Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 29 - Tiết 28: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp của tiếng việt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Tìm hiểu bổ sung về hai văn bản nghị luận: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”

 - Hiểu rõ giá trị nội dung cùng những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của hai bài văn

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm văn bản nghị luận

3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc; tự hào về giá trị giàu đẹp của tiếng Việt

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 29 - Tiết 28: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp của tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 28: Ngày soạn: 09/3/2011 Ngày dạy: /3/2011 Bổ trợ kiến thức về văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp của tiếng Việt I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu bổ sung về hai văn bản nghị luận: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” - Hiểu rõ giá trị nội dung cùng những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của hai bài văn 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm văn bản nghị luận 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc; tự hào về giá trị giàu đẹp của tiếng Việt ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Nâng cao NV7, HDTH Ngữ văn 7… - HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?- Kể tên các văn bản nghị luận mà em đã học từ đầu học kỳ II lớp 7! ?- Thao tác nghị luận của các văn bản ấy? (NL chứng minh) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ à dẫn dắt HS vào nội dung bổ trợ. # Nội dung dạy học cụ thể: Hướng dẫn học sinh ôn lại một số nội dung cơ bản về hai văn bản ?- Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã làm nổi bật chân lý gì? - “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” ?- Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của văn bản? Bố cục chặt chẽ Lập luận rõ ràng, mạch lạc Dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục Lời văn vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao ?- Nội dung chứng minh của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? - Bài văn chứng minh sự giàu và đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp à Với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài, tiếng Việt là một biểu hiện hùng hồn cho sức sống của dân tộc ?- Để chứng minh điều đó, tác giả đã sử dụng những lí lẽ và dẫn chứng như thế nào? Lí lẽ chặt chẽ Chứng cứ toàn diện Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về 2 văn bản trên (1)?- Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng các dẫn chứng trong từng đoạn văn của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? (Cho HS thảo luận nhóm theo từng bàn à Trình bày kết quả à Nhận xét, bổ sung và chữa) * Gợi ý: Để làm nổi bật nhận định “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tác giả đã chứng minh: + Lòng yêu nước thể hiện qua những cuộc kháng chiến vĩ đại và các bậc anh hùng trong lịch sử à Cách nêu dẫn chứng ngắn gọn nhưng hết sức tiêu biểu + Tác giả đặc biệt chú ý lấy dẫn chứng trong thực tiễn đời sống kháng chiến (chống Pháp) để chứng minh à Cách nêu dẫn chứng rất hợp lý: - Các dẫn chứng toàn diện, có tính bao quát (về lứa tuổi/ địa lý/ những hoạt động ở hậu phương va ftiền tuyến/ giới tính/ thành phần giai cấp,...) - Việc sử dụng cấu trúc từ - đến đã giúp việc liệt kê các dẫn chứng diễn ra tự nhiên, có lớp lang, có thứ tự chứ không tùy tiện, lộn xộn. (2)?- Bác đã sử dụng hình thức diễn đạt nào khiến cho bài văn trở nên hấp dẫn? (HS thực hiện cá nhân) - Dùng từ chuẩn xác, có giá trị biểu cảm: các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm, sự lặp lại 3 lần hai chữ nồng nàn mang sắc thái khẳng định - Câu văn giàu hình ảnh, trong đó có hai hình ảnh đáng chú ý: + Lòng yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn + Các biểu hiện của lòng yêu nước: như các thứ của quý, có lúc dễ thấy, có lúc kín đáo, tiềm ẩn - Sử dụng thủ pháp liệt kê và cấu trúc câu có mô hình từ - đến nhằm biểu đạt một cách sinh động lòng yêu nước của nhân dân ta. (3)?- Để chứng minh tiếng Việt là một thứ đẹp và hay, Đặng Thai Mai đã xây dựng hệ thống ý và tổ chức dẫn chứng như thế nào? (HS thảo luận nhóm theo bàn à Thực hiện) - Tiếng Việt đẹp: + Cái đẹp trước hết thể hiện ở mặt ngữ âm + Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu + Cú pháp: uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng + Từ vựng giàu giá trị thơ, nhạc, họa - Tiếng Việt hay: + Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt + Trải qua các thời ký lịch sử, có sự phát triển về từ vựng, cách diễn đạt (NP) ố Tiếng Việt là một biểu hiện sức sống của dân tộc. à Hệ thống dẫn chứng theo sát hệ thống ý. Cách trình bày dẫn chứng: toàn diện, có chọn lọc nhằm làm nổi bật các luận điểm. Hoạt động 4: Củng cố: ?- Đọc diễn cảm từng văn bản! ?- Thời đại ngày nay la fthời đại đất nước ta mở rộng giao lưu với các nước khác. Theo em, làm thế nào để tiếng Việt ngày càng phong phú và giàu có hơn? (- HS suy nghĩ, trả lời - GV điều chỉnh) Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thiện các bài tập trên lớp - Chuẩn bị BTKT về văn bản nghị luận (Tiếp theo): Đức tớnh giản dị của Bỏc Hồ; í nghĩa văn chương. I. kiến thức cơ bản: 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) - Nội dung: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Nghệ thuật: + Bố cục, lập luận chặt chẽ + Dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục + Lời văn chính xác, mang tính biểu cảm cao 2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai) - Nội dung: Sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt - Nghệ thuật: + Lí lẽ chặt chẽ + Chứng cứ toàn diện Ii. bài tập: 1. Bài 1: - ĐI: Cách nêu dẫn chứng ngắn gọn nhưng hết sức tiêu biểu - ĐII: Cách nêu dẫn chứng rất hợp lý (toàn diện, có tính bao quát, có thứ tự) 2. Bài 2: - Dùng từ chuẩn xác, có giá trị biểu cảm - Câu văn giàu hình ảnh - Sử dụng thủ pháp liệt kê và cấu trúc câu có mô hình từ - đến ... 3. Bài 3: (Bảng phụ) Kiểm tra ngày ..... tháng 3 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 29 (tiet 28)..doc