Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 12 - Trần Thị Kim Oanh

I-MỤC TIÊU :

Giúp HS :

 1/ Kiến thức: Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ, Biết được thể thơ và chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cản nhận, phân tích thơ tứ tuyệt.

 3/ Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu nước.

II-CHUẨN BỊ :

1/Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.

- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.

- Soạn giáo án,bảng phụ.

2/Chuẩn bị của HS:

- Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV.

- Bảng học của nhóm.

 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)

 - Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.

 -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)

 * Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ. Qua bài thơ em hiểu được gì về con người ông?

 * Trả lời: HS đọc thuộc lòng diễn cảm;

 Vượt lên trên bất hạnh cá nhân bộc lộ khát vọng cao cả: lo cho hạnh phúc của muôn nhà

3/ Giảng bài mới:

 a-Giới thiệu bài:(1’)

 Trong các tiết học trước các em đã được học nhiều bài thơ trong văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng lại được tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. Tuy là thơ hiện đại nhưng hai bài thơ này lại rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ cho đến hình ảnh, tứ thơ và ngôn ngữ. Chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã được trang bị để tìm hiểu hai bài thơ này.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 04/07/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 12 - Trần Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:31/10/ 2008 Tuần: 12 Tiết 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu) Hồ Chí Minh I-MỤC TIÊU : Giúp HS : 1/ Kiến thức: Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ, Biết được thể thơ và chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cản nhận, phân tích thơ tứ tuyệt. 3/ Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu nước. II-CHUẨN BỊ : 1/Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học. - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. - Soạn giáo án,bảng phụ. 2/Chuẩn bị của HS: Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV. Bảng học của nhóm.. III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp: (1’) - Kiểm tra sĩ số, tác phong HS. -Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) * Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ. Qua bài thơ em hiểu được gì về con người ông? * Trả lời: HS đọc thuộc lòng diễn cảm; Vượt lên trên bất hạnh cá nhân bộc lộ khát vọng cao cả: lo cho hạnh phúc của muôn nhà 3/ Giảng bài mới: a-Giới thiệu bài:(1’) Trong các tiết học trước các em đã được học nhiều bài thơ trong văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay chúng lại được tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. Tuy là thơ hiện đại nhưng hai bài thơ này lại rất đậm màu sắc cổ điển, từ thể thơ cho đến hình ảnh, tứ thơ và ngôn ngữ. Chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã được trang bị để tìm hiểu hai bài thơ này. b- Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 5’ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. I-Tìm hiểu chung: Yêu cầu HS đọc chú thích (*) HS đọc. 1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm: s Cho biết một vài nét về tác giả Hồ Chí Minh? 4Hồ Chí Minh (1890-1969): lãnh tụ vĩ đại và là danh nhân văn hoá thế giới, nhà thơ lớn. -Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại và là danh nhân văn hoá thế giới, nhà thơ lớn s Cho biết hoàn cảnh ra đời của 2 bài thơ? 4Được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) -Hai bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) -GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc:cần đọc đúng giọng, ngắt nhịp đúng +BàiCảnh khuya .Câu1:3/4,Câu 2,3: 4/3,Câu 4: 2/5. +Bài Rằm tháng giêng -Phần phiên âm chữ Hán (câu 1,3: 4/3, câu 2,4 : 2/2/2) Phần dịch thơ (câu1,3,:2/2/2,câu 2,4: 2/4/2 ) Gọi HS đọc các chú thích - Chú ý cách đọc và đọc theo yêu cầu của GV(2 HS đọc ) Đọc chú thích1,2,3 2. Đọc và giải nghĩa từ khó: sHai bài thơ được làm theo thể thơ nào? Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể thơ này? (vận dụng những hiểu biết về thể thơ qua những bài thơ Đường) sHai bài khác nhau ở điểm nào? GV cấu trúc bài thơ:Khai-thừa-chuyển -hợp 4Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (tuyệt cú). Bài có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng; Vần được gieo ở tiếng cuối câu 1,2,4 ( xa , hoa, nhà ) (viên, thiên, thuyền) Khác nhau ở chữ viết: Cảnh khuya( chữ Việt ) Rằm tháng giêng(chữ Hán) 3. Thể thơ: Thể thất ngôn tứ tuyệt. +Cảnh khuya( chữ Việt ) +Rằm tháng giêng(chữ Hán) 25’ Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết II.Tìm hiểu chi tiết: A-CẢNH KHUYA - Gọi HS đọc hai câu thơ đầu - Đọc 2 câu thơ đầu. 1. Hai câu thơ đầu (Böùc tranh caûnh khuya trong thô) s Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ đầu ,nét độc đáo trong biện pháp nghệ thuật này và tác dụng? sEm thử đọc những câu thơ khác tả tiếng suối ? 4So sánh. Cách so sánh đặc sắc, mới lạ khi HCM đem tiếng suối ví với “tiếng hát xa”.-> Làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung. 4Cá nhân phát hiện phát biểu: -Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. ( Nguyễn Trãi ) -Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền (Thế Lữ) -Tiếng suốI như tiếng hát (so sánh)->Làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung. s Cảnh trăng trong bài thơ này được miêu tả bằng những hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào? Với những hình ảnh miêu tả đó, bức tranh đêm trăng hiện lên như thế nào? -Giaûi thích taùc duïng cuûa ñieäp töø “ loàng” sSo vôùi caâu thô ñaàu,taùc giaû veõ laïi moät veû ñeïp khaùc.Ñoù laø veû ñeïp gì? sGV neâu vaán ñeà: trong thô Baùc thieân nhieân khoâng taùch khoûi con ngöôøi maø hoaø hôïp vôùi con ngöôøi. Con ngöôøi trong thô Baùc vöøa laø con ngöôøi say ñaém TN, vöøa laø con ngöôøi lo toan vôùi coâng vieäc CM. Lôøi thô naøo dieãn taû ñieàu naøy? sCâu 3 có gì đặc biệt? Nó đóng vai trò gì trong bài thơ? 4“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” +Ñieäp töø “loàng” ñöôïc söû duïng thaät hay.Bởi noù khieán cho böùc tranh ñeâm traêng röøng khuya không chỉ có tầng lớp cao-thấp, sáng-tối hoà hợp quấn quýt maø coøn taïo ra veû ñeïp lung linh, huyeàn aûo, choã ñaäm , choã nhaït:boùng laù, boùng caây, boùng traêng in vaøo khoùm hoa, in leân maët ñaát thaønh nhöõng boâng hoa traêng deät theâu nhö gaám. 4Neáu caâu 1 laø veû ñeïp cuûa aâm thanh (thi trung höõuù nhaïc) thì caâu 2 laø veû ñeïp hình aûnh (thi trung höõu hoaï) 4 Đọc hai câu thơ : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 4Chuyển ý: nửa trước của câu khái quát lại vẻ đẹp,nửa sau khép lại bằng ngữ “chưa ngủ”.Ngữ này nhắc lại ở câu 4(điệp ngữ vắt dòng-bắc cầu ) chuyển hẳn sang hướng mới,tự nhiên bất ngờ . -Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (điệp ngữ)->Bức tranh đêm trăng rừng khuya có veû ñeïp lung linh, huyeàn aûo:boùng laù, boùng caây, boùng traêng in vaøo khoùm hoa, in leân maët ñaát thaønh nhöõng boâng hoa traêng deät theâu nhö gaám. 2. Hai caâu thơ cuối (Tâm trạng nhà thơ) -Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà s Trước cảnh đêm trăng đẹp tác giả có biểu hiện gì? Biểu hiện đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 4“chưa ngủ” -> say mê, rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên và lo nghĩ đến vận mệnh đất nước. s Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ cuối bài “Cảnh khuya”, tác dụng? sĐến đây ,có thể cảm nhận từ bài thơ “cảnh khuya” có ý nghĩa phản ánh và biểu hiện nào? GV bài thơ “Rằm tháng giêng” có nhiều nét tương đồng với nhiều câu thơ cổ Trung Quốc, đặt biệt là thơ Đường như: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong Phong kiều dạ bạc của Trương Kế hay “Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc” trong Đàng vương các của Vương Bột. Vận dụng nhiều chất liệu cổ thi thế nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của HCM. 4Điệp ngữ “chưa ngủ” là bản lề mở ra hai phía tâm trạng một con người: say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong con người của vị lãnh tụ Hồ Chí Mình. 4-Miêu tả vẻ đẹp của đêm khuya Việt Bắc; -Biểu hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh. ->(Điệp ngữ vắt dòng-bắc cầu )là bản lề khép mở ra hai phía tâm trạng một con người: say mê thiên nhiên và nỗi lo việc nước, thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong con người của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. =>-Miêu tả vẻ đẹp của đêm khuya Việt Bắc -Biểu hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh B.RẰM THÁNG GIÊNG. - Gọi HS đọc hai câu thơ đầu s Những hình ảnh không gian nào được miêu tả trong hai câu đầu bài thơ “Rằm tháng giêng”? - Đọc 2 câu thơ dầu 4Bầu trời cao rộng trong trẻo, ánh trăng toả khắp đất trời. Con sông mặt nước tiếp liền với bầu trời. 1.Hai câu thơ đầu: Rằm xuân ..soi Sông xuânxuân s Cảm nhận về không gian được mở ra trong trong hai câu đầu? s Giữa đêm trăng lồng lộng ấy xuất hình ảnh con thuyền chở kháng chiến.Hãy tìm lời thơ tạo hình ảnh này? 4Cao rộng,mênh mông, không giới hạn, tràn đầy sức xuân. 4Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ->Không gian cao rộng, mênh mông, không giới hạn,tràn đầy sức xuân 2.Hai câu thơ cuối: Giữa dòng..quân Khuya về.thuyền s Đặt trong đề tài kháng chiến của Bác,em hiểu như thế nào về chi tiết thơ “bàn việc quân”?Gợi không khí gì? sCâu thơ “ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”gợi cho em hình dung một cảnh tượng như thế nào? 4Gợi không khí thời đại,hội họp bàn công việc kháng chiến chống Pháp lúc này rất khẩn trương.Bàn về việc sinh tử của đất nước. 4Con thuyền chở cả trăng và người kháng chiến đang lướt nhanh trên sông trăng-> Hình ảnh con người hoà hợp gắn bó với thiên nhiên ->Gợi không khí thời đại,hội họp bàn bạc việc nước.Hình ảnh con người hoà hợp gắn bó với thiên nhiên s Bài thơ ra đời trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến đấy khó khăn gian khổ thế nhưng ánh trăng đã tràn vào trong thơ của người như thế, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn và phong thái của tác giả? 4-Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu nước. -Phong thái ung dung, lạc quan =>Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên,yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan 5’ Hoạt động 3: Tổng kết III-Tổng kết: s Hai bài thơ đều tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhận xét của em về nét đẹp riêng ở hai bài?Nét chung của hai bài thơ là gì? s Qua hai bài thơ, em hiểu được điều gì về con người của Bác? 4 Nét riêng:Một bài tả cảnh trăng rừng lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành bức tranh nhiều tầng; Một bài tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước, có không gian bát ngát tràn đầy sức xuân. Nét chung:Cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc;Tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ-vị lãnh tụ;Thể thơ;Trong thơ có nhạc,hoạ riêng 4Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm,lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. -Hai bài thơ đều tả cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc. -Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 2’ Hoạt động 4:Củng cố. -Gọi HS đọc lại hai bài thơ và nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của hai bài thơ sEm nào có thể đọc thuộc lòng hai bài thơ? -Đọc lại hai bài thơ - Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của hai bài thơ(theo ghi nhớ ) 4Bài Rằm tháng giêng chỉ đọc phần dịch thơ 4/ Hướng dẫn về nhà: ( 1’) *Bài cũ: - Học thuộc lòng hai bài thơ. - Nắm được cảnh thiên nhiên và con người của Bác trong thơ Bác. *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Kiểm tra tiếng Việt Học ôn phần tiếng Việt từ bài 1 đến bài 11 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn:03/11/ 2008 Tuần: 12 Tiết 46: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ : 1/ Kiến thức: Giúp HS :Thực hành được với những kiến thức đã học qua. 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng thể hiện khả năng diễn đạt,biết tổng hợp những nội dung đã học qua. 3/ Thái độ: Giáo dục HS tính tự giác,suy nghĩ và nghiêm túc làm bài trong kiểm tra,thi cử. II-ĐỀ KIỂM TRA: A-TRẮC NGHIỆM: ( 4đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3đ) 1/ Từ nào là từ ghép ? a. Sạch sành sanh b. Quanh quanh c. Li ti d. Sơn sửa 2/ Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ “ Chó biển ”? a. Hải lí b. Hải cẩu c.Hải đăng d. Hải lưu 3/ Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “ dũng cảm ”? a. Hèn nhát b. Cảm tử c. Anh dũng d. Hiên ngang 4/ Từ Hán Việt không có sắc thái nào trong các sắc thái sau ? a. Sắc thái trang trọng,thể hiện sự tôn kính b. Sắc thái tao nhã,tránh gây cảm giác thô tục c. Sắc thái suồng sã, thể hiện sự thân mật d.Sắc thái cổ,phù hợp với không khí xã hội xưa 5/ Trong những câu sau,câu nào dùng sai quan hệ từ ? a. Tôi với nó cùng chơi b. Trời mưa to và tôi vẫn đến trường c. Nó cũng ham đọc sách như tôi d. Giá hôm nay trời không mưa thì thật tốt 6/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “ Người mẹ vuốt tóc tôi và /../dắt tay em gái”để có một câu hoàn chỉnh và đúng nghĩa ? a. Nhẹ nhõm b. Nhẹ nhàng c. Nhè nhẹ d. Nhí nhảnh 7/ Sửa lại các câu sau cho đúng ? ( 1đ) a. Qua việc thảo luận nhóm cho ta thấy còn một số bài tập được giải chưa đúng. .. b. Nhờ cố gắng học tập nhưng nó đạt thành tích chưa cao B - TỰ LUẬN: ( 6đ ). 1/ Từ đồng nghĩa là gì ? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ? ( 2đ ) 2/ Em hãy tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của hai từ này.Đặt câu với mỗi từ đó.(2đ) 3/ Chọn một trong hai chủ đề sau, viết một đoạn văn biểu cảm, trong đó có sử dụng: từ đồng âm,từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ( 2đ ) Cảm nghĩ về đồ chơi tuổi ấu thơ Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “ người lái đò ”đưa thế hệ trẻ “ cập bến ”tương lai. III-.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A-TRẮC NGHIỆM: ( 4đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (3đ - mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án d b a c b b Câu 7: Mỗi câu sửa đúng 0,5đ a. Việc thảo luận nhóm cho ta thấy còn một số bài tập được giải chưa đúng. b. Tuy cố gắng học tập nhưng nó đạt thành tích chưa cao. B- TỰ LUẬN: ( 6đ ). 1/ - Nêu đúng định nghĩa ( 1đ ). - Nêu đúng các loại từ đồng nghĩa và đặt hai câu cho mỗi loại (1đ). 2/ - Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của hai từ này (1đ ) - Đặt câu với mỗi từ trên (1đ ). 