Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần .3 năm 2010

A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

 - Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng

 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ trẻ em.

 * năm được những vấn đề cơ bản của quyền trẻ em

B . Chuẩn bị

- Học sinh : Đọc, tìm hiểu văn bản trước ở nhà

- Giáo viên : Bảng phụ cho phần 3 mục II

C . Tiến trình lên lớp

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần .3 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn : 05/09/10 Tiết 11 - 12 Ngày dạy : Văn học TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. - Nâng cao một bước kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ trẻ em. * năm được những vấn đề cơ bản của quyền trẻ em B . Chuẩn bị - Học sinh : Đọc, tìm hiểu văn bản trước ở nhà - Giáo viên : Bảng phụ cho phần 3 mục II C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : - Hãy nêu nội dung chính của văn bản “Đấu tranh vì một thế giới hòa bình” ? - Nhờ đâu mà văn bản của Mác-két có sức thuyết phục cao ? - Cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản này ? III. Bài mới 1/r. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng 1.Khởi động: Vào những năm cuối thế kỉ XX, nền khoa học, kĩ thuật trên thế giới phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra : sự phân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước, giữa người giàu và người nghèo trong một nước, tình trạng chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và thất học có nguy cơ ngày càng nhiều. Bài học này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về những vấn đề co liên quan đến quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Hoạt động 2: Giúp HS tiếp cận văn bản GV : Văn bản này được trích từ “tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngày 30/9/1990 chứng tỏ sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước vấn đề bảo vệ, chăm sóc sự phát triển của trẻ em. - Kiểm tra việc đọc chú thích của các em trước khi đọc VB. - GV đọc mẫu một phần văn bản VB, y/c HS đọc . ?) Bố cục của văn bản này khá rõ, em hãy trình bày bố cục đó ? - 2 đoạn đầu : khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn khoản toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này. - Phần còn lại : gồm có 3 phần : Sự thách thức; Cơ hội; Nhiệm vụ. ?) Hãy nêu nội dung của 3 phần này ? - Sự thách thức : nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. - Cơ hội : khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Nhiệm vụ : xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ có tính cấp bách này được nêu lên một cách hợp lí bởi dựa trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế. ?) VB này khác các VB đã học về mặt hình thức ntn? Các con số, các đề mục * VB này dùng phương thức lập luận nên nó là VB nghị luận, song việc dùng các đề mục và số để trình bày quan điểm là để cho người đọc dễ hiểu, để VB dễ truyền bá đến đại chúng. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung văn bản - Tuyên bố cho rằng trong thực tế, trẻ em “phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh” ?) Dựa theo các mục 4, 5, 6 em hãy khái quát những nỗi bất hạnh mà trẻ em thế giới phải chịu đựng ? Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực Nạn nhân của đói nghèo Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật ?) Theo em, những nỗi bất hạnh đó có thể xóa bỏ bằng cách nào ? Loại bỏ chiến tranh, bạo lực Xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu ?) Vì sao “tuyên bố” lại cho rằng “nỗi bất hạnh của trẻ em là những sự thách thức mà nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng” ? Các nhà lãnh đạo chính trị lẫn người có cương vị lãnh đạo ác quốc gia phải có nhiệm vụ vượt qua khó khăn trước mắt để bảo vệ trẻ em. ?) Từ đó, em hiểu tổ chức Liên hợp quốc đã có thái độ ntn trước những nỗi bất hạnh của trẻ em trên thế giới ? Thấy số thực trạng đau khổ trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới. Quyết tâm giúp các em vượt qua những nỗi bất hạnh này. Chuyển vào nội dung 2 ?) Dựa vào cơ sở nào, bản tuyên bố cho rằng cộng đồng quốc tế có cơ hội thực hiện cam kết vì trẻ em ? - Có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần lớn những khổ đau của các em. - Công ước quốc tế về quyền trẻ em tạo ra một cơ hội để trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới. - Bầu không khí chính trị quốc tế được cải thiện tạo ra sự hợp tác và đoàn kết quốc tế đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. ?) Ở Việt Nam,những cơ hội ấy ntn để ta có thể tham gia tích cực vào việc tuyên bố quyền về trẻ em ? - Có đủ phương tiện và kiến thức : thông tin, y tế, trường học ... để bảo vệ sinh mệnh trẻ em. - Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng : các lớp mầm non, phổ cập tiểu học cả nước, bệnh viện nhi, nhà văn