I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1/. Làm văn :
a) Ôn tập văn nghị luận : giúp HS.
_ Nắm được luận đểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
_ Chỉ ra những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
_ Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
b) Trả bài viết số 5 :
_ Nhận ra được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để làm tốt hơn nữa những bài viết sau .
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Tuần 26
BÀI : 25
Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận.
Tiết 102: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Tiết 103: Trả bài tập làm văn số 5, bài kt văn và tiếng Việt
Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG :
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1/. Làm văn :
a) Ôn tập văn nghị luận : giúp HS.
_ Nắm được luận đểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
_ Chỉ ra những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
_ Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
b) Trả bài viết số 5 :
_ Nhận ra được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để làm tốt hơn nữa những bài viết sau .
c) Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích :
_ Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
2/. Văn : Củng cố lại những kiến thức của 2 văn bản tục ngữ và 4 văn bản nghị luận.
3/. Tiếng việt : Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng về rút gọn câu, câu đặc biệt và thêm trạng ngữ cho câu.
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu :
_ Hiểu được thế nào là dùng cụm C – V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C – V để làm thành phần câu hoặc cụm từ ).
_ Nắm được các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu.
II. TRỌNG TÂM :
1/. Làm văn :
_ Nắm được đề tài, luận điểm, phương pháp lập luận của các bài nghị luận đã học và những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận.
_ Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
2/. Tiếng Việt : Nắm được cách dùng cụm C – V để mở rộng câu.
III. CHUẨN BỊ :
_ Kẻ khung câm trên bảng theo mẫu trong SGK/66.
_ Chấm bài chọn lỗi sai : chính tả, dùng từ, lỗi diễn đạt để sữa, chọn bài viết hay và dở để đọc cho HS rút kinh nghiệm
TIẾT 101 :
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
* CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/. Ổn định :
2/. Kiểm tra : Việc chuẩn bị bài ôn tập của HS.
3/. Bài mới :
+ Giới thiệu bài : Qua các bài văn nghị luận đã học, các em đã được học và làm quen với cụm văn bản nghị luận trong đó có các bài thuộc kiểu bài nghị luận chứng minh, giải thích, có kết hợp bình luận. hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập văn nghị luận để nắm vững lại các đặc điểm của nó.
+ Tiến trình bài dạy :
_ HS nhắc lại các bài nghị luận đã học và tên tác giả.
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của các bài nghị luận đã học :
_ HS đọc lại các bài nghị luận đã học ( bài 21, 23, 24, 25 ) và điền vào khung câm trên bảng theo mẫu trong SGK/66.
_ Gọi 4 HS – mỗi HS trả lời 1 bài – ghi bảng :
STT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm chính
PP lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta
Chứng minh
2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
Chứng minh (kết hợp giải thích )
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện : bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống , cách nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác
(Kết hợp giải thích và bình luận )
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người
Giải thích ( kết hợp bình luận )
_ Nêu tóm tắt những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài nghị luận đã học ?
( Gọi 4 HS – mỗi HS một bài )
_ GV bổ sung và nhắc lại
+ Bài 1 : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Bài 2 : Sự giàu đẹp của tiếng Việt
+ Bài 3 : Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Bài 4 : Ý nghĩa văn chương
_ Bài 1 : Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lý, hình ảnh so sánh đặc sắc.
_ Bài 2 : Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
_ Bài 3 : Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị và giàu cảm xúc.
_ Bài 4 : Trình bày những vấn đề phức tạp 1 cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Củng cố hiểu biết về đặc trưng của văn nghị luận qua sự đối sánh với loại hình trữ tình tự sự.
_ Trong chương trình ngữ văn lớp 6 và học kỳ I lớp 7, em đã học nhiều loại thuộc các thể truyện, ký ( loại hình tự sự ) và thơ trữ tình, tuỳ bút ( loại hình trữ tình ). Bảng kê dưới đây liệt kê các yếu tố có trong các văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận. Căn cứ vào hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại ở cột bên trái rồi ghi vào vở.
_ Gọi mỗi HS trả lời 1 thể loại. HS khác nhận xét và bổ sung GV chốt lại và ghi bảng
Thể loại
Yếu tố
Truyện
Ký
Thơ tự sự
Thơ trữ tình
Tuỳ bút
Nghị luận
_ Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện
_ Nhân vật, nhân vật kể chuyện
_ Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện, vần, nhịp
_ Vần, nhịp
_ Nhân vật kể chuyện
_ Luận điểm, luận cứ.