3/ Yêu cầu: Viết dúng kiểu bài; nội dung phù hợp với yêu cầu; có sử dụng các từ đồng âm ,từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa trong bài viết tự nhiên , hợp lý phát huy hiệu quả của từ; diễn đạt trôi chảy mạch lạc, không sai lỗi chính tả,ngữ pháp; chữ viết rõ ràng sạch đẹp ( 2đ ). IV/ KẾT QUẢ KIỂM TRA K.Lôùp S.Soá 0 - döôùi 2 2 - döôùi 3,5 3,5 - döôùi 5,0 5,0-döôùi 6,5 6,5-döôùi 8,0 8,0-10,0 TB trôû leân Ghi chuù SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7A3 44 7A4 46 7A5 45 V- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn:03/11/ 08 Tuần: 12 Tiết 47: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I-MỤC TIÊU : Giúp HS: 1/ Kiến thức:Biết tự đánh giá bài viết của mình sau khi đã viết bài và tự tìm hiểu thêm ở nhà. 2/ Kĩ năng:Tự sửa chữa các lỗi trong bài viết và rút kinh nghiệm cho bài làm sau. 3/Thái độ: Tạo cho HS có ý thức phải đọc lại bài để biết lỗi tự sửa. II-CHUẨN BỊ: 1/Chuẩn bị của GV: - Giáo án, bài đã chấm ghi lại những lỗi cần sửa cho hs. 2/Chuẩn bị của HS: Đọc những câu hỏi nêu trong bài(sgk-tr 137). III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp: (1’) - Kiểm tra sĩ số,tác phong HS. 2/ Kiểm tra bài cũ: Không 3/ Bài mới: a- Giới thiệu bài (1’ ): Điểm số đối với bài làm là quan trọng vì nó thể hiện kết quả cụ thể, tổng hợp năng lực, kiến thức, kĩ năng của học sinh. Nhưng quan trọng hơn, đó là sự nhận thức, tự nhận thức ra các lỗi ưu, nhược điểm về các mặt trong bài viết của mình và tìm cách sửa chữa nó b- Tiến hành trả bài : (41’ ) Hoạt động 1 : Trả bài. Giáo viên phát bài cho HS, hướng dẫn HS đọc lại bài viết của mình. Hoạt động 2 :-GV yêu cầu HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu đề -Hướng dẫn HS lập dàn ý . Đề bài : Loài cây em yêu. Lập dàn ý 1.Phần mở bài : Phải nêu đượcloài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó. 2.Phần thân bài: Phải trình bày được các ý: -Miêu tả các đặc điểm gợi cảm của loài cây. -Hiểu biết của em về loài cây đó trong cuộc sống của con người. -Nêu sự có mặt của loài cây ấy trong cuộc sống của em. 3.Phần kết bài: Phải nêu được tình cảm của em đối với loài cây em Hoạt động 3 : Nhận xét cụ thể . * Ưu điểm : hầu hết HS nắm được yêu cầu của đề, trình bày tương đối rõ ràng, có đầu tư; một số bài viết khá, cảm xúc tự nhiên, trong sáng, chữ viết sạch, đẹp. * Nhược điểm: còn một số em chưa có sự đầu tư vào bài làm về nội dung lẫn hình thức nên chất lượng bài chưa cao; một số bài trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, diến đạt còn hạn chế; nội dung bàu làm thiếu ý ; bố cục chưa rõ ràng, có bài đi chưa đúng yêu cầu đề Hoạt động 4 : Sửa bài . - Trước khi sửa bài, GV chọn một bài viết tốt và viết yếu đọc trước lớp để HS rút kinh nghiệm. - Hướng dẫn HS sửa bài về một số lỗi cụ thể : + Nội dung. + Cách tả + Hình thức + Diến đạt + Bố cục + Chính tả + Cách trình bày + Dấu câu + Cách dùng từ, đặt câu + Chữ viết Hoạt động 5 : Thống kê kết quả K.Lôùp S.Soá 0 - döôùi 2 2 - döôùi 3,5 3,5 - döôùi 5,0 5,0-döôùi 6,5 6,5-döôùi 8,0 8,0-10,0 TB trôû leân Ghi chuù SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7A3 44 0 0.0 1 2.3 4 9.1 28 63.6 10 22.7 1 2.3 39 88.6 7A4 46 0 0.0 3 6.5 9 19.6 22 47.8 11 23.9 1 2.2 34 73.9 7A5 45 0 0.0 6 13.3 2 4.4 20 44.4 17 37.8 0 0.0 37 82.2 4/ Hướng dẫn học tập: (2’) * Bài cũ: - Về nhà đọc lại bài viết và tự hoàn chỉnh lại bài viết theo đánh giá và sửa chữa của GV. - Đọc lại lý thuyết về kiểu bài này * Bài mới : Chuẩn bị bài : Thành ngữ. + Đọc; Trả lời các câu hỏi SGK. +Tìm hiểu khái niệm và việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Ngày soạn: 05/11/08 Tuần: 12 Tiết: 48 THÀNH NGỮ I-MỤC TIÊU : Giúp HS : 1/ Kiến thức:Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ; Tăng thêm vốn thành ngữ. 2/ Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng nhận biết và vận dụng thành ngữ. 3/Thái độ: Có ý thức sử dụng thành ngữ khi giao tiếp. II-CHUẨN BỊ : 1/Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học. - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. - Soạn giáo án,bảng phụ. 2/Chuẩn bị của