Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 30

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. – Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống

– Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính ; nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẩn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật ) của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”

 2. Nắm được công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

 3. Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị

- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị

- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng qui cách

- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) Tuần 30 BÀI 29 Tiết 117+118: Quan Aâm Thị Kính. Tiết 119: Dấu chấm lửng – Dấu chấm phẩy. Tiết 120: Văn bản đề nghị. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. – Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống – Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính ; nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẩn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật …) của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” 2. Nắm được công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy - Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết. 3. Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị - Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị - Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng qui cách - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị. TIẾN TRÌNH DẠY Tiết 117+118: Quan Aâm Thị Kính Đoạn trích : Nỗi oan hại chồng Ổn định Bài cũ : Văn bản “Ca Huế trên Sông Hương” đã giúp em hiểu biết gì về vùng đất Cố đô Huế và Ca Huế Bài mới Các hoạt động của GV và HS Ghi bảng Học sinh đọc dấu sao để tìm hiểu về loại hình sân khấu chèo I. Đọc chú thích và văn bản Chèo là gì ? Chèo là gì ? a. Khái niệm : Là loại kịch hát múa dân gian Chèo có những đặc trưng cơ bản nào ? Tích truyện lấy từ đâu ? Có tác dụng gì ? b. Đặc trưng cơ bản : - Tích truyện à khuyến giáo đạo đức Cảm thông số phận bi kịch, đả kích những bất công xót xa của xã hội phong kiến. Nhân vật trong chèo thường là những nhân vật nào ? Có những tính cách riêng như thế nào ? Tính cách điệu và ước lệ được thể hiện qua những nghệ thuật nào ? - Nhân vật truyền thống với những tính cách riêng (nữ chính, nữ lệch, thư sinh, mụ ác …) Ước lệ và cách điệu cao. Gọi học sinh đọc tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính - Tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính (sách giáo khoa) Nỗi oan hại chồng trích phần nào của vở chèo ? Tóm tắt đoạn trích ấy Học sinh chú ý các chú thích : 9, 13, 14 Học sinh đọc văn bản (đọc phân vai, người dẫn chuyện) Vị trí đoạn trích : Phần 1 vở chèo Tóm tắt đoạn trích Chú thích : Chú ý 9, 13, 14 Đoạn trích có mấy nhân vật ? Kể ra ? Theo em có mấy nhân vật chính thể hiện xung đột kịch ? Vì sao ? II. Tìm Hiểu văn bản Nhân vật Sùng Bà thuộc loại vai nào trong chèo ? bản chất của nhân vật này ra sao ? Nhân vật này đại điện cho tầng lớp nào ? Nhân vật chính : Sùng Bà (Mụ ác) à Địa chủ phong kiến Nhân vật Thị Kính thuộc loại vai nào trong chèo ? Bản chất của nhân vật này như thế nào ? Nhân vật này đại diện cho tầng lớp nào ? Thị Kính (nữ chính) à Phụ nữ lao động, người dân thường Từ 2 nhân vật chính em có thể hiểu xung đột cơ bản của vở chèo này là gì ? (Theo nghĩa gần và nghĩa xa) à Xung đột cơ bản (mẹ chồng nàng dâu à Kẻ thống trị – kẻ bị trị) Đoạn trích này được chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần Khung cảnh ở phần 1 là khung cảnh gì ? Từ đó em thấy cuộc sống gia đình của Thị Kính và Thiện Sĩ ra sao ? Sự việc nào đã dẫn đến nỗi oan của Thị Kính ? Vì sao Thị Kính cắt râu chồng ? Cử chỉ đó cho thấy nàng là người vợ như thế nào ? Tình cảm của nàng đối với chồng ra sao ? Trước khi mắc oan : Thị Kính dọn kỉ, quạt cho chồng à gia đình ấm cúng hạnh phúc Thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng à băn khoăn lo lắng Cầm dao khâu xén chiếc râu ( Cử chỉ, ngôn ngữ độc thoại, nói sử) à rất thương chồng à chân thật, tự nhiên. Hãy liệt kê hành động, cử chỉ và lời nói của Sùng Bà đối với Thị Kính (Thảo luận) Sùng Bà có những hành động và cử chỉ ra sao đối với Thị Kính ? Em có nhận xét gì về cử chỉ hành động này ? Tìm những lời nói của Sùng Bà đối với Thị Kính ? Việc cắt râu chồng của Thị Kính đã bị Sùng Bà khép vào tội gì ? Bà còn khép Thị Kính vào tội nào nữa ? Lời lẽ nào chứng tỏ điều đó ? Em có đồng ý với những lời khép tội của Sùng Bà không ? Hãy tìm những lời nói của Sùng Bà ám chỉ gia đình và gia đình Thị Kính ? Bà cho gia đình bà là gì ? Gia đình Thị Kính là gì ? Thông qua cách nói ấy bộc lộ rõ bản chất gì của Sùng Bà ? Nhận xét của em về cách nói của Sùng Bà đối với Thị Kính ? Bà là tiêu biểu cho nhân vật nào trong chèo ? Đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội. Tầng lớp đó như thế nào ? Thông qua cử chỉ lời nói ta còn thấy mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu không ? Hiểu sâu hơn là mối quan hệ giữa ai với ai ? Mối quan hệ ấy như thế nào ? Trong cảnh mắc oan, Thị Kính van xin kêu oan mấy lần ? kêu với ai ? 4 lần đầu Thị Kính kêu với ai ? Lời nói ra sao ? Nàng có nhận được sự cảm thông của mẹ chồng và chồng không ? Thái độ đáp lại của họ như thế nào ? Cử chỉ của nàng trong lúc kêu oan ra sao ? Em có nhận xét gì về cử chỉ, lời nói của Thị Kính không ? Lần 5 Thị Kính kêu oan với ai ? Lần này nàng có nhận được sự cảm thông không ? Từ đó em thấy thân phận của người phụ nữ trong gia đình chồng ở xã hội phong kiến như thế nào ? Số phận của họ ra sao ? Thị Kính tiêu biểu cho nhân vật nào của vở chèo ? Nhân vật ấy có những phẩm chất nào đáng quý ? Cuộc đời của họ ra sao ? Nhân vật Thị Kính đại diện cho giai cấp nào trong xã hội phong kiến ? Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng Bà và Sùng Ông còn làm điều gì tàn ác ? Theo em xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào ? Vì sao ? Trong khi mắc oan a. Hình ảnh Sùng Bà - Hành động : dúi dầu Thị Kính ngã xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, gọi Mãng Ông sang để trả con. à Tàn nhẫn, độc ác. - Lời nói : cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à ? à Khép tội giết chồng - Mày đã trót say hoa đắm nguyệt, đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò … à khép tội hư đốn Giống nhà Bà đây giống phượng giống công … tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ … Nhà bà đây cao môn lệnh tộc, mày là con nhà cua ốc Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu. à Kiêu kỳ dòng giống, khinh thị kẻ nghèo khó Gọi Mãng Ông sang để trả con à đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả, lăng nhục, hống hách . à Tiêu biểu vai mụ ác, đại diện giai cấp thống trị Þ Mâu thuẩn giai cấp sâu sắc b. Hình ảnh Thị Kính 5 lần kêu oan : Lần 1 : Mẹ ơi oan cho con lắm mẹ ơi ! Lần 2 : Oan cho con lắm mẹ ơi! Lần 3 : Oan thiếp lắm chàng ơi! Lần 4 : Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi! ® Kêu oan với mẹ chồng và chồng (vật vả khóc, ngửa mặt rũ rượi, chạy theo van xin) Lần 5 (kêu oan với cha ruột) : Cha ơi ! Oan cho con lắm cha ơi ! ® Cô độc giữa sự tàn nhẫn, độc ác, đau khổ, bất lực. ® Chân thật, nhẫn nhục, hiền lành ® tiêu biểu cho nhân vật nữ chính : đức hạnh, nết na, gặp nhiều oan trái ® đại diện cho giai cấp bị trị Þ Xung đột bi kịch Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng Bà. Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì ? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không ? (thảo luận) Sau khi bị oan : - Thở than nhìn cái kỉ, sách, túi khâu …. Phận hẩm duyên ôi … thế tình rong ruổi ® đau đớn, xót xa hạnh phúc tan vỡ ® số phận bơ vơ, vô định trước cuộc đời. Sống để rõ đoan chính ® tích cực Cải trang nam tử đi tu hành ® tiêu cực, thụ động (khuất phục, cam chịu, nhẫn nhục chịu đựng) III. Tổng Kết : (ghi nhớ / 121) 4. Củng cố : Tóm tắt lại đoạn trích 5. Dặn dò : Soạn ôn tập phần văn . @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 119: Dấu chấm lửng – Dấu chấm phẩy Ổn định Bài cũ : Liệt kê là gì ? Có mấy kiểu ? Kể ra . Cho ví dụ Bài mới : Các hoạt động của GV và HS Ghi bảng Gọi học sinh đọc phần 1 – I / 121 Ở câu a người viết đang sử dụng một phép tu từ mà em đã học đó là phép tu từ nào ? Các anh hùng được liệt kê sắp xếp theo trình tự nào ? Tác giả đã liệt kê đủ các anh hùng dân tộc chưa ? Để thay thế những anh hùng chưa kể, tác giả đã dùng dấu câu nào ? Vậy dấu chấm lửng ở ví dụ này có tác dụng gì? Ở câu b, bài nói của nhân vật có gì đặc biệt ? Lời nói ấy thể hiện thái độ gì của người nói ? Để diễn tả sự ngập ngừng bỏ dở, ngắt quãng và thái độ đó của người nói, tác giả đã sử dụng dấu câu nào ? Vậy dấu chấm lửng ở ví dụ này có tác dụng gì ? Ở câu c, em đọc câu văn như thế nào ? cách đọc đó có tác dụng gì ? Từ “bưu thiếp” xuất hiện có gây cho em điều gì không ? Vậy dấu chấm lửng ở ví dụ này có tác dụng gì ? Hãy nêu lại các công dụng của dấu chấm lửng ? Học sinh đọc ghi nhớ 1 / 122 Tìm hiểu bài : 1. Dấu chấm lửng : a. Ví dụ : ® nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. ® Bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng ® Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị sự xuất hiện từ ngữ bất ngờ, hài hước, châm biếm. Þ Công dụng của dấu chấm lửng. b. Ghi nhớ 1 / 122 Học sinh đọc phần 1 – II/122 Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ví dụ a. Đây là câu gì ? Có mấy vế ? Tại sao giữa 2 vế người ta không dùng dấu phẩy mà dùng dấu chấm phẩy ? Vậy công dụng của dấu chấm phẩy ở ví dụ này là gì ? Đọc ví dụ b, những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới là những tiêu chuẩn nào ? Để nêu được những tiêu chuẩn này, người viết đã dùng phép tu từ nào ? Tại sao giữa các ý liệt kê người viết không dùng dấu phẩy mà dùng dấu chấm phẩy ? Vậy dấu chấm phẩy có tác dụng gì trong trường hợp này ? Học sinh đọc ghi nhớ 2 /122 2. Dấu chấm phẩy Ví dụ : ® đánh dấu ranh giới giữa các vế trong cấu ghép ® Giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Þ Công dụng của dấu chấm phẩy Ghi nhớ 2 /122 II. Luyện tập : Củng cố : Đặt câu có dùng dấu chấm lửng (theo 3 trường hợp đã học) Dặn dò : Soạn bài ôn tập phần Tiếng Việt. @?@?@?@?&@?@?@?@? Tiết 120: Văn bản đề nghị Học sinh đọc văn bản 1, 2 /124, 125 Ở văn bản 1 : ai là người viết giấy đề nghị ? Đề nghị việc gì ? Ở văn bản 2 ai là người viết giấy đề nghị ? Đề nghị việc gì ? Hai đề nghị đó có gần gũi với cuộc sống sinh hoạt và học tập của con người không ? Theo em hai đề nghị trên có tính chất như thế nào ? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của hai văn bản đề nghị trên (dung lượng về nội dung như thế nào ? Hình thức ra sao?) Từ đó em thấy 01 giấy đề nghị cần có nội dung và hình thức như thế nào ? I. Tìm hiểu bài : 1. Đặc điểm của văn bản đề nghị : Văn bản 1 : Lớp trưởng thay mặt tập thể ® đề nghị sơn lại bảng để tạo điều kiện tốt cho việc học tập Văn bản 2 : Các gia đình trong khi tập thể N ® đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời việc lấn chiếm trái phép gây ô nhiễm vệ sinh môi trường. Þ Nhu cầu và quyền lợi chính đáng của cá nhân hoặc tập thể. Yêu cầu của văn bản đề nghị : Nội dung : ngắn gọn, rõ ràng. Hình thức : trang trọng, theo một số quy định sẵn. Đọc lại hai văn bản trên và cho biết : Hai văn bản đó có điểm gì giống nhau và khác nhau ? Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị trên. Từ đó em rút ra cách làm một văn bản đề nghị như thế nào ? 2. Cách làm văn bản đề nghị : Quốc hiệu, tiêu ngữ : Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng. Tên văn bản : giấy đề nghị (hoặc bản kiến nghị) Nơi nhận đề nghị Người tổ chức đề nghị Nêu sự việc, lý do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận. Ký tên. 3. Ghi nhớ : trang 126 4. Củng cố : Luyện tập 5. Dặn dò : Xem trước bài văn bản báo cáo. @?@?@?@?&@?@?@?@?

File đính kèm:

  • docTUAN30~1.DOC