Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 25 - Tiết 24: Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là bài văn sử dụng lập luận chứng minh

 - Nắm được mục đích, tính chất và hình thức của phép lập luận chứng minh

 - Biết cách làm bài văn lập luận chứng minh.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu phép lập luận chứng minh

 - Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận chứng minh

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng văn chứng minh hợp lý trong làm văn cũng như trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 25 - Tiết 24: Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Cách làm bài văn lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Tiết 24: Ngày soạn: 30/01/2011 Ngày dạy: /02/2011 Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận : Cách làm bài văn lập luận chứng minh I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là bài văn sử dụng lập luận chứng minh - Nắm được mục đích, tính chất và hình thức của phép lập luận chứng minh - Biết cách làm bài văn lập luận chứng minh. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu phép lập luận chứng minh - Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận chứng minh 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng văn chứng minh hợp lý trong làm văn cũng như trong cuộc sống. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?1- Bài tập 4 (VN) Lập dàn ý cho đề bài sau: Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Trong đời sống, văn chứng minh rất cần thiết và gần gũi với mỗi con người. Khi bị bị nghi ngờ, hoài nghi, chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật (VD:...). à Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (một luận điểm) nào đó là chân thực, đúng đắn. # Nội dung dạy học cụ thể: Hướng dẫn HS tìm hiểu bổ trợ một số kiến thức về phương pháp lập luận chứng minh trong văn nghị luận ?- Thế nào là phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận? - Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh ) là đáng tin cậy. ?- Yêu cầu về lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh để đảm bảo tính thuyết phục? - Lí lẽ, bằng chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích. ?- Các bước làm một bài văn lập luận chứng minh? - 4 bước: + Tìm hiểu đề và tìm ý + Lập dàn bài + Viết bài hoàn chỉnh + Đọc và sửa chữa bài viết ?- Dàn bài chung của phép lập luận chứng minh? - Mở bài: Nêu vấn đề cần được chứng minh - Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn - Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Lời văn của phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài) Lưu ý: Giữa các phần và các đoạn văn trong bài nghị luận chứng minh cần có phương tiện liên kết. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ ?- Lựa chọn một trong hai đề văn sau để thực hiện các yêu cầu bên dưới (thuộc bài tập 1; 2; 3) Đề số 1: Dựa vào các bài ca dao đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Ca dao Việt Nam đã biểu hiện đa dạng tình yêu quê hương, đất nước” Đề số 2: Bằng những hiểu biết của mình, hãy chứng minh: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn, nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường” (1)?- Tìm hiểu đề văn (2) ?- Dự kiến các luận điểm, luận cứ để xây dựng dàn ý (3) /- Dựa vào dàn ý, viết bài văn tự luận hoàn chỉnh. (- HS được quyền lựa chọn một trong hai đề để thực hiện - Hình thức: + làm việc cá nhân + Lên bảng trình bày + HS bổ sung, sửa chữa + GV khái quát chung) Gợi ý: (1)- Tìm hiểu đề I. Đề số 1: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước qua ca dao Việt Nam - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Ca dao VN đã học và đọc thêm II. Đề số 2: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Nội dung: Nếu không có ý thức bảo vệ môi trương, đời sống con sẽ bị tổn hại lớn - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Kiến thức thực tế (qua thực tế cuộc sống, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng,...) (2) – Lập dàn ý: I. Đề số 1: Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Nội dung phong phú trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam - Nêu vấn đề: “Ca dao Việt Nam đã biểu hiện đa dạng tình yêu quê hương, đất nước” Thân bài: - Tình yêu quê hương đất nước qua các bài ca dao nói về địa danh phía bắc + Sông Lục Đầu – gợi chiến thắng Vạn Kiếp chốnh quân Nguyên + Sông Thương và núi Tản Viên – gợi truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh + Thành tiên xây xứ Lạng, đền Sòng Thanh Hóa... - Tình yêu quê hương đất nước qua các bài ca dao nói về địa danh miền Trung: + Xứ Huế mộng mơ + Những cánh đồng mênh mông bát ngát miền Trung - Tình yêu quê hương đất nước qua các bài ca dao nói về địa danh Nam bộ: + Đồng Tháp Mười + Cần thơ,... Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề vừa chứng minh - Liên hệ bản thân. II. Đề số 2: (Cách thức hướng dẫn HS tương tự) (3) - (Cho HS về nhà viết bài tập làm văn hoàn chỉnh) Hoạt động 4: Củng cố: GV đánh giá, khái quát chung về nội dung tiết học Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã bổ trợ - Hoàn thiện bài tập số 3 - Chuẩn bị luyện tập: Thờm trạng ngữ cho cõu I. kiến thức cơ bản: 1. Thế nào là chứng minh trong văn nghị luận? - Là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy. 2. Yêu cầu của lí lẽ, dẫn chứng trong phép lập luận chứng minh: - Toàn diện, đầy đủ, chính xác, có chọc lọc và phân tích 3. Các bước làm một bài văn lập luận chứng minh + Tìm hiểu đề và tìm ý + Lập dàn bài + Viết bài hoàn chỉnh + Đọc và sửa chữa bài viết 4. Dàn bài chung (Bảng phụ) Ii. bài tập: 1. Bài 1: Đề số 1: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước qua ca dao Việt Nam - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Các bài ca dao đã học và đọc thêm Đề số 2: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Nội dung: Nếu không có ý thức bảo vệ môi trương, đời sống con sẽ bị tổn hại lớn - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: Kiến thức thực tế 2. Bài 2: (Bảng phụ) 3. Bài 3: (Viết bài văn hoàn chỉnh – VN) Kiểm tra ngày tháng năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan25(tiet 24).doc