HS: Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK, theo hướng dẫn của GV. Bảng học của nhóm.. III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp: (1’) - Kiểm tra sĩ số,tác phong HS. 2/ Kiểm tra bài cũ:(5’) *Câu hỏi: -Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. - Để tránh hỉểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra,em cần chú ý đến điều gì khi giao tiếp? *Trả lời: -Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.VD: Ruồi đậu mâm xôi đậu; Kiến bò đĩa thịt bò -Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng từ đồng âm 3/ Bài mới: a-Giới thiệu bài mới: (1’) Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên không cố ý nhưng nó đã tạo ra một hiệu quả giao tiếp tốt: đó là sự sinh động gây ấn tượng nơi người nghe, người đọc. Vậy thành ngữ là gì? Cách sử dụng nó. Tiết học này ta cùng tìm hiểu. b- Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 13’ Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm thành ngữ. I-Thế nào là thành ngữ? GV treo bảng phụ ghi vd phần (I) Gọi HS đọc Quan sát bảng phụ Đọc vd 1.Bài tập tìm hiểu: s Có thể thay thế, thêm một vài chữ trong cụm từ này được không? Vì sao? sCó thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không? Vì sao? sTừ nhận xét trên ,em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “ Lên thác xuống ghềnh”? s Giải thích nghĩa các cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”và “Nhanh như cắt” 4Không. Vì như thế nghĩa của cụm từ sẽ thay đổi. 4Không thể hoán đổi được,vì đây là trật tự cố định. 4Chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa 4-Gian nan, vất vả, khổ cực. --Hành động mau lẹ,rất nhanh, chính xác 1.1/ Tìm hiểu cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” -Không thể thay ,thêm các từ trong cụm từ được. Vì như thế nghĩa của cụm từ sẽ thay đổi. -Không thể hoán đổi vị trí của các từ trong cụm từ được,vì đây là trật tự cố định 1.2/ Giải thích nghĩa: “Lên thác xuống ghềnh”: Gian nan, vất vả, khổ cực. -“Nhanh như cắt”:Hành động mau lẹ,rất nhanh, chính xác s Từ đó em có kết luận gì về cấu tạo và ý nghĩa của cụm Lên thác xuống ghềnh? 4Cấu tạo cố định, ý nghĩa hoàn chỉnh. s Những cụm từ như vậy gọi là thành ngữ. Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. =>Thành ngữ GV: Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể biến đổi nhất định như: chấu chấu đá xe-> chấu chấu đấu voi; Sống để bụng chết mang theo-> Sống để dạ chết mang theo hay Sống để bụng chết chôn theo s Hãy tìm một số thành ngữ ? 4Bới bèo ra bọ, ruột để ngoài da, mắt nhắm mắt mở GV treo bảng phụ ghi 2 nhóm: Nhóm 1: Tham sống sợ chết(1), bùn lầy nước đọng(2), năm châu bốn bể(3), mẹ goá con côi(4)mưa to gió lớn(5). Quan sát bảng phụ,tìm hiểu nghĩa các thành ngữ 4hèn nhát(1); lầy lội, ẩm thấp, bẩn thỉu(2); rộng lớn(3) ; sự đơn chiếc(4); thời tiết mưa bão(5) . Nhóm 2: Nhắm mắt xuôi tay(6), đè đầu cưỡi cổ(7), lên voi xuống chó(8), lòng lang dạ thú(9), đi guốc trong bụng(10). s Ý nghĩa các thành ngữ trên? 4Chết(6); chỉ sức mạnh ức hiếp kẻ khác yếu hơn(7); thời vận thay đổi, lúc hiển vinh lúc thất thế(8); độc ác, tàn bạo(9); hiểu rõ ý định, tâm can người khác(10). s Cách hiểu nghĩa hai nhóm này có gì khác nhau? 4Nhóm 1 hiểu trực tiếp từ những yếu tố cấu tạo nên thành ngữ (nghĩa đen). Nhóm 2 không thể hiểu trực tiếp mà từ nghĩa bề mặt mới hiểu nghĩa hàm ẩn qua phép chuyển nghĩa. s Hãy phân tích cách hiểu nghĩa một thành ngữ ở nhóm 2? 