I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Biết rõ đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
- Hiểu cách cấu tạo đặc biệt cũng như các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện, phân tích và sử dụng từ Hán Việt
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, HDTH Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
- HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tiết 8: Luyện tập về từ Hán Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 8:
Ngày soạn: 09/10/2011
Ngày dạy: /10/2011
Luyện tập về từ hán việt
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Biết rõ đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
- Hiểu cách cấu tạo đặc biệt cũng như các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện, phân tích và sử dụng từ Hán Việt
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, HDTH Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
- HS: SGK, HDTH Ngữ văn 7, vở ghi,…
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1: Vắng:.....
- Lớp 7A2: Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Làm BTVN (bài tập 3): Tìm từ Hán Việt trong bài “Phò giá về kinh” và “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.
(HS tìm à Bổ sung, sửa chữa)
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
Từ phần kiểm tra bài cũ à Dẫn dắt vào bài.
# Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức có liên quan đã học về từ Hán Việt
à GV khái quát và chốt ý chính.
?- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì?
- Là các yếu tố Hán Việt
?- Những điểm cần lưu ý về yếu tố HV?
- Phần lớn các yếu tố hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng tạo từ ghép
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm những khác nghĩa.
+/ VD: HS tự lấy.
?- Có mấy loại từ ghép HV?
- ...
?- Thế nào là từ ghép HV đẳng lập? Lấy VD!
- Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, nghĩa khái quát (VD:...)
?- Từ ghép chính phụ?
- ... có tiếng chính và có tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
?- Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt có giống trật tự các yếu tố trong từ ghép thuần Việt không? Lấy VD!
- Có trường hợp giống: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau (VD: thủ kho, hữu ích, phát thanh, phòng hỏa...)
- Có trường hợp khác: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau (VD: hải quân, không quân, thi sĩ,...)
?- Sử dụng từ Hán Việt đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo được những sắc thái biểu cảm nào? VD!
- Sắc thái trang trọng
- Sắc thái tao nhã
- Sắc thái cổ xưa
+/ VD: HS tự lấy.
?- Khi sử dụng từ Hán Việt, cần chú ý điều gì?
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không nên lạm dụng.
Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về từ Hán Việt
(1)?- Tìm từ Hán Việt trong các câu sau:
a/ Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà
b/ Vị hòa thượng đã viên tịch
c/ Người chiến sĩ hải quân ấy đã hi sinh anh dũng
d/ Hoàng đế băng hà rồi
e/ Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua.
g/ Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
(HS thực hiện theo từng cá nhân
à GV quan sát + sửa chữa à Cho điểm)
(2)?- Sắp xếp các từ Hán Việt vừa tìm được ở BT (1) theo những sắc thái khác nhau!
- Sắc thái trang trọng: phụ nữ, hòa thượng, chiến sĩ, hải quân, anh dũng, di sản, văn hóa, thế giới
- Sắc thái tao nhã: viên tịch, hi sinh, băng hà
- Sắc thái cổ xưa: hoàng đế, bô lão, yết kiến, cố đô
(3)?- Tìm từ ghép HV có các yếu tố sau:
a- Thiên 1 (trời), thiên 2 (lệch); thiên 3 (nghìn); thiên 4 (chương, phần, bài); thiên 5 (dời)
b- Thiện 1 (lành, tốt); thiện 2 (khéo, giỏi)
(Cho HS thực hiện theo nhómà Đại diện trình bày à HS nhận xét, bổ sung
à GV đánh giá chung)
+ Thiên 1: thiên thanh, thiên đình, thiên hà, thiên địa, thiên bẩm,...
+ Thiên 2: thiên vị, thiên ái, thiên kiến,...
+ Thiên 3: thiên lý, thiên niên kỉ, thiên biến, thiên binh, thiên cổ,...
+ Thiên 4: thiên phóng sự, thiên tiểu thuyết...
+ Thiên 5: thiên đô, thiên cư,...
b/ + Thiện 1: lương thiện, thiện tâm,...
