Mục đích cần đạt:
Giúp học sinh:
Củng cố những hiểu biết về càch làm bài văn lập luận chứng minh.
Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
B. Tiến trình giảng dạy:
Oån định.
Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Hãy nêu các bước thực hiện một bài văn lập luận chứng minh? (bốn bước:tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài và sửa chữa).
Hỏi: cho biết nhiệm vụ của từng phần của dàn ý văn lập luận chứng minh.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Tuần qua chúng ta đã có một tiết nghị luận chứng minh. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ củng cố một số yêu cầu của nghị luận chứng minh và tiếp tục luyện tập với các nội dung đã được học nhưng ở mức độ cao hơn. Việc này sẽ cho các em thành thạo hơn khi tếp cận với các vấn đề thuộc kiểu bài này.
Giáo viên ghi tựa bài làm bảng, học sinh mở sách giáo khoa trang 51.
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
Giáo viên: ghi đề lên bảng (đề sách giáo khoa trang 51).
Lệnh: Giáo viên gọi 2 học sinh đọc đề trên.
Hỏi: Gọi học sinh đọc lại đề và lên bảng gạch dưới các từ ngữ chính trong đề (chứng minh, sống theo đạo lý … nguồn)
Hỏi: Chio biết kiểu bài?(lập luận chứng minh)
Hỏi: Đề yêu cầu điều gì? (chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa… nhớ nguồn).
Hỏi: Điều cần chứng minh ở đây là gì? (lòng biết ơn những người tạo ra những thành quả để mình được hưởng _ một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam)
Hỏi: Cho biết yêu cầu lập luận chứng minh của đề trên? (đưa ra phân tích những chứng cứ thích hợp để cho người đọc hoặc người nghe thấy rõ điều nêu ở đề bài l2 đúng đắn là có thật).
Hoạt động 2: Tìm ý
Hỏi: Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của hai câu tục ngữ ấy không, tại sao? (rất cần, để nắm rõ vấn đề cần được chứng minh)
Hỏi: Em hiểu “Aên quả … cây” và “Uống … nguồn” là gì? (lòng biết ơn những người tạo ra những thành quả để mình hưởng_ một đạo lý sống đẹp của người dân Việt Nam)
Hỏi: Tìm những biểu hiện của đạo lý này trong thực tế đời sống? (con cái nhớ ông bà cha mẹ tổ tiên, giỗ tổ Hùng Vương, ngày thương binh liệt sĩ, giỗ chạp trong mỗi gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa).
Hỏi: Cáa lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không? (phải).
Hỏi: Hãy kể một số lễ hội đó? (giỗ tồ Hùng Vương, Hội Làng Gióng…)
Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì? (nhớ ơn các bậc tiền nhân, ý thức giữ gìn, tôn tạo, phát triển các thành quả của ông cha)
Hoạt động 3: Lập dàn ý chi tiết
Hỏi: Nêu nhiệm vụ chung của phần mở bài, thân bài, kết bài?
a. Mở bài: nêu vấn đề cần chứng minh.
b.Thân bài: chúng minh vấn đề bằng htực tế cuộc sống và văn học.
c. Kết bài: khẳng định lại vấn đề trên là đúng)
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết cho đề trên.
Tuần 25 LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN Bài 24 CHỨNG MINH
Tiết 100
Đề: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Xác định nhiệm vụ nghị luận:
Viết về vấn đề: Lòng biết ơn những nhười tạo ra những thành quả để mình hưởng_ một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
2. Dàn ý chi tiết:
Mở bài:
Nêu vấn đề: Lòng biết ơn những người tạo ra những thành quả, là truyền thống của dân tộc.
Trích dẫn vấn đề:
“Aên quả … cây”
“Uống nước … nguồn”
Định hướng: Vấn đề này sẽ được chứng thực bằng những dẫn chứng sinh động trong thực tế cuộc sống và văn chương.
Thân bài:
Diễn giải ý nghĩa hai câu tục ngữ: lòng biết ơn những nhười tạo ra những thành quả để mình hướng. Đây là một đạo lý sống đẹp của người dân tộc Việt Nam.
Luận điểm:
a. Thực tế cuộc sống đã chứng minh:
Giỗ tổ Hùng Vương
Hội Làng Gióng
Các ngày cúng giỗ trong gia đình
Ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc Việt Nam.
b. Qua văn thơ:
Ca dao: “Dù ai đi .. ngược..”
Ngày lễ cúng Tiên Vương trong truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”.
Người Việt Nam xem đó là truyền thống tốt đẹp càng tôn trọng bảo tồn phát triển vì đây là tài sản.
Kết bài:
Đây là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta được thể hiện qua nhiều thế hệ.
Liên hệ bản thân.
Củng cố:
Hãy trình bày (bằng văn viết hoặc nói) cho một trong các nội dung trên.
Dặn dò:
Lập dàn ý cho đề bài (Giáo viên tự chọn).
Soạn bài bằng ôn tập văn nghị luận.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
File đính kèm:
- TUAN25~1.DOC