I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc hơn về ca dao với chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Tìm hiểu thêm một số bài ca dao khác cùng chủ đề.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm ca dao.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
- Có ý thức trân trọng, yêu mến và gìn giữ kho tàng ca dao, dân ca của dân tộc.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tiết 02: Những câu hát về tình cảm gia đình; về tình yêu quê hương, đất nước, con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03
Tiết 02:
Ngày soạn: 01/9/2010
Ngày dạy: /9/2010
Bổ trợ kiến thức về ca dao – dân ca:
Những câu hát về tình cảm gia đình;
về tình yêu quê hương, đất nước, con người
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc hơn về ca dao với chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Tìm hiểu thêm một số bài ca dao khác cùng chủ đề.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm ca dao.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
- Có ý thức trân trọng, yêu mến và gìn giữ kho tàng ca dao, dân ca của dân tộc.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, Hướng dẫn tự học NV 7, Ngữ văn 7 nâng cao
- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1 : Vắng:.....
- Lớp 7A2 : Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Đọc thuộc lòng các bài ca dao đã học về:
+ (HS 1): Tình cảm gia đình!
+ (HS 2): Tình yêu quê hương, đất nước, con người!
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
- Từ phần kiểm tra bài cũ à Dẫn dắt vào nội dung bổ trợ.
# Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản về ca dao, dân ca và hai chùm ca dao đã học theo 3 nhóm:
+ Nhóm 1:
?- Ca dao, dân ca là gì?
- Là những khái niệm tương đương (tên gọi chung) của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
?- Hãy phân biệt ca dao với dân ca!
- Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
- Ca dao: là lời của dân ca
(Ca dao còn gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân gian
VD: „Tháp Mười đẹp nhất. Bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ“
(Bảo Định Giang)
+ Nhóm 2:
?- Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao đã học về tình cảm gia đình là gì?
(Chú ý cụ thể hoá tình cảm gia đình trong từng bài ca để nhắc lại nội dung chính từng bài)
+ Bài 1: - Diễn tả, nhắc nhở công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái.
- Bổn phận, trách nhiệm của kể làm con trước công ơn to lớn ấy.
+ Bài 2: - Tâm trang, nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ và quê nhà (Đó là nỗi buồn xót xa, sâu lắng, đau tận trong lòng, âm thầm không biết chia sẻ cùng ai)
+ Bài 3: - Tình cảm nhớ nhung và yêu kính đối với ông bà.
+ Bài 4: - Tình thân thiết và sự gắn bó giữa anh em ruột thịt.
?- Cả 4 bài ca trên đều sử dụng nghệ thuật gì?
- Thể thơ lụt bát
- Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ
- Các hình ảnh truyền thống quen thuộc
- Là lời độc thoại, có kết cấu một vế
+ Nhóm 3:
?- Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao đã học về tình yêu quê hương, đất nước, con người là gì?
+ Cảnh đẹp quê hương đất nước
+ Tình yêu và niềm tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.
GV lưu ý HS: Trong ca dao, việc phân chia chủ đề chỉ là tương đối, có tính chất quy ước: tình yêu quê hương đất nước thường gắn với những tình cảm khác; ngược lại, một số bài ca dao diễn tả những tình cảm khác vẫn có thể gợi nghĩ đến tình yêu quê hương, đất nước (VD: bài 1; 4)
?- Đặc điểm hình thức nổi bật của 4 bài ca dao trên?
- Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể, tự do
- Hình thức: đối đáp, hỏi mời, nhắn nhủ
- Phép so sánh, gợi nhiều hơn tả.
* Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ:
Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm:
(1)?- Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...” là lời của ai nói với ai?
A. Lời của người con nói với cha mẹ
B. Lời của ông bà nói với cháu
C. Lời của anh chị em nói với nhau
D. Lời của người mẹ nói với con
(2)?- Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “chín chữ cù lao”?
A. Sinh đẻ B. Nuôi dưỡng
C. Dạy dỗ D. Dựng vợ gả chồng
(3)?- Đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao trên là:
A. Âm điệu hát ru
B. Âm điệu hát ru, hình ảnh nhân hoá
C. Âm điệu hát ru, so sánh ví von
D. Âm điệu hát ru, so sanh, nhân hoá.
(4) ?- Tâm trạng người con gái trpong bài ca “Chiều chiều ra đứng ngõ sau...” là gì?
A. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ
B. Nhớ về thời con gái đã qua
C. Thương người mẹ ốm đau đã khuất
D. Nỗi buồn khổ cho tình cảnh hiện tại
(5)?- Bài ca dao “ở đâu năm cửa...” thuộc kiểu hát đỗi đáp nào?
A. Chào mời B. Đố hỏi
C. Xe kết D. Giã bạn
(6)?- Địa danh nào không nằm ở Hồ Gươm?
A. Chùa Một Cột B. Đền Ngọc Sơn
C. Tháp Rùa D. Tháp Bút
(7)?- Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng...”?
A. Rực rỡ, quyến rũ B. Trong sáng, hồn nhiên
C. Trẻ trung, đầy sức sống D. Trẻ trung, mạnh mẽ
(8)?- Cách tả cảnh của 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm chung gì?
(Cho HS suy nghĩ, thảo luận nhóm theo từng bàn
à Trình bày ý kiến)
- Gợi nhiều hơn tả
(9)?- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao đã học mà em thích!
(HS tự chọn bài ca dao yêu thích và phát biểu cảm nghĩ – nếu không đủ thời gian thì về nhà hoàn thiện)
Hoạt động 4: Củng cố:
?- Đọc diễn cảm các bài ca dao về:
+ Tình cảm gia đình
+ Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học kĩ nội dung đã tìm hiểu
- Sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề với hai chùm ca dao vừa tìm hiểu bổ trợ.
- Chuẩn bị: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
I. kiến thức cơ bản:
1. Nhắc lại về ca dao, dân ca:
a/ Định nghĩa
b/ Phân biệt ca dao với dân ca
2. Những câu hát về tình cảm gia đình:
a/ Nội dung:
- Tình cảm gia đình:
+ Bố mẹ – con cái
+ Con cháu - ông bà
+ Anh chị em.
b/ Nghệ thuật:
- Thể thơ lụt bát
- Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ
- Các hình ảnh truyền thống quen thuộc
- Là lời độc thoại, có kết cấu một vế
3. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người:
a/ Nội dung:
- Cảnh đẹp quê hương đất nước
- Tình yêu và niềm tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.
b/ Nghệ thuật:
- Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể, tự do
- Hình thức: đối đáp, hỏi mời, nhắn nhủ
- Phép so sánh, gợi nhiều hơn tả.
Ii. bài tập:
Bài tập trắc nghiệm:
1. Câu 1:
Đáp án (D).
2. Câu 2
Đáp án (D).
3. Câu 3:
Đáp án (C).
4. Câu 4:
Đáp án (A)
5. Câu 5:
Đáp án (B)
6. Câu 6:
Đáp án (A)
7. Câu 7:
Đáp án (C)
Bài tập tự luận:
8. Câu 8:
- Cách tả cảnh: Gợi nhiều hơn tả
9. Câu 9:
(Viết đoạn văn)
Kiểm tra ngày ….. tháng 9 năm 2010
File đính kèm:
- Tuan 3.doc