GV diễn giảng : Những yếu tố nêu trong câu hỏi này chỉ là 1 phần trong những yếu tố đặc trưng của mỗi thể loại. Mặc khác, trong thực tế, mỗi văn bản có thể không chứa đựng đầy đủ các yếu tố chung của thể loại. các thể loại cũng có sự thâm nhập lẫn nhau, thậm chí có những thểâở ranh giới giữa hai thể loại. Sự phân biệt các loại hình tự sự, trữ tình, nghị luận cũng không thể tuyệt đối. Trong các thể tự sự cũng không hiếm các yếu tố trữ tình và cả nghị luận nữa. Ngược lại, trong văn nghị luận cũng thường thấy có sử dụng phương thức biểu cảm và có khi cả miêu tả, kể chuyện. Xác định 1 văn bản thuộc loại hình nào là dựa vào phương thức được sử dụng trong đó.
_ Dựa vào tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.
_ Gọi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung và chốt lại :
+ Các thể loại tự sự như truyện, ký, chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
+ Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút, chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu, các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng, thiên nhiên, đồ vật.
+ Khác với các thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận, bằng lý lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc, nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.
_ Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không ? Vì sao ? ( HS thảo luận – GV chốt lại ).
+ Có thể coi các câu tục ngữ trong bài 18, 19 là 1 dạng nghị luận đặc biệt nhằm khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của dân gian về tự nhiên, xã hội, con người.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
_ Bài tập trắc nghiệm : Em hãy đánh dấu x vào câu trả lời mà em cho là chính xác.
1/. Một bài thơ trữ tình :
a) Không có cốt truyện và nhân vật
b) Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật
c) Chỉ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả.
d) Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc.
2/. Trong văn bản nghị luận :
a) Không có cốt truyện và nhân vật
b) Không có yếu tố miêu tả, tự sự
c) Có thể biểu hiện tình cảm, cảm xúc
d) Không sử dụng phương thức biểu cảm
3/. Tục ngữ có thể coi là :
a) Văn bản nghị luận
b) Không phải là văn bản nghị luận
c) Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.
* HOẠT ĐỘNG 4 : Tổng kết
_ GV khái quát kết quả ôn tập theo ghi nhớ trong SGK/67 và cho HS đọc nhiều lần phần ghi nhớ đó – ghi bảng
& Ghi nhớ ( SGK/67 )
4/. Củng cố :
_ Em hiểu như thế nào là nghị luận ?
_ Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu là ở những điểm nào?
5/. Dặn dò :
_ Học thuộc phần ghi nhớ ( SGK/67 )
_ Chuẩn bị : dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TIẾT : 102
DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
* CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/. Ổn định :
2/. Kiểm tra :
_ Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
_ Những câu sau đây có phải là câu bị động không ? Vì sao ?
+ Hôm qua tôi bị trượt chân ngã
+ Tôi được biết bổ giáp ốm
_ Chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động :
+ Người ta thả diều ngoài động ruộng
+ Chúng tôi chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông
3/. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những kết cấu có hình thức giống câu để mở rộng các thành phần như : chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ hiểu thế nào là “ Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu “
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi Bảng
. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách dùng cụm C – V để mở rộng câu
_ GV đưa ngữ liệu 1 (Hoài Thanh ) trong SGK/68 và hỏi
_ Xác định nồng cốt câu ?
( Thành phần CN – VN )
_ Tìm các cụm DT có trong câu trên ?
_ Phân tích cấu tạo của những cụm DT đó ?
_ Các phụ ngữ “ta không có, ta sẵn có “ có cấu tạo như thế nào ?
_ Những kết cấu có hình thức giống như câu ta gọi là gì ?
GV : Câu trên ta gọi là câu có cụm C – V làm thành phần của cụm từ.
Rút ra kết luận
Ghi nhớ 1 ( SGK/68 )
. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các trường hợp dụng cụm C_V để mở rộng câu :
_ GV đưa các ngữ liệu 2 ( SGK/68) và hướng dẫn HS tìm cụm C_V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong câu.
a) Điều gì khiến người nói “tôi” rất vui và vững tâm ? Cấu tạo?Làm thành phần gì ?
b) Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta thế nào ? Cấu tạo? làm thành phần gì ?
c) Chúng ta có thể nói gì ?
_ Cấu tạo ?
_ Làm thành phần gì ?
d) Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào ? Cấu tạo ? Làm thành phần gì ?
