Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 26 - Tiết 25: Luyện tập thêm trạng ngữ cho câu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu rõ đặc điểm về ý nghĩa cũng như hình thức của trạng ngữ

 - Nắm chắc công dụng của trạng ngữ

 - Hiểu một số trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện, sử dụng dụng trạng ngữ và tách trạng ngữ thành câu riêng

3. Thái độ: - Sử dụng trạng ngữ có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kỳ II - Tuần 26 - Tiết 25: Luyện tập thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 25: Ngày soạn: 08/02/2011 Ngày dạy: /02/2011 Luyện tập Thêm trạng ngữ cho câu I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ đặc điểm về ý nghĩa cũng như hình thức của trạng ngữ - Nắm chắc công dụng của trạng ngữ - Hiểu một số trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện, sử dụng dụng trạng ngữ và tách trạng ngữ thành câu riêng 3. Thái độ: - Sử dụng trạng ngữ có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung tiết học) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV khái quát chung trạng ngữ à Dẫn dắt vào nội dung bổ trợ. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung cơ bản về việc thêm trạng ngữ cho câu. ?- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì? Lấy VD minh họa! - Xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức,... diễn ra sự việc trong câu + VD: HS tự lấy ?- Vị trí của trạng ngữ trong câu? - Đầu câu/ giữa câu/ cuối câu *Lưu ý: Việc sắp xếp trạng ngữ ở vị trí nào trong câu, cần đảm bảo phù hợp với ngữ cảnh cụ thể ?- Trạng ngữ được ngăn cách như thế nào với nòng cốt câu? - Giữa trạng ngữ và CN-VN thường có một quãng nghĩ ngắn khi nói hoặc ngăn cách bằng dấu phẩy khi viết. ?- Trạng ngữ có những công dụng gì? - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc. ?- Tách trạng ngữ ra thành câu riêng nhằm mục đích gì? Lấy ví dụ! - Để nhấn mạnh ý, chuyển ý - Thể hiện những tình huống, cảm xúc nào đó. +/ VD: (HS tự lấy) ?- Trạng ngữ ở vị trí nào có thể tách ra thành câu riêng? - Cuối câu. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- Tìm trang ngữ! “Tôi yêu mùa đông vì nhiều lẽ. Điều đầu tiên: nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông, mở mắt, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho tôi rồi. Đặc biệt, mẹ thường khoác và cài áo rét cho tôi. Mỗi lần như vậy, mẹ lại âu yếm, ôm đôi vai của tôi và nói: “Con trai của mẹ đã lớn, áo ngắn rồi này”. Khi trời trở lạnh, mẹ hay cho ăn cháo gà vào buổi tối và cảm giác được mẹ đắp chăn bông cho tôi suốt cuộc đời” (HS thực hiện cá nhân à trình bày à chữa) (2)?- Trạng ngữ trong các câu sau biểu thị điều gì? a/ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào. b/ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời. c/ Hôm qua, trên đường đi học, lúc ngang qua đường tàu, tôi thấy nó vụt đi qua. d/ Chúng tôi, đã hai năm rồi, không gặp nhau e/ Tay cầm cặp, nó hớt hải bước vào lớp. (Yêu cầu HS phát hiện à trả lời) a/ ... từ năm chửa mười hai. Khi ấy,... à thời gian b/ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy,... à Cách thức c/ Hôm qua, trên đường đi học, lúc ngang qua đường tàu,... à thời gan – nơi chốn – thời gian d/ đã hai năm rồi,... à thời gian e/ Tay cầm cặp,... à cách thức (3)?- Tìm trạng ngữ và cho biết những trạng ngữ nào không thể tách ra thành câu riêng? a/ Chúng tôi chơi thân với nhau từ hồi học mẫu giáo. b/ Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú,/ và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp. c/ Qua cách nói năng, tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn. d/ Bằng trí thông minh của mình, Thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời. e/ Qua những cử chỉ uể oải của Lan, tôi biết nó không thích công việc ấy. g/ Với từng ấy quyển sách, tôi có thể đọc suốt cả tháng trời mà không xong. (HS suy nghĩ, thực hiện) - Những trạng ngữ không thể tách ra thành câu riêng: (c-d-e-g) (4)?- Viết một đoạn văn (khoảng 6 à 8 câu) trong đó sử dụng ít nhất 4 câu có chứa trạng ngữ (HS viết theo đề tài tự chọn) Hoạt động 4: Củng cố: (5)?- a/ Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai b/ Trạng ngữ không được dùng để làm gì? A. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu B. Chỉ thời gian, nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu D. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã luyện tập - Hoàn thành các bài tập trên lớp và các bài tập trong sách Ngữ văn 7 nâng cao (Tr........) - Chuẩn bị luyện tập viết đoạn văn chứng minh – Kiểm tra 15 phút I. kiến thức cơ bản: 1. Đặc điểm của trạng ngữ: - Về ý nghĩa - Về hình thức 2. Công dụng của trạng ngữ - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc... - Nối kết các câu, các đoạn với nhau 3. Tách trạng ngữ thành câu riêng Ii. bài tập: 1. Bài 1 - nhờ mùa đông (2) - Mỗi buổi sáng mùa đông (3) - Mỗi lần như vậy (5) - Khi trời trở lạnh (6) 2. Bài 2: a/ ... từ năm chửa mười hai. Khi ấy,... à thời gian b/ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy,... à Cách thức c/ Hôm qua, trên đường đi học, lúc ngang qua đường tàu,... à thời gan – nơi chốn – thời gian d/ đã hai năm rồi,... à thời gian e/ Tay cầm cặp,... à cách thức 3. Bài 3: 4. Bài 4: (Viết đoạn văn) a/ Đáp án (B) b/ Đáp án (D) Kiểm tra ngày ..... tháng 02 năm 2011

File đính kèm:

  • docTuan 26 (Tiet 25).doc