I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc, rõ ràng về hai phép tu từ điệp ngữ và chơi chữ; nắm chắc tác dụng của chúng.
- Biết được các cách điệp ngữ và một số lối chơi chữ thường gặp
- Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân tích giá trị tu từ và sử dụng hợp lí hai phép tu từ trên.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 17 - Tiết 17: Luyện tập về điệp ngữ và chơi chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 17:
Ngày soạn: 09/12/2010
Ngày dạy: /12/2010
Luyện tập
về điệp ngữ và chơi chữ
I. Mục tiêu bài học:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc, rõ ràng về hai phép tu từ điệp ngữ và chơi chữ ; nắm chắc tác dụng của chúng.
- Biết được các cách điệp ngữ và một số lối chơi chữ thường gặp
- Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, phân tích giá trị tu từ và sử dụng hợp lí hai phép tu từ trên.
3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả phép tu từ điệp ngữ và chơi chữ trong học tập và sinh hoạt.
ii. chuẩn bị:
- GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
- HS: SGK, vở ghi,…
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Lớp 7A1: Vắng:.....
- Lớp 7A2: Vắng:.....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Nêu các phép tu từ đã đã học ở bậc THCS? Lấy VD!
?- Tìm một câu ca dao hoặc một đoạn thơ có sử dụng biện pháp điệp ngữ, nêu tác dụng của nó!
Hoạt động 3: Bài mới
# Giới thiệu bài:
Từ phần kiểm tra bài cũ à Dẫn dắt vào nội dung luyện tập
# Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung cơ bản về phép điệp ngữ và chơi chữ
Nhóm 1;3 (Điệp ngữ)
?- Điệp ngữ là gì? Tác dụng?
- Là phép tu từ lặp đi lặp lại từ, ngữ, câu để làm nổi bật ý, gây ấn tượng sâu sắc và gợi cảm xúc mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả biểu đạt
* GV lưu ý HS: Phân biệt điệp ngữ (là một biện pháp tu từ) với lỗi lặp (sự lặp lại không cần thiết làm câu văn rườm rà, lủng củng)
?- Có mấy loại điệp ngữ thường gặp? VD!
Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ vòng (chuyển tiếp)
+/ VD: (HS tự lấy)
Nhóm 2;4 (Chơi chữ)
?- Chơi chữ là gì? Tác dụng?
- Là một biện pháp tu từ lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ, tạo ra những lien tưởng bất ngờ, thường dùng để châm biếm, đả kích, hài hước,...
?- Các lối chơi chữ thường gặp? Lấy VD minh họa!
- Dùng từ ngữ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ ngữ trái nghĩa
- Dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa
+/ VD: (HS tự lấy)
* Lưu ý: Một số lối chơi chữ khác:
+ Kết hợp chơi chữ đồng âm với chơi chữ đồng nghĩa (VD: Chuồng gà kê sát chuồng vịt)
+ Kết hợp chơi chữ đồng âm với chơi chữ nhiều nghĩa
VD: Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
+ Dùng các từ cùng trường nghĩa
VD: Cóc chết để nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng
- Tách ghép các yếu tố trong câu theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau
- VD: Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ
Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà (Tản Đà)
- Tách các yếu tố trong từ
VD: đã nghèo thì lại hèn; chuẩn không cần chỉnh,...
- Giải thích nghĩa của từ theo lối dân gian
VD: lách = l (lờ)+ách (Khi có người lờ, không ách lại)
?- Phân biệt tác dụng tích cực và tác dụng tiêu cực của chơi chữ (đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày) à Lưu ý khi sử dụng chơi chữ?
- VD thực tế: HS lấy à Khái quát:
Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn một cách vô ý thức, thiếu văn hóa.
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ
(1)?- Tìm điệp ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào?
a/ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
b/ Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc leo vào leo ra
c/ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(HS thực hiện cá nhân à trình bày à chữa)
(2)?- Tìm hiện tượng chơi chữ và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào?
a/ Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn
b/ Da trắng vỗ bì bạch/
Rừng sâu mưa lâm thâm
c/ Lên phố Mía, gặp cô hàng mật tay cầm kẹo lại hỏi thăm đường
d/ Đêm đông đem đèn đi đãi đỗ đen,...
e/ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
g/ Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò
(Chia HS thành 2 đội, cho lên bảng thi)
a/ hiện tượng nói lái
b/ đồng âm + đồng nghĩa
c+g/ từ cùng trường nghĩa, gần nghĩa
d/ lặp âm
e/ trái nghĩa + đồng âm
(3)?- Tìm và cho biết giá trị diễn đạt của các điệp ngữ trong đoạn sau:
Bác là người Ông. Bác là người Cha. Bác là nhà thơ. Bác là nhà triết học. Hòa bình ta có thể vẽ Bác buông cần câu trên một dòng suối thời gian. Nhưng bây giờ dựng tượng Người, ta sẽ dựng tượng Hồ Chí Minh. Người du kích Hồ Chí Minh. Vị tướng Hồ Chí Minh. Vị tư lệnh. Người chỉ huy... (Chế Lan Viên)
Gợi ý:
- Tác dụng: + tạo nhịp điệu cho câu văn
+ làm nổi bật hình ảnh Bác
+ diễn tả tình cảm kính yêu, trân trọng Bác,...
Hoạt động 4: Củng cố:
(4)?- Tìm các hiện tượng chơi chữ trên các tờ báo mà em đã được đọc!
(HS tìm à bổ sung)
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp và bài tập (6):
?- Chọn một bài viết của bản thân. Tìm các từ ngữ được lặp lại trong bài viết đó. Phân tích để thấy rõ trường hợp nào các từ ngữ được lặp lại có giá trị, trường hợp nào dẫn đến cảm giác nặng nề, thừa từ, lủng củng?
- Chuẩn bị BTKT về thơ Hồ Chí Minh:
+ Cảnh khuya
+ Rằm tháng giêng
I. kiến thức cơ bản:
1. Điệp ngữ:
a/ Khái niệm
b/ Các loại điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ vòng (chuyển tiếp)
2. Chơi chữ:
a. Khái niệm
b/ Các lối chơi chữ:
- Dùng từ ngữ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ ngữ trái nghĩa
- Dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa
c/ Chú ý
Ii. bài tập:
1. Bài 1:
a/ Điệp ngữ nối tiếp
b/ Điệp ngữ cách quãng
c/ Điệp ngữ vòng
2. Bài 2:
a/ hiện tượng nói lái
b/ đồng âm + đồng nghĩa
c+g/ từ cùng trường nghĩa, gần nghĩa
d/ lặp âm
e/ trái nghĩa + đồng âm
3. Bài 3:
Kiểm tra ngày ..... tháng 12 năm 2010
File đính kèm:
- Tuan 17.doc