GV chốt lại : Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm DT, cụm ĐT, cụm TT đều có thể được cấu tạo bằng cụm C_V
à Ghi nhớ 2 ( SGK/69)
_ Gọi HS cho VD mỗi loại
a/ cụm C_V làm chủ ngữ
b/ cụm C_V làm vị ngữ
c/ cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm DT
d/ cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm ĐT
+ Chủ ngữ : văn chương
+ Vị ngữ :gây cho ta những tình cảm ta không có, ..... ta sẵn có
+ Có 2 cụm DT :
. Những tình cảm ta không có
. Những tình cảm ta sẵn có
+ DTT : “Tình cảm”
+ Phụ ngữ chỉ lượng, đứng trước : ”những”
+ Phụ ngữ đứng sau là cụm C_V : ta/không có, ta/sẵn có
+ Cụm chủ _ vị
+ Đọc ghi nhớ ( 2 HS )
+ Chị Ba/đến
à cụm C – V
à làm chủ ngữ
+ Tình thần/rất hăng hái
à cụm C – V
à làm chủ ngữ
+ Trơiø/sinh là sen để bao bọc cốm cũng như trời/sinh cốm nằm ủ trong lá sen
à cụm Chủ – Vị
à làm chủ ngữ
à phụ ngữ trong cụm động từ
+ Từ ngày Cách mạng tháng tám/ thành công
à cụm C_V
à phụ ngữ trong cụm danh từ
+ Đọc ghi nhớ ( 2 HS )
+ Em/nói thế/là đúng
+ Cái bàn này/chân/đã gãy
+ Quyển sách anh/tặng tôi/rất hay
+ Người ta/bảo anh/thất nghiệp
I/. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu ?
VD:Văn CN chương/gây choVN ta những tình cảm ta/, không có, luyện những tình cảm/sẵn có
à cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm danh từ
* Ghi nhớ 1 ( SGK/68 )
II. Các trường hợp dùng cụm C_V để mở rộng câu :
VD :
a)Chị baCN/đến / khiến tôiVN rất vui C vàV vững tâm
à cụm C_V làm chủ ngữ
b) Khi bắt đầu kháng chiến, nhânCN dân ta /tinhVN thần/rất hăng hái
à cụm C_V làm vịû ngữ
c) ChúngCN ta/có thể nóiVN rằng trời/sinh lá sen để bao bọc cốm cũng như trời/sinh cốm nằm ủ trong lá sen
à cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm động từ
d) Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt / chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày cách mạng tháng tám / thành công
à cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm danh từ
* Ghi nhớ 2 ( SGK/ 69 )
III. Luyện tập ( SGK/69 )
* HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập ( SGK/ 69 )
_ Tìm cụm C_V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau và cho biết trong mỗi câu cụm C_V làm thành phần gì ?
a/ Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn/ mới định được, người CNta/ gặt mangVN về.
à cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm DT
b/ Trung độiCN trưởng Bình/ khuôn mặt /VN đầy đặn
à cụm C_V làm vị ngữ
c/ Khi các cô gái Vòng/ đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúngCN ta / thấy hiện ra / từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy mai một chút bụi nào.
à( 1 ) cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm DT ( 2 ) cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm ĐT
d/ Bỗng một bàn tayCN / đập vào vai / khiến hắn VN/ giật mình
à cụm C_V làm chủ ngữ và làm phụ ngữ của cụm động từ
4/. Củng cố : Luyện tập
5/. Dặn dò :
_ Học thuộc 2 phần ghi nhớ
_ Xem lại phương pháp lập luận chứng minh.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TIẾT : 103
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
BÀI KIỂM TRA VĂN
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra :
_ Trình bày các bước làm bài văn lập luận chứng minh và dàn bài chung của văn chứng minh.
3/. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Các em đã làm bài văn lập luận chứng minh, để nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hìnht hức, để đánh giá được bài viết của mình và sửa lại những chỗ chưa đạt. Hôm nay, chúng ta thực hiện tiết “ trả bài TLV số 5 “ nhằm khắc phục và tiến bộ
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu đề và xác định nội dung của bài viết
Đề bài : Đề 1 ( SGK / 58 )
_ Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
+ Định hướng :
_ Nắm vững cách làm văn lập luận chứng minh
_ Lựa chọn dẫn chứng trong cuộc sống, trong văn chương.