hóa thiếu nhi, các chiến dịch tiêm phòng ... - Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng Chốt, ghi bảng Chuyển vào phần 3 - Phần 3 có 2 nội dung rõ ràng: + Nêu nhiệm vụ cụ thể : từ mục 10 đến 15 + Nêu biện pháp để thực hiện nhiệm vụ : mục 16, 17 ?) Theo dõi từ mục 10 đến 15, hãy tóm tắt nội dung chính của các nhiệm vụ cụ thể ? (GV trình bày bảng phụ) - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng - Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh đặc biệt. - Em gái dược đối xử bình đẳng như em trai - Bảo đảm cho trẻ học hết bậc giáo dục cơ sở - Bảo đảm cho bà mẹ an toàn khi mang thai và sinh đẻ - Với trẻ sống tha hương, tạo cơ hội để chúng biết lai lịch và cảm thấy môi trường sống an toàn, tạo điều kiện về đời sống vật chất và học hành. ?) Theo em, nội dung nào là quan trọng nhất, vì sao? ?) Phần nêu biện pháp cụ thể có gì đáng chú ý ? - Các nước cần đảm bảo đều đặn sự tăng trưởng kinh tế để có điều kiện vật chất chăm lo đến đời sống trẻ em. - Tất cả các nước cần có những nỗ lực liên tục và phối hợp trong hành động vì trẻ em. Gv ghi bảng sau đó chuyển vào phần Tổng kết Hoạt động 3 : Tổng kết và rút ra ghi nhớ ?) Qua bản tuyên bố, em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề ? ?) Để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội đồi với trẻ em hiện nay, em tự nhận thấy mình đã làm gì ? Rút ra ghi nhớ Giải thích từ khó Đọc văn bản Phát hiện, trả lời Theo dõi văn bản Trình bày độc lập Thảo luận, trình bày Trình bày độc lập (câu hỏi khó) Theo dõi mục 8, 9 Trả lời độc lập Thực hiện theo y/c Quan sát Tự bộc lộ Trình bày độc lập Đọc và khắc sâu ghi nhớ I . Giới thiệu II . Nội dung văn bản 1.“Sự thách thức” Thực tế cuộc sống khổ cực, tình trạng bị rơi vào hiểm họa của trẻ em là thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị. 2 . “Cơ hội” Cộng đồng quốc tế có đủ điều kiện thuận lợi để chăm sóc, bảo vệ trẻ em. 3 . “Nhiệm vụ” Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể có tính cấp bách đối với sự sống còn, với sự phát triển của trẻ em. III . Tổng kết Ghi nhớ : SGK / 35 IV. Củng cố : Hãy chỉ rõ sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội đối với trẻ em nơi em đang ở ? V. Hướng dẫn học tập : - Nắm nội dung bài - Chuẩn bị bài Các phương châm hội thoại (tt) Rút kinh nghiệm : Tuần 3 Ngày soạn : 05/09/10 Tiết 13 Ngày dạy : Tiếng Việt CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt) A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ. - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp - Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. - Có thái độ lịch sự trong giao tiếp. * hiểu được những nội dung cơ bản của việc sử dụng các phương châm hội thoại B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : - Khi giao tiếp, người nói nói sai vấn đề đang được đề cập đến thì đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? (phương châm quan hệ) - Hãy nêu những nội dung của phương châm cách thức, phương châm lịch sự ? - Kiểm tra việc thực hiện các bài tập. III. Bài mới 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng 1.Giới thiệu bài mới Phương châm hội thoại không có tính bắt buộc. Đó không phải là những quy định mà mọi người nhất thiết phải tuân thủ trong bất kì tình huống giao tiếp nào. Có không ít trường hợp, người nói phải tránh nói sự thật, phải đánh trống lảng, phải nói mơ hồ, vòng vo, phải lớn tiếng vì giận dữ ... có nghĩa là người nói cố ý không tuân thủ các phương châm hội thoại vì những lí do riêng. Cho nên, bài này giúp các em hiểu được cách vận dụng các phương châm hội thoại cho phù hợp với tình huống giao tiếp và chỉ cho các em thấy rõ những trường hợp mà người nói không tuân thủ phương châm hội thoại. Hoạt động 1 : Giúp HS tìm hiểu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Yêu cầu HS dọc hoặc kể lại truyện cười “Chào hỏi” ?) Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không ? Vì sao ? “Bác làm việc có vất vả lắm không ? ” trong tình huống khác được coi là lịch sự, thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng trong tình huống này, người hỏi bị chàng ngốc gọi xuống từ trên cây cao lúc mà người đó đang tập trung làm việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác. ?) Em có thể kể một vài tình huống làm cho câu hỏi “Bác làm việc có vất vả lắm không? ”trở nên lịch sự? * GV phân tích giữa hai bên tình huống (thuộc về ngữ cảnh, tình huống giao tiếp ...) giúp HS thấy rõ những yếu tố đó ảnh hưởng đến giá trị giao tiếp của lời nói nói chung đến việc tuân thủ phương châm hội thoại nói riêng. ?) Từ đó, ta có thể rút ra bài học gì về giao tiếp ? Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp trong một tình huống khác. - GV hướng vào ghi nhớ Hoạt động 2 : Giúp HS nắm được những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. ?) Trong hai tiết học trước về nội dung phương châm hội thoại, các em đã được tìm hiểu những mẩu chuyện nào ? ?) Những mẩu chuyện nào mang tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại ? (Ngoại trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.) - Yêu cầu HS đọc đoạn đối thoại ?)* Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không ? (không) ?) Phương châm hội thoại nào không tuân thủ ? Phương châm về lượng. ?) Vì sao Ba không tuân thủ phương châm ấy ? Không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời một cách chung chung “Đâu khoảng đầu thế kỉ XX”. ?) Nếu có người đang mắc bệnh nan y, sau khi khám bệnh, bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết hay không ? Tại sao ? Bác sĩ không nói thật. Thay vì nói căn bệnh không thể chữa được nữa, bác sĩ lại nói có thể vượt qua được. Như vậy là bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết. Vì nhờ sự động viên đó mà bác sĩ đã giúp bệnh nhân lạc quan hơn, có nghị lực sống khoảng thời gian còn lại. Như vậy, “nói dối”ở đây không đáng chê trách. ?) Hãy tìm những tình huống tương tự ? ?) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có phải không tuân thủ phương châm về lượng không ? Theo em nên hiểu ý nghĩa của câu này ntn ? + Hiển ngôn : câu này không có nội dung ® vi phạm phương châm về lượng. + Hàm ẩn : cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng Þ Nên hiểu : tiền bạc chỉ là phương tiện để tiêu dùng chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy con người không chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống. * Nêu thêm ví dụ : + “Em là em, anh vẫn cứ là anh” (Xuân Diệu) + Nó vẫn là nó ... ... Hướng vào Ghi nhớ Hoạt động 3 : Luyện tập Bài tập 1 Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Þ Một cậu bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao” để tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố với cậu bé là không rõ ràng. (Đối với người khác thì đó có thể là một câu nói có thông tin rõ ràng.) Bài tập 2 Thái độ cảu các vị khách “Chân, Tay, Tai, Mắt ” là bất hoà với chủ nhà “lão Miệng”. Lời nói của “Chân”, ”Tay” không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp. Theo nghi thức, thông thường đến nhà ai, ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi với chủ nhà mà nói ngay những lời giận dữ, nặng nề. (mà ở đây với lí do không chính đáng) Đọc hoặc kể lại chuyện Phân tích độc lập Trình bày các tình huống Trình bày độc lập Đọc và khắc sâu ghi nhớ Nhớ lại và kể Trinh bày độc lập Đọc và trả lời Tự bộc lộ Đọc và khắc sâu ghi nhớ Đọc truyện Trả lời độc lập Thực hiện như bài tập 1 I . Bài học 1 . Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Ghi nhớ 1 : SGK / 36 2 . Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại Ghi nhớ 2 : SGK / 37 II . Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2 IV. Củng cố : Ghi nhớ V. Hướng dẫn học tập : Chuẩn bị bài viết số 1 Rút kinh nghiệm: TUẦN 3 Tiết 14-15 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 Ng.soạn:05/09/10 Ng.giảng: A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và kết hợp với miêu tả một cách hợp lí. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. B . Chuẩn bị - Học sinh : - Giáo viên : C . Tiến trình lên lớp I . Ổn định II. Kiểm tra bài cũ : Tiến hành điểm danh, sỉ số Kiểm tra chỗ ngồi, giấy bút III. Bài mới 1.Giới thiệu bài mới 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Nhắc nhở học sinh - Cách trình bày về hình thức - Về nội dung : + yêu cầu một văn bản thuyết minh có kết hợp các yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật Hoạt động 2 : Viết đề lên bảng Hoạt động 3 : Theo dõi hs làm bài Hoạt động 4 : Thu bài, kiểm tra số lượng bài Lắng nghe Chép đề Viết bài Đề : Con trâu ở làng quê Việt Nam IV. Củng cố : V. Hướng dẫn học tập : Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương D . Biểu điểm I . Những yêu cầu chung 1. Thể loại : thuyết minh, vận dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp. 2. Nội dung : - Đảm bảo đầy đủ bố cục - Đúng đối tượng, nội dung - Chi tiết, số liệu, hình ảnh xác thực, khoa học II . Biểu điểm Điểm 9, 10: Đảm bảo đầy đủ nội dung, kiến thức về đối tượng, bài viết hấp dẫn người đọc. Điểm 7, 8 : Viết trôi chảy, nội dung kiến thức co bản, có đưa yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật hợp lí Điểm 5, 6 : Đảm bảo bố cục, trình tự ; Kiến thức trình bày chưa đủ ; Biện pháp nghệ thuật và chi tiết miêu tả chưa hợp lí ; Sai dưới 5 lỗi chính tả Điểm 3, 4 : Viết còn lủng củng; bố cục chưa đủ; Các chi tiết chưa xác thực, không vận dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; Sai từ 5 đến 8 lỗi chính tả Điểm 1, 2 : Chưa nắm phương pháp thuyết minh ; Diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả ; Nội dung chưa khoa học. Điểm 0 : Lạc đề, không làm bài. * Cần lưu ý các em có khó khăn trong quá trình đánh giá bài làm

File đính kèm:

  • doctuan 3.doc