Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 24 - Tiết 23: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu được bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

 - Biết cách lập bố cục và biết lập luận khi làm bài tập làm văn.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bố cục và vận dụng các phương pháp lập luận trong khi làm văn nghị luận

3. Thái độ: - Có ý thức lập dàn ý (bố cục) và định hướng lập luận khi làm bài văn nghị luận

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 24 - Tiết 23: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 23: Ngày soạn: 23/012011 Ngày dạy: /01/2011 Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận : Bố cục và phương pháp lập luận Trong bài văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu được bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Biết cách lập bố cục và biết lập luận khi làm bài tập làm văn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bố cục và vận dụng các phương pháp lập luận trong khi làm văn nghị luận 3. Thái độ: - Có ý thức lập dàn ý (bố cục) và định hướng lập luận khi làm bài văn nghị luận ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?1- Bài tập 6 (VN) Viết một đoạn văn nghị luận ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt. (HT: GV kiểm tra vở của HS) ?2- Bố cục thông thường của một bài tập làm văn? Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ à dẫn dắt vào nội dung bổ trợ # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản về bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ?- Bài văn nghị luận, có bố cục mấy phần? - 3 phần (M-T-K // Đặt vấn đề – Giải quyết vấn đề – Kết thúc vấn đề) ?- Nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần? - Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận - Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (Trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu trên) - Kết bài: Khẳng định vấn đề vừa bàn luận Nêu bài học, liên hệ bản thân ?- Lập luận là gì? - Là đưa ra luận cứ hợp lý nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói, người viết. ?- Vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận? - Xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần ?- Nêu một số phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận? - Suy luận nhân quả - Suy luận tương đồng - Suy luận theo quan hệ tổng – phân – hợp... Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- BTTN: a/ ?- Lập luận diễn ra ở phần nào trong bài nghị luận? A. Mở bài B. Thân bài C. Kết bài D. Cả 3 phần trên b/ Phần mở bài của bài văn nghị luận có vai trò gì? A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội mà bài văn hướng tới B. Nêu các luận điểm sẽ triển khai ở phần thân bài C. Nêu phạm vi dẫn chứng mà bài văn sẽ sử dụng D. Nêu tính chất của bài văn (2)?- Tìm bố cục của văn bản sau: “Lòng nhân đạo tức là lòng thương người. Thế nào là lòng thương người và thế nào là lòng nhân đạo? Hằng ngày, chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua, răng long tóc bạc, đáng lẽ phải được sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất, sống bằng của bố thí của kẻ qua đường; đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng, mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ... Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ . Đó chính là lòng nhân đạo. Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Giăng-đi có một phương châm: Chinh phục được mọi người, ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy” (HS suy nghĩ, thực hiện à Chữa) (3) a/ ?- Tìm luận điểm và luận cứ của văn bản ở BT 2. Các luận điểm ấy nhằm hướng tới vấn đề gì? b/ Chỉ ra và nhận xét về cách lập luận của văn bản! Gợi ý: a/ Lòng nhân đạo - Giới thiệu lòng nhân đạo tức là lòng thương người. - Thế nào là thương người? Thế nào là nhân đạo? - Hành động của con người trong việc phát huy lòng nhân đạo với cuộc sống con người. b/ Phương pháp lập luận: - Từ nêu vấn đề để bàn luận đến giảng giải làm rõ nhận thức của vấn đề và đi đến hành động. Hoạt động 4: Củng cố: ?- Trong lập luận của bài nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Phù hợp với nhau B. Phù hợp với luận điểm C. Tương đương với nhau D. Cả A và B Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã bổ trợ - Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm bài tập (4) ?- Lập dàn ý cho đề bài sau: Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Chuẩn bị BTKT về văn nghị luận: Cỏch làm bài văn lập luận chứng minh I. kiến thức cơ bản: 1. Bố cục của bài văn nghị luận: - Mở bài - Thân bài - Kết bài 2. Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận: - Suy luận nhân quả - Suy luận tương đồng... Ii. bài tập: 1. Bài 1: - Câu a: Đáp án (B) - Câu b: Đáp án (A) 2. Bài 2: Bố cục: 3 phần: - Đoạn 1: Giới thiệu vấn đề: Lòng nhân đạo tức là lòng thương người. - Đoạn 2: Xót thương và giúp đỡ người bất hạnh, cùng khổ là lòng nhân đạo - Đoạn 3: Phát huy lòng nhân đạo trong cuộc sống. 3. Bài 3: a/ Tìm luận điểm/ luận cứ b/ Cách lập luận Đáp án (D) Kiểm tra ngày tháng 01 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan24(tiet 23).doc