_ Bài viết đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài
+ Yêu cầu :
1. Thể loại : Văn lập luận chứng minh
2. Nội dung vần đề : Tầm quan trọng của việc học tập đối với con người.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đánh giá bài làm của học sinh
_ GV nêu nhận xét chung về bài làm về nội dung, nghệ thuật
_ Nêu ưu – khuyết điểm chung.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn sửa lỗi.
_ Sửa lỗi điển hình
Sai
1/. Chính tả
2/. Từ ngữ ( Từ vựng )
3/. Diễn đạt ( ngữ pháp )
Sửa lại
* HOẠT ĐỘNG 4 : Công bố điểm
_ Thống kê điểm bài kiểm tra
Lớp
Sĩ số
0
1
2
3
4
<TB
5
6
7
8
9
10
> TB
4/. Củng cố :
_ Đọc bài khá – giỏi của HS để các em học hỏi
_ Xem và sửa chữa bài làm tại lớp
_ GV theo dõi HS thực hiện
5/. Dặn dò :
_ Chuẩn bị : Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
* Bài kiểm tra Văn :
_ Xác định mục đích yêu cầu của đề : nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học
_ Nhận xét ưu, khuyết điểm
_ Công bố điểm
* Bài kiểm tra tiếng Việt :
_ Xác định yêu cầu của đề : Rút gọn câu ? Câu đặc biệt ? Thêm trạng ngữ cho câu
_ Nhận xét chung
_ Công bố điểm
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TIẾT 104 :
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
1/. Ổn định :
2/. Kiểm tra :
_ Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình.
_ Em hiểu thế nào là nghị luận ?
3/. Bài mới :
_ Giới thiệu bài : Trong cuộc sống có nhiều điều mới lạ mà ta cần biết, từ đó nảy sinh nhu cầu cần giải thích. Có hiểu biết tốt, nhận thức tốt thì con người mới có hành động đúng đắn và phù hợp. Vậy mục đích của giải thích là để nhận thức, hiểu rõ sự vật, hiện tượng ..... làm cho người nghe sáng tỏ, đồng tình và bị thuyết phục. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ thế nào là phép lập luận giải thích ?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống.
_ Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích ?
GV : Trong cuộc sống, có những vấn đề không phải lúc nào cũng hiểu ngay được, vì vậy nhu cầu tìm hiểu, giải thích luôn luôn được đặt ra với mọi người
_ Trong cuộc sống hàng ngày, em có hay gặp các vấn đề, các sự việc, hiện tượng mà em không giải thích được không ? Cho một số VD ?
_ VD : Vì sao nước biển mặn ?
_ Vì sao có nguyệt thực ?
_ Muốn trả lới, tức là giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm như thế nào ?
_ Khi gặp vấn đề khó hiểu mà em được giải thích rõ thì em cảm thấy trí tuệ và tình cảm của mình mở mang như thế nào ?
GV : nhờ biết giải thích mà con người không ngừng tiến bộ vì muốn giải thích được thấu đáo thì người ta phải hiểu, phải học hỏi mãi.
_ GV khái quát theo 2 ý đầu phần GN / SGK / 71
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu phép lập luận giải thích
_ Gọi HS đọc bài văn “ Lòng khiêm tốn “ và hỏi :
_ Bài văn GT vấn đề gì ?
_ GT như thế nào ?
_ Gọi HS đọc lại 2 đoạn từ “ Điều quan trọng ...... trước người khác “ và hỏi :
_ Ở đoạn “ Điều quan trọng .... mọi người “, tác gải đã nói gì về lòng khiêm tốn ?
_ Đó có phải là giải thích lòng khiêm tốn không ?
_ Ở đoạn “ vậy khiêm tốn ... trước người khác “ tác giả lại tiếp tục nói gì về lòng khiêm tốn ?
_ Đó có thực sự giải thích lòng khiêm tốn không ?
_ GV nói thêm cái ý ở phần “ tóm lại ..... người “ – Người khiêm tốn là người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng mình nhưng cũng không mặc cảm, tự ti, như vậy – việc tìm bản chất và đặc biệt là định nghĩa khái niệm là đi sâu vào gảii thích. Làm cho người ta hiểu sâu hơn, rõ hơn những vấn đề còn trừu tượng, chưa rõ, chưa được đào sâu.
_ Gọi HS đọc lại 2 đoạn từ “ người có tình ..... học mãi mãi “ và hỏi :
_ Người khiêm tốn có cái biểu hiện như thế nào ?
_ Chứng minh lòng khiêm tốn bằng biểu hiện thực tế có phải là cách giải thích không ?
