I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu cách biểu cảm về sự vật, con người
- Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả cũng như vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cũng như viết đoạn văn, bài văn biểu cảm về sự vật, con người hoàn chỉnh
3. Thái độ: - Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước đề văn biểu cảm.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 15 - Tiết 15: Biểu cảm về sự vật, con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 15:
Ngày soạn: 26/11/2010
Ngày dạy: /12/2010
Bổ trợ kiến thức về văn biểu cảm:
biểu cảm về sự vật, con người
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu cách biểu cảm về sự vật, con người
- Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả cũng như vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cũng như viết đoạn văn, bài văn biểu cảm về sự vật, con người hoàn chỉnh
3. Thái độ: - Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước đề văn biểu cảm.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao…
- HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,…
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1: Vắng:.....
- Lớp 7A2: Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?1- Làm bài tập (6) VN: Viết đoạn văn ngắn biểu cảm về cảnh đẹp quê hương trong đó có sử dụng từ đồng âm!
?2- Cách làm một bài văn biểu cảm?
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
Từ phần kiểm tra bài cũ à dẫn dắt vào bài.
# Nội dung dạy học cụ thể:
GV lưu ý học sinh một số yêu cầu cần nắm khi làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
?- Khi biểu cảm về sự vật, con người, chúng ta cần lưu ý những gì?
- Nắm chắc các kĩ năng làm một bài văn biểu cảm nói chung
- Phải có sự vật, con người làm nền cho những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ
- Cần vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
- Tập vận dụng những hình thức biểu cảm như: so sánh, lối trùng điệp, hình thức cảm thán,…
?- Cần sử dụng các yếu tố miêu tả và tự sự như thế nào khi biểu cảm về sự vật, con người?
+ Miêu tả, tự sự ngắn gọn, chỉ như một cái cớ để bộc lộ cảm nghĩ của mình.
+ Tránh lạc sang miêu tả đầy đủ hình dáng, đặc điểm (hoặc tự sự đầy đủ sự việc) về đối tượng.
Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ:
(1)?- Cho đoạn văn miêu tả sau:
“Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”
Hãy viết thành một đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em đối với chú Dế Choắt ốm yếu, đáng thương!
Lưu ý HS:
Trong đoạn văn đã cho, Dế Choắt được miêu tả qua cái nhìn coi thường, chế giễu của Dế Mèn; còn chúng ta thì nên có sự cảm thông. Vì vậy, khi viết thành đoạn biểu cả, cần thay đổi chút ít, VD:
- Có thể để nguyên đoạn văn, rồi thêm vào một số câu biểu lộ cảm nghĩ của mình về chú Dế Choắt đáng thương.
- Có thể chọn viết lại vài câu văn thuần miêu tả khách quan thành câu văn biểu cảm có miêu tả
ĐV gợi ý:
“Anh chàng Dế Choắt thật khổ. Vì ốm đau luôn nên người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Bộ cánh của chú ta ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn, chắc mùa đông đến thì chú ta lạnh lắm! Nhìn Dế Choắt thật là đáng thương với đôi càng bè bè, nặng nề, râu ria ngắn một mẩu. Đã thế, mặt mũi chú ta lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ đến là tội nghiệp!”
(2)?- Chọn một trong hai đề bài sau để lập dàn ý:
Đề 1: Mỗi lần nhớ đến câu nói của Bác Hồ: ôVìlợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng ngườiằ, em lại xúc động nhớ đến cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm của em – người ôtrồng vườnằ cần mẫn. Hãy ghi lại cảm nghĩ đó của em.
Đề 2: Đọc văn bản ôQuà bánh tuổi thơằ (SGK-Tr.130), em liên tưởng đến một món quà mà bà (hoặc mẹ) thường mua cho em. Hãy phát biểu cảm nghĩ về món quà đó.
Yêu cầu : :
- HS được chọn một đề để tập vận dụng :
+ Kĩ năng lập ý (nhất là liên tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng,...)
+ Kĩ năng trình bày cảm nghĩ xen yếu tố miêu tả, tự sự,...
(HS lập dàn ý à Trình bày
à Nhận xét, đánh giá)
(3)?- Dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 2, hãy viết thành một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh.
(Nếu không đủ thời gian, cho HS về viết tiếp )
Hoạt động 4: Củng cố:
GV khái quát nội dung tiết học
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học bài và hoàn thành bài tập (3)
- Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
I. kiến thức cơ bản:
* Những lưu ý khi làm văn biểu cảm về sự vật, con người:
- Nắm chắc các kĩ năng làm một bài văn biểu cảm nói chung
- Phải có sự vật, con người làm nền cho những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ
- Cần vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
- Tập vận dụng những hình thức biểu cảm như: so sánh, lối trùng điệp, hình thức cảm thán,…
- Chú ý đến hợp lí đến yếu tố tự sự và miêu tả
Ii. bài tập:
1. Bài 1:
“Anh chàng Dế Choắt thật khổ. Vì ốm đau luôn nên người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Bộ cánh của chú ta ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn, chắc mùa đông đến thì chú ta lạnh lắm! Nhìn Dế Choắt thật là đáng thương với đôi càng bè bè, nặng nề, râu ria ngắn một mẩu. Đã thế, mặt mũi chú ta lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ đến là tội nghiệp!”
2. Bài 2:
Lập dàn ý
(Bảng phụ)
3. Bài 3:
(Viết bài văn hoàn chỉnh)
Kiểm tra ngày ..... tháng 11 năm 2010
File đính kèm:
- Tuan15.doc