+ Thiện 2: thiện xạ, thiện nghệ, thiện chiến,…
(4)?- Sắp xếp các từ: tham lam, tham gia, tham khảo, tham vọng, tham chiến, tham mưu theo các nhóm dựa vào các nghĩa khác nhau của yếu tố tham
Giải nghĩa yếu tố tham trong mỗi nhòm từ đó!
Yêu cầu: HS giải nghĩa yếu tố tham trong từng từ để rút ra các ý nghĩa của yếu tố tham, theo đó mà sắp xếp chúng thành nhóm.
Gợi ý:
- Tham 1 (ham thích quá đáng, quá lớn): tham lam, tham vọng
- Tham 2 (dự phần, góp phần): tham gia,tham chiến, tham mưu.
- Tham 3 (xét nghiệm): tham khảo
(5)?- Phân biệt nghĩa và cách dùng các cặp từ ngữ Hán Việt sau:
a/ Cố chủ tịch – cựu chủ tịch
b/ Cương quyết – kiên quyết
Gợi ý:
a/ - Cố chủ tịch: vị chủ tịch đã qua đời
- Cựu chủ tịch: vị chủ tịch trước (phân biệt với vị CT đương nhiệm)
b/ - Cương quyết (cương: cứng, cứng rắn; quyết: nhất định): giữ vững ý định không thay đổi
- Kiên quyết (kiên: tỏ ra; quyết: bền bỉ): quyết tâm làm bằng được điều đã định, dù gặp trở ngại cũng không thay đổi
à Hai từ cương quyết và kiên quyết khác nhau về sắc thái ý nghĩa:
+ Cương quyết: bộc lộ sự dứt khoát, cứng rắn trong việc quyết định thái độ, hành động
+ Kiên quyết: bộc lộ ý chí bền bỉ, không gì lay chuyển trong việc thực hiện mục tiêu.
Hoạt động 4: Củng cố:
(6)?- Từ Hán Việt nào không phải là từ ghép đẳng lập?
A. Xã tắc B. Giang sơn
C. Quốc ca D. Hùng vĩ
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã luyện tập
- Làm bài tập (7)
?- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ Hán Việt. Giải thích ý nghĩa của các từ HV đó? Cho biết chúng tạo sắc thái gì cho đoạn văn?
- Chuẩn bị: BTKT về văn biểu cảm:
+ Tỡm hiểu chung về văn biểu cảm
+ Đặc điểm của văn biểu cảm
I. kiến thức cơ bản:
1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
- Là các yếu tố Hán Việt
2. Từ ghép Hán Việt:
a/ Từ ghép đẳng lập
b/ Từ ghép chính phụ
- Có trường hợp yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Có trường hợp yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
3. Sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt
- Sắc thái trang trọng
- Sắc thái tao nhã
- Sắc thái cổ xưa
4. Chú ý:
- Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
Ii. bài tập:
1. Bài 1:
2. Bài 2:
- Sắc thái trang trọng: phụ nữ, hòa thượng, chiến sĩ, hải quân, anh dũng, di sản, văn hóa, thế giới
- Sắc thái tao nhã: viên tịch, hi sinh, băng hà
- Sắc thái cổ xưa: hoàng đế, bô lão, yết kiến, cố đô
3. Bài 3:
a/ + Thiên 1: thiên thanh, thiên đình, thiên hà, thiên địa, thiên bẩm,...
+ Thiên 2: thiên vị, thiên ái, thiên kiến,...
+ Thiên 3: thiên lý, thiên niên kỉ, thiên biến, thiên binh, thiên cổ,...
+ Thiên 4: thiên phóng sự, thiên tiểu thuyết...
+ Thiên 5: thiên đô, thiên cư,...
b/ + Thiện 1: lương thiện, thiện tâm,...
+ Thiện 2: thiện xạ, thiện nghệ, thiện chiến,…
4. Bài 4:
- Tham 1 (muốn, ham thích quá đáng, quá lớn): tham lam, tham vọng
- Tham 2 (dự phần, góp phần): tham gia, tham chiến, tham mưu.
- Tham 3 (xét nghiệm): tham khảo
5. Bài 5:
Phân biệt nghĩa và cách dùng từ Hán Việt
Đáp án (C)
Kiểm tra ngày …. tháng 10 năm 2011
File đính kèm:
- Tuan 8.doc