_ Tại sao con người luôn luôn cần phải khiêm tốn ?
_ Đoạn văn tìm nguyên nhân của lòng khiêm tốn có thuộc văn giải thích không ?
GV : Giải thích 1 vấn đề kết hợp với chứng minh và đặt câu hỏi “tại sao? cùng với “như thế nào ?” là cách giải thích sinh động, phong phú tạo nên chất lượng cao cho tác phẩm.
_ Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hai của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ?
_ Qua việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích ?
GV : Bài văn trên đã làm sáng tỏ những khía cạnh cụ thể của lòng khiêm tốn thông qua liệt kê các biểu hiện, đối lập kẻ khiêm tốn và không khiêm tốn. Cuối cùng là “tóm lại” để đánh giá tổng quát.
_ GV chốt ý 3 phần GN/SGK/71. Bài văn GT cần phải mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Vậy muốn giải thích tốt cần phải đọc nhiều, học nhiều và vận dụng tồng hợp các thao tác giải thích phù hợp
+ Khi gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích xuất hiện
+ HS nêu các vấn đề yêu cầu giải thích, các loại câu : vì sao ? là gì ? Để làm gì ? Có ý nghĩa gì ?
+ Mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn lại muối, lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn.
+ Khi trái đất, mặt trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng
+ Đọc, tra cứu, nghiên cứu, học hỏi, phải có tri thức về nhiều mặt mới giải thích được.
_ Thoả mãn được nhu cầu tìm hiểu, thú vị, dễ chịu
+ Lòng khiêm tốn
+ Thông qua những câu văn định nghĩa, những câu văn chứng minh làm sáng tò khái niệm khiêm tốn
+ Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn
+ Vậy là đã bước vào việc giải thích
+ Tác giả nêu khái niệm về lòng khiêm tốn : biết sống nhún nhường, tự khép mình vào khuôn khổ nhưng vẫn có hoài bảo lớn và không ngừng học hỏi, không khoe khoang, tự đề cao mình.
+ Đã đi vào mục đích giải thích
_ Tác giả liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn : người khiêm tốn tự cho mình là kém nên cần học hỏi thêm nữa, không chấp nhận sự thành công của mình hay cho thành công đó là không đáng kể và luôn tìm cách để học hỏi thêm
+ Giải thích có thể kết hợp với chứng minh
+ Tài năng, sự hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ là 1 giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
à phải học thêm mãi
+ Tìm nguyên nhân của vấn đề chung chính là giải thích
+ Đó là cách giải thích vì điều này làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế đối với người đọc.
+ Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo .... của các hiện tượng hay vấn đề GT
I. Mục đích – giải thích :
_ Làm cho rõ những điều chưa biết
II. Phương pháp – giải thích :
Bài văn : Lòng khiêm tốn
_ Vấn đề GT : lòng khiêm tốn
_ dùng lý lẽ, dẫn chứng
a. Mở bài
b. Thân bài :
_ Bản chất
_ Khái niệm định nghĩa
_ Biểu hiện
_ Nguyên nhân
c. Kết bài :
III. Tổng kết
* Ghi nhớ :
( SGK / 71 )
_ GV thuyết giảng về bố cục bài văn : Mở bài ( câu đầu ), thân bài ( 5 đoạn giữa ), kết bài ( câu cuối ) và bốn luận cứ trong bài :
Luận cứ 1 : Bản chất ( Trả lới câu hỏi : thế nào ? )
_______ 2 : Định nghĩa ( ____________ : Là gì ? )
_______ 3 : Biểu hiện ( ____________ : Ở đâu ? )
_______ 4 : Nguyên nhân ( ____________ : Tại sao ? )
_ Yếu tố liên kết chính là lặp lại từ “ khiêm tốn “, lúc thì khẳng định, khi thì đặt câu hỏi.
IV. Luyện tập :
_ Gọi HS đọc bài văn “ Lòng nhân đạo “ và hỏi
_ Vấn đề được giải thích ? ( Lòng nhân đạo )
_ Phương pháp Giải thích ?
+ Định nghĩa : Lòng nhân đạo là biết thương người
+ Đặt câu hỏi : Thế nào là biết thương người ?
Thế nào là lòng nhân đạo ?
+ Kể những biểu hiện : Ông lão hành khất, đứa bé nhặt từng mẫu bánh, mọi người xót thương.
+ Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu n
File đính kèm:
- TUAN26~1.DOC