4Voi: con vật tượng trưng cho sự to lớn, quyền uy; Chó: con vật tầm thường; lên><xuống: sa sút. Từ đó ta hiểu được thành ngữ này nghĩa là thời vận thay đổi, lúc hiển vinh lúc thất thế. s Như vậy phép chuyển nghĩa đó là gì? 4An dụ. s Phép chuyển nghĩa trong các thành ngữ còn lại? 4Hoán dụ, nói quá s Như vậy em có kết luận gì cho nghĩa của thành ngữ ? - Gọi HS đọc ghi nhớ 1 4Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. - Đọc ghi nhớ 1 2/Ghi nhớ 1: (SGK/144) 10’ Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp. II- Sử dụng thành ngữ: -GV treo bảng phụ ghi ví dụ mục (II) và câu Lá lành đùm lá rách là truyền thống quí báu của dân tộc ta -Gọi HS đọc vd -Quan sát trên bảng phụ -Đọc vd 1.Bài tập tìm hiểu: s Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong câu? s Vậy thành ngữ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? 4Lá lành đùm lá rách :chủ ngữ ; Bảy nổi ba chìm: vị ngữ.; Tắt lửa tối đèn: phụ ngữ cho danh từ “khi”. 4Thành ngữ có thể làm chủ ngữ,vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ, -Lá lành đùm lá rách (chủ ngữ ) -Bảy nổi ba chìm(vị ngữ) -Tắt lửa tối đèn (phụ ngữ cho danh từ “khi”) s Giải nghĩa thành ngữ trên? 4Đùm bọc,che chở ;Long đong, phiêu bạt; Lúc khó khăn hoạn nạn. s Thay bảy nổi ba chìm bằng: long đong, phiêu bạt; thay tắt lửa tối đèn bằng lúc khó khăn hoạn nạn;thayLá lành đùm lá rách bằng đùm bọc,che chở. Câu văn lúc này có gì thay đổi? 4Mất đi tính hình tượng, biểu cảm và dài dòng. s Như vậy sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2 4Câu dùng thành ngữ diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. -Đọc ghi nhớ 2 =>Câu dùng thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm. 2/Ghi nhớ 2: (SGK/144) 12’ Hoạt động 3 :Luyện tập. III- Luyện tập: Bài1: Xác định thành ngữ và giải thích. - Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1, - Đọc và xác định yêu cầu BT1 a -Sơn hào hải vị: những món ăn ngon,lạ và sang trọng -Giao việc cho các nhóm tổ 1: nhóm 1: câu 1a, nhóm 2: câu 1b, nhóm 3: câu 1c - Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 -Giao việc cho các nhóm tổ 2: kể “Con Rồng cháu Tiên” để thấy rõ lai lịch thành ngữ này. Nhóm tổ 3: kể “ Ếch ngồi đáy giếng” Nhóm tổ 3: kể “ Thầy bói xem voi” -Nhóm tổ thực hiện BT1 a-Sơn hào hải vị -Nem công chả phượng b- Khoẻ như voi -Tứ cố vô thân c-Da mồi tóc sương -Đọc và xác định yêu cầu BT2 -Nhóm tổ thực hiện BT2 -Nem công chả phượng: những món ăn ngon, quý và hiếm. b-Khoẻ như voi: rất khỏe -Tứ cố vô thân: chẳng có ai thân thuộc, cô độc. c- Da mồi tóc sương (chỉ người đã về già) :tóc đã bạc,da có những lốm đốm chấm nâu nhạt như đồi mồi. Bài 2: Kể truyện để hiểu thành ngữ “Con Rồng cháu Tiên” “ Ếch ngồi đáy giếng” “ Thầy bói xem voi” - Yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc thực hiện BT3. -Thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV Bài 3: Điền thêm yếu tố để tạo thành thành ngữ : Lời ăn tiếng nói; Một nắng hai sương; Ngày lành tháng tốt; No cơm ấm áo; Bách chiến bách thắng; Sinh cơ lập nghiệp. s Tìm thêm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải thích? 4-Khôn nhà dại chợ -Đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại -Cùng hội cùng thuyền -Nhà cao cửa rộng -Nghèo rớt mồng tơi:nghèo đến mức không có một thứ gì cả kể cả cái vành tơi đội mưa -Mẹ tròn con vuông:trọn vẹn,tốt đẹp,suôn sẻ -Chó ngáp phải ruồi:may mắn, vớ bở, vớ bẫm Bài 4: Một số thành ngữ khác: -Khôn nhà dại chợ: trong nhà thì khôn ngoan, ra ngoài xã hội thì ngớ ngẩn. -Đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại: không nên ghét bỏ người biết hối cải; -Cùng hội cùng thuyền người cùng hoàn cảnh 2’ Hoạt động 4:Củng cố. Yêu cầu HS đọc lại 2 ghi nhớ để khắc sâu kiến thức bài học HS đọc lại 2 ghi nhớ để khắc sâu kiến thức bài học 4/ Hướng dẫn về nhà: ( 1’) *Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở. - Học định nghĩa thành ngữ , cách sử dụng thành ngữ . *Bài mới: Chuẩn bị cho bài:Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học +Đọc; Trả lời các câu hỏi sgk. +Tự tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_12_tran_thi_kim_oanh.doc